Search
Close this search box.

Đáp án cho câu hỏi: Bệnh Giang Mai có lây qua đường ăn uống không?

Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không? Một câu hỏi không mới nhưng là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Cụ thể bệnh giang mai lây qua đường nào và cơ chế ra sao? Chúng ta sẽ tìm ra câu giải đáp ngay trong nội dung bài viết này các bạn nhé. 

Giang mai lây truyền qua đường nào?

Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không thì các bạn phải biết rằng: Khuyến cáo của các chuyên gia trong y tế thì bệnh Giang Mai chủ yếu lây qua các con đường sau:

  • Giang mai lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục: Nếu nói con đường lây nhiễm nguy hiểm nhất của bệnh giang mai thì đường tinh dục có tỷ lệ cao nhất. Cụ thể với những người quan hệ tình dục không an toàn qua đường sinh dục, qua hậu môn và cả miệng… Tất cả các con đường này đều có nguy cơ lây nhiễm rất cao. 

Giang mai lây truyền qua đường nào?

  • Giang mai cũng có thể lây nhiễm qua đường máu: Với những người bị Giang mai đi hiến máu cho người khác sẽ lây truyền bệnh cho người nhận máu. Hoặc cũng có thể lây nhiễm qua các dụng cụ y tế có dính máu và chưa được xử lý đúng quy trình. Kể cả việc tiếp xúc với máu, dịch qua vết thương hở cũng rất dễ dàng.
  • Bệnh Giang mai có khả năng lây truyền từ mẹ sang con: Đối với phụ nữ bị Giang mai trong quá trình mang thai nếu không được can thiệp y tế kịp thời thì nguy cơ con bị lây nhiễm khá cao. Hơn thế nữa trẻ sinh ra còn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng như: Sinh non, sảy thai, thai bị chết lưu… Đặc biệt là những đứa trẻ sinh ra qua đường âm đạo có tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn Giang mai là rất cao. 
  • Giang mai còn có thể lây truyền qua việc tiếp xúc gián tiếp: Cụ thể như việc ăn uống, nói chuyện… một cách thông thường thì bệnh không có khả năng lây nhiễm. Nhưng nếu tiếp xúc cơ thể qua các vết thương hở thì việc lây nhiễm loại xoắn khuẩn này có tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao. Vì vậy, trong quá trình tiếp xúc chúng ta cần phải lưu tâm trong vấn đề này. 

giai đoạn phát triển của bệnh giang mai

> bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Cơ chế lây nhiễm bệnh giang mai như thế nào? 

Như chúng ta đã biết thì bệnh Giang mai chủ yếu lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp. Vì chỉ có tiếp xúc trực tiếp thì mầm bệnh mới có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra thì nguy cơ việc lây nhiễm qua việc dùng chung vật dụng cá nhân, qua vết thương hở, niêm mạc trên da cũng không ngoại lệ. 

Cơ chế lây nhiễm bệnh giang mai

Thường các biểu hiện ban đầu khi mới bị bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện một số các dấu hiệu như ngứa, phát ban, sốt, nổi hạch, đau cơ, đau xương khớp hay suy nhược cơ thể… Thường giai đoạn ủ bệnh sẽ từ 9 đến 90 ngày trước khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh. Tùy từng cá thể mà các triệu chứng của bệnh có sự khác nhau. 

Theo các chuyên gia khuyến cáo thì cơ chế lây nhiễm bệnh sẽ phát triển qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu 

Thường thì ở giai đoạn đầu trên cơ thể sẽ xuất hiện các hình tròn, hình bầu dục có bờ nhắn, đỏ và không ngứa và cũng không đau và cũng không có mủ… Bên cạnh đó còn xuất hiện hạch ở hai bên bẹn. 

