Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

4+ loại thuốc được dùng chữa bệnh giang mai

Rất nhiều người đang quan tâm đến những chất được sử dụng làm thuốc trị bệnh giang mai. Tuy nhiên, trên thực tế thì câu hỏi này chưa được trả lời một cách xác đáng nhất. Vậy cụ thể như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề này qua nội dung bài viết sau. 

Nguyên tắc trong việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh giang mai.

Bất cứ một người nào khi điều trị bệnh cũng đều phải tuân thủ đúng theo các nguyên tắc mà các bác sĩ chỉ định. Trước khi tìm hiểu về các chất được sử dụng làm thuốc trị bệnh giang mai thì đây cũng là một trong những nội dung mà những người bị giang mai cần phải ghi nhớ. 

Hơn ai hết ai trong chúng ta cũng đều biết rằng Giang mai là một căn bệnh nguy hiểm. Cụ thể là biến chứng của bệnh để lại nhiều di chứng phức tạp mà người bệnh không thể lường trước được. Nếu không thực hiện đúng theo phác đồ thì việc chữa bệnh không đạt hiệu quả cao. Vậy những nguyên tắc cần phải tuân thủ khi điều trị căn bệnh này cụ thể là gì? 

Nguyên tắc của việc sử dụng thuốc điều trị bệnh giang mai

Thực tế, Giang mai là một bệnh truyền nhiễm và bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Chúng chủ yếu lây lan qua quan hệ tình dục. Ngoài ra chúng còn lây lan qua nhiều con đường khác như: Qua vết thương hở, qua việc dùng chung vật dụng cá nhân, qua dịch tiết, qua máu… 

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Thời gian nhiễm bệnh và có những dấu hiệu bất thường chỉ sau khoảng 90 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Mỗi một giai đoạn của bệnh sẽ có những triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Chính vì vậy mà việc dùng thuốc chỉ định cũng phải tương ứng với các giai đoạn phát bệnh. 

Nếu như người bệnh chưa biết mình ở giai đoạn nào thì theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa thì cần phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Nếu bệnh chưa có dấu hiệu biểu hiện rõ ràng thì phải kiên trì sử dụng thuốc. Cụ thể là phải dùng đủ liều, đúng thời gian và đúng phác đồ do bác sĩ chỉ định. Trong quá trình điều trị tuyệt đối không được quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Kể cả khi đã khỏi bệnh cũng phải dùng bao cao su khi quan hệ. 
  • Để tránh bệnh bị tái đi tái lại nhiều lần thì cần phải thăm khám thường xuyên và theo dõi sự bất thường của cơ thể. 
  • Trong quá trình điều trị bệnh, cần phải liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi sự tiến triển trong quá trình điều trị. Nếu không có xu hướng giảm thì sẽ điều chỉnh theo phác đồ khác phù hợp hơn. 

> bệnh giang mai là gì?

Chất được sử dụng làm thuốc trị bệnh giang mai là gì?

Như chúng ta đã biết thì bệnh Giang mai nếu không được điều trị sớm thì chỉ sau 1 vài năm là chúng sẽ ảnh hưởng đến mạch máu, tim mạch, hệ thần kinh… Đặc biệt là chúng còn làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm HIV rất cao. Theo thời gian thì virus có thể phát triển và phá hỏng các cơ quan trên cơ thể. Nguy cơ dẫn đến tử vong sẽ rất cao. 

Bên cạnh đó bệnh còn có thể lây nhiễm cho người khác, cho bạn tình…Nếu bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì có thể điều trị khỏi một cách dễ dàng. Thường thì những chất được sử dụng cho bệnh nhân bị Giang mai là kháng sinh penicillin.

Chất được sử dụng làm thuốc trị bệnh giang mai

Đây là một trong những loại kháng sinh có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn Giang mai một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp bị dị ứng với Penicillin thì các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng loại kháng sinh khác hoặc cũng có thể chỉ định khử nhạy penicillin.

Đối với những người tiềm ẩn giang mai nguyên phát, thứ phát hay là ở giai đoạn đầu sẽ được chỉ định tiêm penicillin đơn lẻ. Còn nếu bị giang mai hơn 1 năm thì có thể tiêm thêm liều để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Tuyệt đối người bệnh không được sử dụng thuốc không kê đơn. Vì các bạn nên biết rằng đối với bệnh Giang mai thì chỉ có kháng sinh mới điều trị được loại bệnh này. 

Mặc dù, trong quá trình điều trị bệnh nhân sẽ gặp phải những tác dụng phụ như sốt, buồn nôn, ớn lạnh, đau nhức… những triệu chứng này đa phần chỉ kéo dài khoảng 1 ngày là khỏi nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm. 

> Điều trị giang mai như thế nào? Thời gian bao lâu?

Các loại thuốc kháng sinh được chỉ định chữa bệnh giang mai

Thực tế thì việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh giang mai không thể kê đơn 1 cách tùy tiện. Bởi các bác sĩ còn phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hơn thế nữa là biết được bệnh đang phát triển ở giai đoạn nào. Ở thời điểm hiện tại đang có 4 loại thuốc được chỉ định dùng cho những bệnh nhân bị Giang mai đó là:

Thuốc Benzylpenicillin(Penicillin G). 

Loại thuốc này thường được chỉ định đối với những bệnh nhân bị Giang mai ở giai đoạn đầu, giai đoạn bẩm sinh và cả giai đoạn muộn. Đây là thuốc luôn được ưu tiên hàng đầu để sử dụng cho những bệnh nhân bị bệnh Giang mai. 

