Search
Close this search box.

Bệnh chlamydia là gì? Chlamydia lây qua đường nào? Phòng ngừa và điều trị

Bệnh chlamydia là gì? Bệnh Chlamydia lây qua đường nào? Bạn đã từng nghe đến cái tên này chưa? Ngày nay số lượng người mắc phải các chứng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) ngày càng tăng với số lượng khoảng 30 loại bệnh được xếp vào nhóm STI theo tổ chức y tế thế giới. So với những căn bệnh thường thấy như HIV, HPV, Herpes,… thì Chlamydia chưa được nhiều người biết tới và nhận diện ra khi mắc phải. 

Bệnh Chlamydia là bệnh gì?  Nguyên nhân gây bệnh? Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Để có thể trả lời câu hỏi Chlamydia lây qua đường nào? Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này. Chlamydia là một trong những bệnh lây nhiễm phổ biến nhất, cả nam giới hay nữ giới đều có thể mắc. Chlamydia được gây ra bởi một loại vi khuẩn nội bào Chlamydia trachomatis.

Nguyên nhân gây bệnh Chlamydia

Loại vi khuẩn Chlamydia trachomatis này chỉ sinh sống trong tế bào sống ở người và là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục và bệnh mắt. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở miệng, mắt, cơ quan sinh sản, niệu đạo và trực tràng. Ở phụ nữ, nơi nhiễm trùng phổ biến nhất là vùng cổ tử cung của phụ nữ.

Xem thêmTriệu chứng chlamydia và biện pháp phòng ngừa bệnh

Nấm Sinh Dục Chlamydia

Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không- Đây là câu trả lời

Vi khuẩn Chlamydia – tác nhân gây bệnh

Hầu hết những người bị nhiễm chlamydia không có triệu chứng và cảm thấy ổn, vì vậy họ thậm chí có thể không biết mình bị nhiễm bệnh. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra những tổn thương nặng nề và vĩnh viễn cho cơ quan sinh sản của phụ nữ, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.

Chlamydia gây ra bởi vi khuẩn đặc biệt Chlamydia, ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, có hình cầu, kích thước trung gian giữa vi khuẩn và vi rút. Chlamydia có ba loại như sau:

  • Chlamydia psittaci: thường có ở chim, có thể lây cho người gây sốt vẹt.

  • Chlamydia pneumoniae: gây bệnh đường hô hấp, lây từ người sang người.

  • Chlamydia trachomatis: gây bệnh đường sinh dục và bệnh đau mắt hột.

Mắc bệnh Chlamydia phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của mỗi người. Khi có nhiều bạn tình, bạn tình mới hoặc những người bạn tình bị hay có tiền sử mắc STI đều sẽ khiến tăng nguy cơ lây nhiễm Chlamydia.

Ai có nguy cơ mắc bệnh Chlamydia?

Chlamydia là bệnh rất phổ biến và có khoảng 131 triệu người trên thế giới mắc bệnh này mỗi năm. Bệnh ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới, đặc biệt phổ biến ở độ tuổi dưới 25. Tỷ lệ người mắc bệnh chlamydia nhiều hơn 3 lần so với bệnh lậu và 50 lần so với giang mai, mặc dù đây là hai bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến.

Triệu chứng của bệnh Chlamydia

Hầu hết người nhiễm Chlamydia đều không có triệu chứng. Nếu bệnh nhân có triệu chứng, chúng có thể xuất hiện chỉ vài tuần sau khi quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm bệnh. Mặc dù chlamydia không gây ra các triệu chứng, nhưng nó có thể làm hỏng hệ thống sinh sản của người bị nhiễm bệnh. Các dấu hiệu của bệnh Chlamydia bao gồm:

Đối với nam giới:

  • Xảy ra tình trạng tiết dịch bất thường từ dương vật. Dịch này thường có màu vàng hoặc trắng, thường tiết vào lúc sáng sớm, lượng dịch ít hoặc vừa.

  • Các biểu hiện viêm niệu đạo: cảm giác nóng rát dọc niệu đạo, đái buốt.

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đôi khi xuất hiện tình trạng tiểu rắt.

  • Một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn sưng đau, nóng sốt.

Đối với phụ nữ:

  • Tiết dịch âm đạo và khí hư bất thường. Dịch thường có màu vàng nhạt hoặc trắng.

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

  • Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt

  • Chảy máu trực tràng, chảy mủ hoặc cảm giác đau.

