1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là 1 loại ung thư ác tính bắt nguồn từ cổ tử cung, đa số bắt đầu từ các tế bào trên bề mặt cổ tử cung. Cổ tử cung là 1 khu vực hình trụ rỗng nối phần dưới của tử cung phụ nữ với âm đạo.
Các giai đoạn phổ biến nhất của bệnh ung thư cổ tử cung:
- Giai đoạn 0: có các tế bào tiền ung thư.
- Giai đoạn 1: Những tế bào ung thư đã phát triển từ bề mặt vào các mô sâu hơn của cổ tử cung và có thể vào đến các hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn 2: Ung thư di căn ra ngoài cổ tử cung và tử cung, nhưng ko đến các bức tường của khung chậu hay phần dưới của âm đạo. Nó có thể ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư hiện diện ở phần dưới của âm đạo hay các bức tường khung chậu, và có thể làm tắc niệu quản và ống dẫn nước tiểu từ bàng quang.
- Giai đoạn 4: Ung thư ảnh hưởng đến bàng quang hay trực tràng và đang phát triển ra ngoài khung chậu.Làm ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết lân cận. Ở giai đoạn này, ung thư sẽ di căn đến các cơ quan trong cơ thể bao gồm: gan, xương, phổi và các hạch bạch huyết.
2. Cơ chế gây ung thư cổ tử cung
Sự phát triển của các tế bào hầu hết phụ thuộc vào thông tin có trong DNA của tế bào. Việc chúng ta trông giống bố mẹ của chúng ta bởi họ chính là nguồn gốc DNA của chúng ta. Nhưng DNA ảnh hưởng nhiều hơn đến vẻ ngoài.
Một vài gen kiểm soát tế bào phát triển, phân chia và chết đi:
- Gen sinh ung thư: là gen giúp tế bào phát triển, phân chia và tồn tại.
- Gen ức chế khối u: là gen giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào hay làm cho tế bào chết đúng lúc.
Ung thư có thể do đột biến DNA làm bật or tắt gen ức chế khối u.
Các đột biến cho biết các tế bào phát triển và nhân lên ngoài tầm kiểm soát và chúng ko chết. Những tế bào bất thường tích tụ tạo thành một khối. Tế bào ung thư xâm lấn các mô lân cận và có thể vỡ ra khỏi khối u để lan rộng ra các nơi khác trong cơ thể.
3. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
- HPV: HPV là 1 loại virus lây qua đường tình dục. Có hơn 100 loại virusHPV khác nhau và có ít nhất 13 loại trong đó có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới bệnh ung thư cổ tử cung.
- Có nhiều bạn tình hay có quan hệ tình dục sớm: việc lây truyền hầu như luôn xảy ra do quan hệ tình dục với người bị nhiễm virusHPV, những phụ nữ có nhiều bạn tình thường có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn.
- Hút thuốc lá.
- Hệ miễn dịch cơ thể suy yếu: nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao ở những người bị nhiễm HIV hay AIDS và những người trải qua cấy ghép dẫn đến sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch.
- Thuốc tránh thai: sử dụng trong 1 thời gian dài ,một số thuốc tránh thai thông thường làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư cổ tử cung.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Chlamydia, lậu hay là giang mai.
- Tình trạng kinh tế – xã hội.
- Mang đa thai đủ tháng: phụ nữ mang thai đủ 3 tháng tuổi trở lên có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Theo nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai có thể khiếnnữ giới bị nhiễm HPV hơn or phát triển thành ung thư.
- Có tiền sử gia đình: ung thư có thể xuất hiện trong 1 số gia đình. Nếu mẹ hay chị em gái của bạn bị ung thư cổ tử cung thì khả năng bạn mắc bệnh này sẽ cao hơn so với bình thường .
4. Ung thư cổ tử cung có di truyền không?
Theo 1 số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng ung thư cổ tử cung di truyền là do tình trạng di truyền khiến 1 số phụ nữ ít có khả năng chống lại sự lây nhiễm virus HPV hơn người khác, và có thể do gene: STK11
- Gen STK 11: nằm trên nhiễm sắc thể số 11, là chất ức chế khối u giữ cho các tế bào ko phát triển và phân chia quá nhanh hoặc ko kiểm soát.
Những chuyên gia cuối cùng có thể phát hiện ra các yếu tố nguy cơ di truyền cụ thể đc sàng lọc bằng các xét nghiệm ung thư di truyền. Ngày nay, việc sàng lọc toàn diện ung thư di truyền có thể sàng lọc toàn bộ bảng gen để tìm các đột biến liên quan.