Bệnh răng miệng là bệnh lý thường xảy ra với tỷ lệ cao và không ngoại trừ bất kể đối tượng nào. Trong đó phổ biến nhất phải kể tới là bệnh sâu răng. Vậy thực tế sâu răng là gì? Nguyên nhân nào gây sâu răng? Hay khi bị sâu răng thì phải làm sao? Ngay bây giờ bạn hãy tìm hiểu chi tiết qua góc giải đáp của chúng tôi sau đây.
Sâu răng là gì?
Sâu răng là bệnh răng miệng thường gặp. Mọi người đều có thể bị bệnh sâu răng. Kể cả bao gồm trẻ sơ sinh. Tuy nhiên theo những thống kê cho thấy trẻ em là đối tượng thường bị sâu răng nhiều nhất.
Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do sự tấn công của vi khuẩn gây hại
Sâu răng có thể hiểu theo cách đơn giản là tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn hình thành trong khoang miệng tấn công cấu trúc răng. Trong đó những biểu hiện đầu tiên của bệnh sâu răng là có sự xuất hiện của các đốm trắng. Tiếp đến nếu không điều trị thì những tổn thương sẽ rõ rệt và phức tạp hơn.
Cụ thể, theo thời gian trên bề mặt răng sẽ xuất hiện lỗ sâu li ti có màu nâu hoặc đen. Ở giai đoạn này bạn thường sẽ có cảm giác ê buốt hay hơi đau nhức khi ăn uống đồ quá nóng hay quá lạnh. Sau đó sâu răng sẽ tiếp tục tấn công răng và xâm lấn vào bên trong. Có thể sâu răng sẽ tấn công ngà răng, tủy răng. Từ đó gây ra những cơn đau liên tục, dữ dội. Kèm theo đó quan sát răng miệng bạn sẽ thấy có những lỗ hổng sâu lớn.
Đặc biệt nếu bạn không biết sâu răng thì phải làm sao dẫn đến bệnh kéo dài đến những giai đoạn sau cùng sẽ bị viêm tủy. Lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với cơn đau mạnh, liên tục. Hơn hết bạn không thể ăn uống. Cộng thêm đó có thể là biểu hiện bị sưng mặt hay bị sốt.
Nguyên nhân gây sâu răng
Vi khuẩn là nhân tố tấn công, phá vỡ cấu trúc răng và gây ra bệnh sâu răng. Trong đó có rất nhiều nguyên nhân khiến vi khuẩn hình thành và xâm lấn, tấn công răng miệng của bạn. Tuy nhiên nhìn chung những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng có thể liệt kê bao gồm như sau:
Sâu răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên
- Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Theo đó, khi bạn không vệ sinh răng miệng sạch đồng nghĩa có sự tồn tại của mảng bám thức ăn trong khoang miệng. Chính mảng bám tích tụ sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây hại cho răng hình thành. Từ đó dẫn đến mòn men răng và sâu răng. Cụ thể những sai lầm có thể khiến khoang miệng của bạn không sạch sẽ như là:
- Bạn không vệ sinh răng miệng
- Bạn vệ sinh răng miệng sai cách
- Bạn không sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng, kẽ nướu
- …
- Ăn uống không khoa học
- Ăn nhiều kẹo Socola
- Ăn nhiều đường sữa
- Uống nước có ga
- Hút thuốc lá
- …
- Răng bị khiếm khuyết dẫn đến kết cấu không đảm bảo
- ….
Sâu răng có chữa được không?
Khi bị sâu răng thì nhiều người lo lắng không biết sâu răng có chữa được không. Song ở đây bạn có thể ghi nhớ sâu răng bản chất là bệnh khoang miệng phổ biến. Bệnh sâu răng hoàn toàn có thể chữa trị nếu bạn kịp thời nắm bắt sâu răng thì phải làm sao.
Sâu răng có thể chữa trị đơn giản nếu tình trạng chưa ở mức nghiêm trọng
Cụ thể khi có các biểu hiện của bệnh sâu răng bạn không nên chần chừ. Thay vào đó bạn cần đưa ra biện pháp xử lý, khắc phục sâu răng. Như vậy nếu trường hợp sâu răng còn ở mức nhẹ thì bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị sâu răng dứt điểm. Chẳng hạn như răng sâu mới chớm hay răng sâu xuất hiện lỗ. Kể cả trường hợp răng sâu khiến tủy răng bị viêm cũng có biện pháp chữa trị hiệu quả.
Tuy nhiên một khi sâu răng chuyển biến sang giai đoạn nặng thì không còn có thể chữa trị được nữa. Lúc này bạn buộc phải đối mặt với quá trình tiểu phẫu nhổ bỏ răng sâu.