Khi quan hệ bằng đường hậu môn cũng có thể lây nhiễm Chlamydia ở phần trực tràng với các triệu chứng: Đau vùng thắt lưng và vùng chậu, tiết dịch hoặc chảy máu trực tràng. Ngoài ra một số biểu hiện khác như: Viêm kết mạc mắt, đau mắt hột, trẻ sơ sinh lây nhiễm từ mẹ thì có thể bị viêm kết mạc, viêm phổi.

Các triệu chứng của bệnh Chlamydia ít khi xuất hiện và không đặc hiệu

Tuy nhiên các triệu chứng này thường không dễ thấy và ít xuất hiện. Cho người bị nhiễm phát hiện triệu chứng cũng có thể nhầm lẫn qua các bệnh khác. Vì vậy để phát hiện bệnh này cần đến các trung tâm y tế có uy tín và kinh nghiệm phát hiện, điều trị để chẩn đoán.

Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN

nấm sinh dục

Chlamydia lây qua đường nào?

Bạn đã nắm được các thông tin sơ bộ về bệnh này, vậy thì chlamydia lây qua đường nào? Chlamydia lây lan qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Các chất lây nhiễm có trong tinh dịch (kiêm), tiền chất và dịch âm đạo. Chlamydia có thể lây lan qua dương vật, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, niệu đạo, mắt và cổ họng.

Vậy Chlamydia có di truyền không? Có, bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh nếu người mẹ bị nhiễm Chlamydia. Như vậy người mẹ cần bảo vệ bản thân mình thật tốt trong thời gian trước và trong khi mang thai. Trước khi có ý định mang thai, người mẹ cũng nên tiến hành kiểm tra sàng lọc trước khi có thai. Bất kỳ lứa tuổi, đối tượng nào có quan hệ tình dục đều có khả năng lây nhiễm bệnh. 

Bệnh Chlamydia lây qua đường nào?

Chlamydia không lây lan qua tiếp xúc thông thường, vì vậy bạn không thể bị lây nhiễm khi dùng chung đồ ăn hoặc thức uống, hôn, ôm, nắm tay, ho, hắt hơi hoặc ngồi trên bệ toilet. Nói chúng để trả lời câu hỏi chlamydia lây qua đường nào, chúng ta chỉ cần nắm được đây là bệnh lây qua đường tình dục và có thể di truyền từ mẹ sang con.

Biến chứng, di chứng của bệnh Chlamydia

Sau khi tìm hiểu về “Chlamydia lây qua đường nào” chúng ta hiểu được: Chlamydia chỉ lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn dưới nhiều hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng), gây bệnh ở trực tràng, kết mạc, gan, mô mềm. Ngoài việc gây nhiễm trùng tại chỗ, chlamydia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.

Các biến chứng của Chlamydia xuất hiện ở phụ nữ khi không được điều trị kịp thời và đúng cách

Giống như tất cả các loại bệnh khác, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách người phụ nữ sẽ gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Bệnh viêm vùng chậu (PID) – Nhiễm trùng tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng gây đau vùng chậu và sốt. PID có thể gây đau vùng chậu lâu dài, không thể thụ thai và có thể mang thai ngoài tử cung (mang thai ngoài cổ tử cung). PID có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Biến chứng Chlamydia đối với phụ nữ

  • Viêm cổ tử cung – viêm phần dưới của tử cung (cổ tử cung).

  • Salpingitis – Viêm ống dẫn trứng (ống dẫn trứng đã thụ tinh từ buồng trứng đến tử cung), ngăn cản quá trình di chuyển của trứng từ buồng trứng về tử cung. Điều này đôi khi có thể được điều trị bằng phẫu thuật.

  • Bartholinitis – sưng tuyến Bartholin – chlamydia có thể gây ra các tuyến sản xuất chất nhờn của người phụ nữ bị tắc nghẽn và nhiễm trùng, khiến các u nang bị nhiễm trùng và phát triển thành áp xe. Áp xe có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Ngoài ra khi phụ nữ mang thai nhiễm Chlamydia thì có thể truyền bệnh sang thai nhi và khiến em bé có thể gặp các vấn đề về mắt và phổi như đã đề cập.

Biến chứng đối với trẻ em sơ sinh khi mẹ mắc phải Chlamydia

Các biến chứng của Chlamydia xuất hiện ở nam giới khi không được điều trị kịp thời và đúng cách

Giống như phụ nữ, nam giới cũng sẽ gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây đau đớn:

  • Epididymitis – nhiễm trùng của các ống mang tinh trùng đến tinh hoàn, có thể dẫn đến sốt, đau bì và sưng tấy.