  • Với những bệnh nhân bị Giang Mai ở giai đoạn sớm sẽ được bác sĩ chỉ định dùng Penicillin G 2,4 triệu đơn vị. Chúng sẽ được tiêm vào 2 bên mông và mỗi mũi tiêm sẽ là 1,2 triệu đơn vị. 

Thuốc Benzylpenicillin là thuốc cơ bản nhất được sử dụng để điều trị Giang mai

  • Với những bệnh nhân ở giai đoạn muốn sẽ tiêm Penicillin G 2,4 triệu đơn vị. Được dùng 4 liều và mỗi liều sẽ cách nhau khoảng chừng 3-4 tuần. 
  • Còn trường hợp bị giang mai bẩm sinh sẽ Penicillin G 50 triệu đơn vị /1 kg. Bệnh nhân sẽ được tiêm 1 mũi duy nhất vào bắp. 
  • Với những bệnh nhân bị giang mai bẩm sinh muộn từ 2 tuổi trở lên sẽ tiêm Penicillin G 20-30 triệu đơn vị và tiêm vào tĩnh mạch hoặc là tiêm bắp 2 lần và điều trị liên tục trong 14 ngày. 

Thuốc Doxycycline. 

Đối với những bệnh nhân điều trị Penicillin G không hiệu quả sẽ được chỉ định dùng sang loại thuốc này. Chúng có tác dụng như một loại kháng sinh thay thế nhưng có vai trò kìm khuẩn. Đa phần sẽ được chỉ định cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ. Liều dùng sẽ là 100mg, mỗi ngày 2 lần và dùng liên tục trong 15 ngày. 

Thuốc Doxycycline

Thuốc Erythromycin. 

Với những trường hợp bị giang mai bị nhiễm khuẩn tại các cơ quan hô hấp, bộ phận sinh dục sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, chỉ chỉ định với những bệnh nhân bị dị ứng với Penicillin G. Đồng thời thuốc cũng được chỉ định với những bệnh nhân mang thai và những người bị giang mai bẩm sinh.

Thuốc Erythromycin cũng là một loại thuốc thay thế khá hiệu quả

  • Với phụ nữ mang thai ở giai đoạn sớm thì sẽ dùng Erythromycin 500mg, ngày uống 4 lần và uống liên tục trong 15 ngày. 
  • Trường hợp bị giang mai bẩm sinh sẽ dùng Erythromycin 7,5 – 12,5 mg/kg cân nặng. Mỗi ngày dùng 4 lần và liên tục trong 30 ngày. 

Thuốc Ceftriaxone. 

Loại thuốc này sẽ được chỉ định đối với những người bị nhiễm trùng do giang mai gây nên. Chúng có vai trò ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Thuốc sẽ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với Penicillin G. 

Như vậy có thể thấy rằng có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh giang mai. Vậy chất được sử dụng làm thuốc trị bệnh giang mai cũng rất phong phú đúng không nào? Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào đi chăng nữa thì người bệnh vẫn phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì phác đồ điều trị mới hiệu quả. 

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chữa bệnh Giang mai

Như vậy chúng ta đã biết được các loại thuốc được sử dụng để chữa bệnh Giang mai rồi đúng không nào? Tuy nhiên, để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả thì ngoài việc quan tâm tới chất được sử dụng làm thuốc trị bệnh giang mai thì cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chữa bệnh Giang mai

  • Đầu tiên là cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc là phải sử dụng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tăng hoặc giảm liều lượng của thuốc.
  • Hiệu quả trong việc sử dụng thuốc ở mỗi người là khác nhau nên trong quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên trì. 
  • Thuốc khi dùng phải đúng liệu trình nên không được tự ý ngừng sử dụng để tránh gặp phải tình trạng bị kháng thuốc. 
  • Trong quá trình điều trị nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường cần phải ngưng sử dụng và liên hệ với cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa để có hướng dẫn kịp thời. 
  • Ngoài việc tuân thủ theo các nguyên tắc trên thì người bệnh cũng cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý, nhiều dinh dưỡng. Tốt nhất là ăn những thực phẩm sạch, ít dầu mỡ như rau xanh hoặc hoa quả tươi… 
  • Kết hợp với việc vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ có như vậy thì quá trình điều trị bệnh giang mai mới có sự tiến triển tích cực. 
  • Trong quá trình điều trị tốt nhất không nên quan hệ tình dục để tránh việc lây nhiễm bệnh cho người khác. 
  • Cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ đặc biệt là những vùng có nguy cơ bị tổn thương về da ví dụ như cơ quan sinh dục. 
  • Tốt nhất là sử dụng các vật dụng cá nhân riêng rẽ, không nên dùng chung với người khác để tránh việc lây nhiễm chéo cho người nhà. 
  • Bên cạnh đó thì người bệnh cần phải có tinh thần lạc quan, có một tâm lý thật vững vàng thì bệnh mới nhanh khỏi. 
  • Đồng thời phải thăm khám bệnh định kỳ, ít nhất là 6 tháng 1 lần để kiểm tra sức khỏe bản thân và giúp ngăn ngừa sự lây lan bệnh cho người khác. 

> triệu chứng bệnh giang mai và cách phòng ngừa

> bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?

> Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Chi phí có cao không?

Đến đây chắc chắn các bạn không chỉ biết được các chất được sử dụng làm thuốc trị bệnh giang mai là gì mà còn biết được rất nhiều nội dung hay liên quan tới việc điều trị căn bệnh này. HY vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn và cho những người thân nếu bị giang mai sẽ nhanh khỏi. Còn không cũng biết cách phòng và tránh căn bệnh này.  

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV miễn phí tại GALANT