Vậy nên nhìn chung có thể kết luận sâu răng chữa được hay không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Theo đó, bác sĩ nha khoa sẽ là những người thông báo cho bạn biết liệu sâu răng có điều trị được hay không. Vì thế bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ để được áp dụng phương pháp điều trị kịp thời.
Sâu răng thì phải làm sao? – Cách điều trị hiệu quả
Khi bị sâu răng bạn không nên quá lo lắng. Thay vào đó bạn hãy bình tĩnh xử lý để hạn chế cơn đau và chữa sâu răng triệt để. Vậy cụ thể khi bị sâu răng thì phải làm sao? Bạn hãy tham khảo như sau.
Sâu răng thì phải làm sao?
Cách xử lý sâu răng tức thời
Đầu tiên khi bị đau nhức, khó chịu do sâu răng gây nên bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà. Phần đông các cách xử lý tại nhà chỉ mang tính chất tức thời với tác dụng giảm đau nhức. Vì thế bạn có thể sử dụng để cảm thấy dễ chịu hơn trước khi tìm cách điều trị sâu răng triệt để. Ở đây có một số cách bạn có sử dụng nha là:
Dùng nước muối
Muối ăn được ghi nhận với nhiều công dụng. Trong đó có thể kể tới là khả năng giảm đau, ê buốt răng. Vậy nên khi bị sâu răng thì ngay tại nhà bạn có thể pha nước muối để súc miệng giúp giảm đau.
Rất đơn giản! Bạn hãy lấy 2 -3 muỗng cafe muối rồi cho vào ly. Tiếp tục, bạn cho ít nước ấm vào lý và khuấy đều. Sau đó bạn dùng nước muối súc miệng. Bạn nhớ ngậm nước muối trong miệng khoảng 15 phút để mang lại hiệu quả.
Nước oxy già 3%
Dùng nước oxy già để khắc phục tình trạng sâu răng tại nhà nghe có vẻ không hợp lý. Tuy nhiên thực tế hiệu quả giảm đau nhức răng của nước oxy già đã được kiểm chứng. Nguyên nhân là do nước oxy già có khả năng diệt khuẩn.
Song bạn lưu ý cần khạc nhổ nước oxy già sau khi súc miệng. Tuyệt đối không được nuốt. Đặc biệt bạn cần súc miệng lại bằng nước sạch khoảng 3 – 4 lần nữa.
Ngậm giấm
Sâu răng thì phải làm sao? Một giải pháp xử lý tức thì khác bạn có thể tham khảo áp dụng là ngậm giấm. Bởi vì giấm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
Bạn có thể ngậm giấm để làm giảm cơn đau tức thì do sâu răng gây ra
Theo đó, bạn có thể súc miệng bằng giấm. Hoặc nếu trên răng xuất hiện lỗ sâu bạn có thể dùng bông thấm giấm để nhét vào. Một lúc sau bạn sẽ thấy cơn đau răng giảm đi đáng kể.
Sử dụng tỏi
Tỏi có tính kháng viêm, sát trùng. Vì thế khi bị đau răng do sâu răng bạn có thể nghĩ ngay đến việc sử dụng tỏi. Chỉ cần bạn lấy tép tỏi làm nhuyễn cùng ít muối. Sau đó bạn vắt lấy nước tỏi để thấm vào tăm bông nhét vào lỗ sâu. Khi đó bạn sẽ thấy cơn đau răng sẽ giảm ngay lập tức.
Sử dụng lá ổi + muối
Đây là cách làm giảm đau răng được truyền trong dân gian và được nhiều người áp dụng. Nguyên nhân là do lá ổi chứa chất kháng viêm, chống khuẩn kết hợp muối càng tăng thêm phần hiệu quả. Nhờ vậy để giảm đau răng tại nhà bạn có thể sử dụng lá ổi và muối trắng.
Cụ thể, bạn cần có một ít lá ổi non. Sau đó bạn đem lá ổi giã nát cùng ít muối. Rồi lấy nước thấm tăm bông để nhét vào lỗ sâu răng như dùng tỏi. Hoặc cách khác, bạn cho lá ổi vào miệng và nhai cùng muối.
Uống thuốc giảm đau
Khi bị sâu răng thì phải làm sao? Một giải pháp được nhiều người thường chọn là uống thuốc tây giảm đau. Dĩ nhiên đây cũng là một cách hiệu quả giúp bạn giảm đau tức thời. Nhất là so với các cách trên thì việc uống thuốc giảm đau sẽ mang đến tác dụng cao hơn.
Uống thuốc giảm đau giúp giảm nhanh triệu chứng đau răng nhức óc do sâu răng gây ra
Tuy nhiên bạn lưu ý xác định chính xác sâu răng uống thuốc gì. Theo đó tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid. Đặc biệt bạn không nên lạm dụng thuốc. Bởi vì thuốc giảm đau khi sử dụng nhiều sẽ khiến cơ thể bạn gặp một số phản ứng, tác dụng phụ không mong muốn.