  • Viêm niệu đạo – viêm niệu đạo (ống mang nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể khi bạn đi tiểu).

  • Viêm tuyến tiền liệt – nhiễm trùng tuyến tiền liệt, có thể dẫn đến đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, sốt và ớn lạnh, đi tiểu đau và đau lưng dưới.

Vì vậy đây là một căn bệnh cần được điều trị kịp thời tránh dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.

Gặp bác sĩ để phát hiện bệnh và nhận tư vấn

Bệnh Chlamydia có triệu chứng ít khi xuất hiện và không mang tính đặc trưng vì vậy người nhiễm bệnh thường không nhận ra hoặc chủ quan. Tuy nhiên để tránh những biến chứng có thể gặp phải người bệnh nên đến cơ quan y tế uy tín để gặp bác sĩ, nhận tư vấn và phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Các phương pháp xét nghiệm nhận diện bệnh

Vì các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất dễ gây nhầm lẫn nên xét nghiệm là phương pháp duy nhất có thể phân biệt được đây có phải là bệnh do vi khuẩn này gây ra hay không. Hiện nay có nhiều phương pháp xét nghiệm phát hiện bệnh như:

  • Xét nghiệm trực tiếp: Nhuộm Giemsa hoặc nhuộm Iod. Bệnh phẩm là dịch niệu đạo của nam và dịch âm đạo của nữ. Tuy nhiên xét nghiệm này có độ nhạy cảm kém nên ít khi được sử dụng.

  • Xét nghiệm test nhanh: được thực hiện trên mẫu dịch niệu đạo hoặc dịch âm đạo. Độ đặc hiệu của xét nghiệm này là 98,2%. Vẫn có các trường hợp âm tính giả nên nếu trong trường hợp bác sĩ vẫn nghi ngờ thì có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác.

  • Xét nghiệm kháng thể Chlamydia trachomatis IgG/IgA: Thực hiện trên mẫu máu người bệnh. 

  • Xét nghiệm Chlamydia PCR: Xét nghiệm cũng được thực hiện trên mẫu bệnh phẩm là dịch sinh dục với kỹ thuật hiện đại hơn và độ chính xác cao hơn. Là xét nghiệm được áp dụng nhiều nhất hiện nay ở các phòng xét nghiệm tiên tiến. 

  • Nuôi cấy phân lập: được thực hiện trên tất cả các mẫu bệnh phẩm lấy ở những vị trí nghi ngờ. Độ chính xác của xét nghiệm này cao hơn các xét nghiệm còn lại.

Các phương pháp xét nghiệm Chlamydia

Sàng lọc Chlamydia định kỳ

Bên cạnh việc xét nghiệm khi xuất hiện triệu chứng thì đôi khi bệnh Chlamydia sẽ không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không đặc hiệu (đặc biệt ở phụ nữ). Vì vậy nên kiểm tra định kỳ đối với những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.

Những người cần được sàng lọc bao gồm những nhóm người sau đây:

  • Phụ nữ không mang thai (bao gồm cả những phụ nữ có quan hệ tình dục với phụ nữ) được sàng lọc hàng năm nếu họ:

    • Có hoạt động tình dục và < 25 tuổi

    • Có tiền sử mắc bệnh STD

    • Tham gia vào hành vi tình dục có nguy cơ cao (ví dụ: có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình, tham gia vào mại dâm.

    • Có bạn tình có STD hoặc có hành vi nguy cơ cao mắc STD.

  • Phụ nữ mang thai được sàng lọc trong lần khám đầu tiên của họ trước khi sinh; những người < 25 tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ sẽ được kiểm tra lại trong quý thứ 3 của thai kỳ.

  • Nam giới hoạt động tình dục khác giới không được sàng lọc ngoại trừ những bệnh có tỷ lệ nhiễm Chlamydia cao, bao gồm các bệnh xá thanh thiếu niên hoặc có biểu hiện STD hoặc khi vào các cơ sở cải tạo.