Giai đoạn 2:

Ở thời kỳ này thì sẽ xuất hiện thêm các mảng sẩn, nốt loét, phỏng nước ở trên da hoặc lớp niêm mạc da nhưng có sẩn mủ. Ngoài ra còn xuất hiện thêm một số các dấu hiệu bất thường khác như: Đau họng, sụt cân, nổi hạch, mệt mỏi, sốt, đau đầu… Các dấu hiệu này chỉ xuất hiện khoảng 3-6 tuần rồi tự mất đi. 

Giai đoạn tiềm ẩn: 

Ở giai đoạn tiềm ẩn thì các triệu chứng về bệnh sẽ không còn xuất hiện nữa nên việc phát hiện bệnh sẽ rất khó. Để có thể chẩn đoán được thì cách đơn giản và hiệu quả nhất là qua các xét nghiệm về huyết thanh. 

Giai đoạn muộn:

Ở giai đoạn này, bệnh đã ăn sâu vào bên trong nên trên da sẽ xuất hiện một số các tổ chức viêm nhiễm nặng. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số các loại bệnh phủ tạng như: Bại não, suy tim, gan, xương khớp… 

Giai đoạn muộn của bệnh Giang mai

Kèm theo đó, người bệnh còn có dấu hiệu rụng lông, rụng tóc, các nốt bạn sẽ giảm màu à chuyển sang thâm… Nếu có những biến chứng nguy hiểm hơn thì người bệnh còn có thể bị viêm thần kinh, viêm võng mạc, viêm giác mạc và nguy cơ bị vô sinh rất cao…

> dấu hiệu giang mai

Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?  

Ở phần nội dung trên thì có lẽ câu hỏi Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không phần nào chúng ta cũng nắm được câu trả lời. Thực tế nếu ăn uống một cách thông thường thì bệnh Giang mai không thể lây truyền một cách dễ dàng. 

Tuy nhiên, nếu người bệnh tiếp xúc gián tiếp như ôm hôn, dùng chung quần áo, khăn tắm, bàn chải hay dao cạo râu… thì xoắn khuẩn Giang mai có thể tấn công một cách trực diện. Nói chính xác thì loại bệnh này có thể lây nhiễm qua nhiều con đường. Nhưng lại không lây qua đường ăn uống các bạn nhé. 

Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Vì vậy, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm trong quá trình giao tiếp. Hơn thế nữa chúng ta cũng đừng tỏ ra quá miệt thị đối với người có bệnh. Bởi chính sự cẩn trọng quá của bạn sẽ vô ý làm tổn thương tới tâm lý của người khác. Tuy nhiên, cần tránh việc sử dụng vật dụng cá nhân bởi chúng là những đồ vật có nguy cơ lây nhiễm cũng rất cao. 

Bệnh giang mai nếu bị lây nhiễm qua đường ăn uống thì có nguy hiểm hay không?

Như đã nói ở trên thì bệnh Giang mai không thể lây nhiễm qua quá trình ăn uống bình thường. Mà chúng chỉ lây nhiễm qua việc tiếp xúc bằng dịch, máu hay vật dụng cá nhân thông thường. Chỉ cần chúng ta cẩn thận thì việc tiếp xúc qua ăn uống với người bệnh bị Giang mai sẽ an toàn tuyệt đối. 

Còn khi xảy ra vấn đề lây nhiễm như tiếp xúc qua nước bọt cụ thể như dung chung đũa, dĩa, thìa… thì chúng ta cũng không thể loại trừ vấn đề này. Hơn thế nữa khi bị lây nhiễm Giang mai dưới bất cứ hình thức nào thì mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ như nhau. 

Nếu như bệnh không được phát hiện sớm và có hướng điều trị tích cực thì bệnh cũng gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như chúng tôi đã đề cập ở trên. Vây cụ thể hướng điều trị cho những bệnh nhân bị Giang mai như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu để làm rõ câu hỏi này. 

Hướng điều trị đối với những bệnh nhân bị Giang mai. 

Khi đã biết được đáp án cho câu hỏi Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không thì việc làm tiếp theo mà nhiều người quan tâm đó chính là hướng điều trị bệnh. Thực tế, bệnh Giang mai không thể điều trị trong 1 hay 2 năm là có thể khỏi hoàn toàn. Mà căn bệnh này muốn điều trị dứt điểm cần có sự kiên trì của người bệnh. 