Cách điều trị sâu răng triệt để
Sau khi bạn đưa ra giải pháp xử lý tức thời giúp giảm đau răng thành công thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện, phòng khám. Khi đó bạn sẽ được bác sĩ khám lâm sàng cũng như thực hiện chụp X-quang hay xét nghiệm. Tiếp tục, bác sĩ sẽ xác định tình trạng sâu răng của bạn đang ở giai đoạn nào. Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra cách điều trị sâu răng triệt để dựa trên kết quả thăm khám. Cụ thể, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một trong các cách điều trị như sau.
Trám răng
Để điều trị răng sâu thì giải pháp trám răng thường được bác sĩ đưa ra. Giải pháp này sẽ giúp lấp đầy lỗ sâu răng được tạo ra. Từ đó phục hồi răng hoàn chỉnh giúp bạn có hàm răng đẹp, chức năng ăn nhai tốt.
Đặc biệt hiện nay có nhiều chất liệu trám răng khác nhau. Vì thế dựa trên sự tư vấn của bác sĩ và lựa chọn của bạn thì vật liệu trám răng sẽ được thống nhất trước khi hàn trám răng. Chẳng hạn như:
Sâu răng cũng có thể điều trị triệt để bằng cách trám răng theo chỉ định của bác sĩ
- Trám răng bằng Composite
- Trám răng bằng Amalgam
- Trám răng Inlay/Onlay vật liệu sứ
- Trám răng bằng vàng
- ….
Theo đó mỗi loại chất liệu trám răng sẽ có độ bền riêng. Cùng với đó chi phí trám răng cũng có sự chênh lệch. Song bạn có thể tin rằng trám răng là một phương pháp nha khoa đơn giản nhất để điều trị sâu răng. Chỉ cần bạn trải qua quy trình trám răng chuẩn kỹ thuật sẽ trị sâu răng triệt để.
Tuy nhiên thông thường trám răng không phù hợp với tất cả trường hợp răng sâu. Thay vào đó trên thực tế bác sĩ sẽ thường chỉ định trám răng trong trường hợp răng bị sâu nhẹ. Lỗ sâu được hình thành trên răng không lớn.
Bọc răng sứ thẩm mỹ
Sâu răng thì phải làm sao? Câu trả lời là tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ. Đây là một phương án khác sẽ được bác sĩ chỉ định trong điều trị sâu răng ngoài việc trám răng. Cụ thể phương án này được áp dụng trong trường hợp bạn bị sâu răng với các lỗ lớn, rộng. Cộng thêm đó, bạn còn thuộc đối tượng có đặc điểm chân răng yếu. Quan trọng hơn là tình trạng sâu răng của bạn chưa bị ảnh hưởng tới phần tủy răng.
Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và chỉ định bọc sứ răng thẩm mỹ để điều trị sâu răng. Theo đó, quy trình bọc sứ sẽ diễn ra nhanh chóng giúp bạn phục hình răng tối đa. Đồng thời bảo vệ chân răng, tủy răng không bị các tác động. Chi tiết quy trình bọc răng sứ cơ bản gồm các bước:
Sâu răng gây ra lỗ sâu lớn bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định chữa trị bằng cách bọc răng sứ
- Vệ sinh răng miệng
- Xử lý sâu răng bằng thuốc
- Mài cùi
- Sử dụng mão răng sứ bọc phần bên ngoài răng bị sâu, hư tổn
Theo ghi nhận thì bọc răng sứ có độ bền cao. Mão răng sứ cứng nên còn có khả năng chịu lực tốt. Vì thế hoàn thành quá trình bọc răng sứ bạn sẽ có được hàm răng chắc khỏe đảm bảo chức năng ăn nhai. Chưa kể răng sứ trắng bóng như răng thật giúp bạn có nụ cười tỏa nắng.
Nhổ răng loại bỏ hoàn toàn
Khi bị sâu răng thì bác sĩ cũng có thể chỉ định nhổ răng. Đây là phương án sẽ được bác sĩ đưa ra cuối cùng khi những giải pháp điều trị, khôi phục răng không còn phát huy hiệu quả. Chính xác hơn, bạn sẽ được chỉ định nhổ răng khi răng sâu quá nặng. Ví dụ như răng bị sâu đến tủy, răng bị phá hủy hoàn toàn cấu trúc chỉ còn lại chân răng,… Tuy nhiên trong một số trường hợp sâu răng không ở mức nghiêm trọng bác sĩ cũng khuyến cáo nên nhổ răng. Điển hình như là:
- Răng bị sâu là răng khôn
- Răng bị sâu mọc lệch, mọc ngầm
- …
Nhìn chung sau khi thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn sâu răng thì phải làm gì. Song bạn có thể tin rằng dù là trường hợp xấu nhất phải nhổ răng thì cũng không cần quá lo ngại. Bởi vì hiện nay công nghệ hiện đại cho phép bạn trải qua quá trình nhổ răng không đau. Đặc biệt sau khi nhổ răng bạn có thể cấy ghép răng implant nếu cần. Lúc ấy răng bị mất sẽ được phục hồi bằng răng implant với đặc tính đẹp, chắc chắn và độ bền vĩnh viễn.
Sâu răng nghiêm trọng cần phải nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh
Biện pháp ngăn ngừa sâu răng
Sâu răng thường xảy ra. Tuy nhiên để không loay hoay tìm cách điều trị sâu răng thì bạn cần chủ động ngừa sâu răng. Vậy để tránh sâu răng nên làm gì? Ngay bây giờ bạn hãy chú ý đến các biện pháp phòng ngừa sâu răng rất cơ bản như sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh sâu răng. Vì thế để “bạn sâu” không ghé thăm bạn hãy đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cụ thể ít nhất ngày 2 lần bạn nên đánh răng. Lần 1 buổi sáng thức dậy. Còn lần 2 trước khi đi ngủ.
Đặc biệt bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor. Đồng thời sử dụng bàn chải lông mềm. Khi đánh răng hãy thực hiện đúng cách. Chải răng sạch ở mặt ngoài, mặt trong và cả mặt nhai trên dưới.
Ngoài ra sau khi đánh răng bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm vệ sinh răng. Bởi vì đánh răng chỉ giúp làm sạch răng 75%. Còn 25% còn lại sẽ là những thức ăn thừa mắc kẹt tại những vị trí bàn chải không thể loại bỏ. Ví dụ như kẽ răng, khe nướu,…Hơn nữa, bạn cũng nên súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng. Khi đó khoang miệng của bạn sạch sẽ, thơm tho. Điều này đồng nghĩa vi khuẩn gây sâu răng sẽ không có cơ hội hình thành, phát triển và tấn công răng gây bệnh.
Phòng ngừa sâu răng chủ động bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Hạn chế những thức ăn, nước uống gây hại
Để hạn chế những rắc rối khi không biết sâu răng thì phải làm sao bạn hãy điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp. Bởi vì thức ăn, đồ uống là nguyên nhân hình thành mảng bám. Từ đó tạo môi trường cho vi khuẩn hình thành, sinh sôi và tấn công răng.
Vậy để tránh sâu răng kiêng ăn gì? Về cơ bản bạn nên tránh hay hạn chế ăn các loại thức ăn, nước uống sau:
- Đồ ăn vặt
- Các thực phẩm ngọt như Socola
- Các loại thức uống có gas
- …
Tuy nhiên nếu bạn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau khi ăn thì vẫn có thể thỏa sức ăn uống. Đặc biệt trong thực đơn ăn uống bạn nên ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả. Đồng thời bạn hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ là điều quan trọng bạn cần thực hiện. Nguyên nhân là do khi khám răng định kỳ bạn sẽ sớm phát hiện tình trạng sâu răng. Từ đó đưa ra biện pháp điều trị sâu răng kịp thời, hiệu quả.
Đặc biệt việc khám răng định kỳ còn giúp bạn đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn tốt nhất. Không chỉ ngăn ngừa sâu răng mà nhiều bệnh lý khoang miệng khác. Vì thế bạn tuyệt đối không nên xem nhẹ hay bỏ qua việc khám răng định kỳ.
Khám răng định kỳ cũng là cách giúp bạn bảo vệ răng khỏi bị sâu răng
Thông thường định kỳ 6 tháng/1 lần bạn hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa. Khi đó bạn sẽ được bác sĩ nha khoa thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát. Riêng trường hợp bạn thấy răng miệng có các biểu hiện của bệnh sâu răng hay bệnh lý khác có thể kết nối bác sĩ sớm hơn. Tuyệt nhiên bạn không nên chần chừ để rồi phải đối mặt với các biến chứng sâu răng hoặc những vấn đề đau đầu khác.
Kết luận
Chúng tôi vừa bật mí một số kiến thức y khoa về bệnh sâu răng. Hy vọng bạn có thể nắm bắt được bản chất, nguyên nhân sâu răng. Đặc biệt chủ động xử lý sâu răng thì phải làm sao để không bị cơn đau răng hành hạ hay đối mặt với các nguy hiểm tiềm ẩn từ sâu răng. Ngoài ra, nếu bạn đang ở TPHCM muốn thăm khám điều trị sâu răng hãy đến phòng khám đa khoa Galant. Chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất để nhanh chóng đánh bay nỗi lo sâu răng.