  • Nam quan hệ tình dục đồng giới được sàng lọc nếu họ đã có hoạt động tình dục trong năm trước:

    • Đối với quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Sàng lọc nước tiểu

    • Đối với tiếp nhận qua đường hậu môn: Thấm gạc dịch trực tràng

    • Đối với giao hợp miệng: Lấy dịch mũi họng

Điều trị chứng bệnh Chlamydia

Chlamydia được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đối tác tình dục của người bị lây nhiễm (bất kỳ ai mà đối tượng có quan hệ tình dục trong vòng 60 ngày qua hoặc bạn tình cuối cùng của đối tượng nhiễm bệnh) cũng cần phải được kiểm tra và điều trị. Người bệnh cần sử dụng tất cả các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chlamydia có thể lây cho bạn tình của người đã bị nhiễm ngay cả trong khi điều trị. Vì vậy bệnh nhân nên tránh tiếp xúc tình dục cho đến khi được điều trị khỏi hoàn toàn, và bạn tình của bệnh nhân cũng vậy. Sau 3 tháng điều trị, người bệnh cũng nên đi kiểm tra lại để xác định bệnh đã khỏi hoàn toàn hay chưa.

Tuy nhiên đối với từng cá nhân khác nhau mà phác đồ điều trị bệnh Chlamydia sẽ khác nhau vì vậy người bệnh cần tuân thủ sát sao các yêu cầu của bác sĩ để có thể nhanh chóng khỏi bệnh. Để có được lộ trình điều trị đúng đắn bạn nên tìm đến các cơ sở chữa trị uy tín. Nếu bạn vẫn còn phân vân chưa biết tìm đến cơ sở nào thì hãy thử các dịch vụ của phòng khám đa khoa Galant.

Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Chi phí có cao không?

Điều trị giang mai như thế nào? Thời gian bao lâu?

Phòng khám đa khoa Galant điều trị bệnh STI

Phòng khám Đa khoa Galant không ngừng đầu tư cơ sở vật chất. Vì vậy, khi điều trị tại phòng khám, các xét nghiệm và kết quả xét nghiệm đều chính xác và nhanh chóng. Bạn không phải lo lắng về kết quả xét nghiệm sai lệch trong quá trình điều trị Chlamydia trực tiếp tại phòng khám Galant .

Các cách phòng ngừa Chlamydia

Chlamydia là một bệnh xã hội rất phổ biến trong tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Việt Nam. Các phương pháp phòng bệnh có thể kể đến như:

  • Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su, chung thủy một vợ một chồng, hạn chế sinh hoạt tình dục khi nghi ngờ mắc bệnh.

  • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ bạn tình của mình bị STI.

  • Đối với phụ nữ, không nên thụt rửa bộ phận sinh dục, vì làm như vậy có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn có lợi trong âm đạo, khiến chị em dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

  • Thường xuyên đến gặp bác sĩ phụ khoa để phát hiện sớm.

  • Thai phụ nên đi khám kịp thời, phát hiện sớm và điều trị sớm, để không ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Giáo dục sức khỏe sinh sản và tình dục đã và đang là một cách tiếp cận được tất cả các trường phổ thông và đại học sử dụng để truyền bá kiến ​​thức cho tất cả học sinh.

Bệnh Chlamydia là một bệnh có thể chữa khỏi được bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm vì vậy bạn nên thường xuyên đi thăm khám sức khỏe để có thể kịp thời phát hiện và điều trị tránh gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và gia đình.

Vậy là bài viết đã kết thúc và cung cấp cho bạn câu trả lời đầy đủ cho các câu hỏi: Bệnh Chlamydia là gì? Bệnh chlamydia lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị đối với bệnh Chlamydia. Đây là một bệnh lây qua đường tình dục rất nguy hiểm cần phải phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm để nhanh chóng điều trị. Hãy ghé thăm Galant để có các xét nghiệm cũng như sàng lọc sớm nhất và nhận tư vấn từ các chuyên gia nhé.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

 CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

 0943 108 138 *  028. 7303 1869

 Làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)

 CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

 0976 856 463 *  028. 7302 1869

 Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

 CS3: 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q. Tân Bình

 0901 386 618 *  028. 7304 1869

 Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

 CS4: 15 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11

 0932 623 048*  028. 7300 5222

 Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

 CS5: 417/21 Quang Trung. P10, Quận Gò Vấp

 0906 200 902*  028. 7305 1869

 Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

 cskh@wpdemo.galantclinic.com

 www.galantclinic.com

 www.dieutrihiv.com

#galantclinic #phongkhamdakhoa #namkhoa #xetnghiemhiv #benhdalieu #dieutrihiv #benhmantinh #xetnghiemnoitiet #dieutrihivbaohiemyte #dieutriARV #hormone #glbt

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%