Hướng điều trị đối với những bệnh nhân bị Giang mai

Bệnh không chỉ để lại biến chứng nguy hiểm mà còn tăng nguy cơ bị lây nhiễm HIV ở người bệnh rất cao. Nói như vậy không có nghĩa là căn bệnh này không có hướng điều trị. Bởi nếu bệnh được phát hiện sớm thì chúng ta có thể dễ dàng dứt bỏ chúng một cách dễ dàng ngay ở giai đoạn đầu. 

Thực tế hiện nay bệnh giang mai đang được điều trị bằng một loại kháng sinh có thành phần chính là penicillin. Đây là một loại kháng sinh cực độc đối với xoắn khuẩn Giang mai. Chúng có thể dễ dàng tiêu diệt vi khuẩn này một cách nhanh chóng. 

Với những trường hợp bị dị ứng với penicillin thì các bác sĩ sẽ có hướng điều chỉnh cho bệnh nhân sử dụng loại kháng sinh thay thế khác. Hoặc cũng có thể dùng hướng khử nhạy penicillin cho bệnh nhân. 

Trong trường hợp bệnh giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn nguyên phát hoặc thứ phát và cả giai đoạn đầu sẽ được điều trị bằng cách tiêm penicillin đơn lẻ. Còn nếu bị mắc giang mai lâu hơn 1 năm thì sẽ được chỉ định liều tiêm.

Người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc điều trị tại nhà. Kể cả việc khắc phục bệnh bằng những cách làm khác. Bởi thực tế loại bệnh này chỉ được chữa trị dứt điểm bằng kháng sinh mà thôi. 

Mặc dù trong quá trình điều trị sẽ xuất hiện nhiều phản ứng phụ nhưng các triệu chứng này sẽ mất ngay sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý nếu như phản ứng phụ kéo dài thì cần phải có sự tư vấn và điều chỉnh của bác sĩ điều trị. 

> Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Chi phí có cao không?

> Điều trị giang mai như thế nào? Thời gian bao lâu?

Cơ sở điều trị tốt nhất dành cho bệnh nhân bị giang mai

Một trong những cơ sở điều trị uy tín và tốt nhất hiện nay có lẽ phải kể đến tại hệ thống phòng khám đa khoa Galant. Hệ thống này có tới 3 cơ sở đặt tại Thành phố Hồ Chính Minh. Nếu các bạn tìm hiểu thì có thể liên hệ theo địa chỉ sau:

  • Cơ sở 1 tại: Số 104 Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 5, Thành phố HCM. Hotline và Zalo liên hệ: 0943 108 138 * Tel: 028. 7303 1869. Giờ làm việc sẽ từ 09 giờ 00 phút đến 20 giờ 00 phút từ Thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần. 

Galant là điểm dừng chân lý tưởng đối với các bệnh nhân bị bệnh Giang mai

  • Cơ sở 2 tại: Số 23 Yên Đỗ, Phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố HCM. Hotline và Zalo liên hệ: 0976 856 463 * Tel: 028. 7302 1869. Làm việc từ 11 giờ 00 phút đến 20 giờ 00 vào các ngày từ Thứ 2 – Thứ 7 hàng tuần,
  • Cơ sở 3 tại: Số 96 Ngô Thị Thu Minh, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố HCM. Hotline và Zalo liên hệ: 0901 386 618 * Tel: 028. 7304 1869. Giờ làm việc sẽ từ: 11 giờ 00 phút đến ngày 20 giờ 00 phút từ thứ 2 đến thứ 7.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc về bệnh Giang mai. Mục tiêu của bài viết là muốn độc giả có đáp án chính xác cho câu hỏi bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không. Nhưng chắc chắn khi tìm hiểu hết bài viết, bạn đọc sẽ biết được nhiều điều bổ ích ngoài câu hỏi này. 

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC