Search
Close this search box.

Khi bị nhiễm HIV, cơ thể của người bệnh sẽ có những sự thay đổi bất thường mà nhiều khi chính bạn cũng không thể lường trước được. Trong đó luôn có sự thay đổi về cân nặng. Trong giai đoạn đầu của bệnh, người nhiễm thường sẽ bị sụt cân một cách khó kiểm soát nhưng sang giai đoạn sau thì không ai có thể chắc chắn việc người nhiễm HIV có béo không.

Người nhiễm HIV có béo không?

Những điều cần phải biết về căn bệnh thế kỷ HIV?

HIV là bệnh thế kỷ với khả năng lây nhiễm thông qua máu của người bệnh, quan hệ tình dục và mẹ sang con. Khi bị virus tấn công, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ bị suy giảm và không còn khả năng chống chọi lại các loại vi khuẩn hay mầm bệnh từ bên ngoài. 

Để khẳng định chắc chắn việc bản thân có bị nhiễm HIV hay không, người bệnh phải đợi tới 6 tháng sau khi phơi nhiễm vì nếu kiểm tra quá sớm thì có thể cho kết quả giả. Nhưng theo như khuyến cáo của các chuyên gia thì chúng ta vẫn nên xét nghiệm sớm để chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp giúp ức chế sự phát triển của virus. Từ đó, tăng thời gian sống của bản thân.

Việc người nhiễm HIV có béo không tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Cụ thể ra sao thì hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh cân nặng sẽ có sự thay đổi

Người bị nhiễm HIV có bị tăng cân không?

Việc tăng hay giảm cân khi bị nhiễm HIV tùy vào từng giai đoạn khác nhau cũng như cách mà bạn ăn uống. HIV trải qua 4 giai đoạn phát triển đó là:

  • Giai đoạn đầu sau phơi nhiễm (giai đoạn cửa sổ)

  • Giai đoạn không triệu chứng

  • Giai đoạn triệu chứng (sưng hạch bạch huyết)

  • Giai đoạn cuối đã nhiễm AIDS

Trong giai đoạn đầu, người bệnh vẫn thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và không có bất cứ triệu chứng nào xuất hiện. Việc tăng hay giảm cân giai đoạn này sẽ tùy thuộc vào chế độ ăn cũng như luyện tập của người bệnh chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào lượng virus trong cơ thể.

Tuy nhiên khi chúng ta bước đến giai đoạn cuối của bệnh đó là AIDS thì cân nặng của người bệnh sẽ sụt giảm. Lý do vì người bệnh đã bị nhiễm trùng cơ hội dẫn đến sức đề kháng ngày càng giảm, khả năng hấp thu thức ăn kém. Kèm theo đó là các triệu chứng như: sốt, lở loét, phát ban, tiêu chảy, đau khớp nghiêm trọng,… lại càng khiến cơ thể yến hơn.

Trong giai đoạn cuối này, người bệnh rất khó có cơ hội tăng cân, ngày càng gầy yếu và mất dần khả năng lao động. Tình mạng của người bệnh cũng bị đe dọa bất cứ lúc nào.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh để duy trì sức khỏe toàn diện dù nhiễm HIV

Xét nghiệm HIV tại nhà chính xác, bảo mật thông tin hiệu quả

Những chế độ ăn uống lành mạnh cho người bị nhiễm HIV

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ, người nhiễm HIV cũng cần phải duy trì một chế độ ăn uống thật lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe của bản thân. Sau đây sẽ là những điều mà chúng ta cần lưu ý.

Sử dụng những thực phẩm có chứa carbohydrate

Người nhiễm HIV sẽ ngày càng yếu dần, cân nặng giảm sút và chạm tới ngưỡng suy dinh dưỡng. Để hạn chế tình trạng này, chúng ta nên chọn các loại thực phẩm giàu carbohydrate ví dụ như: bánh mì, ngũ cốc, sắn, kê, ngô, khoai tây, chuối xanh, mì ống, gạo,… Từ đó giúp duy trì nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Ăn nhiều rau

Rau là nhóm thực phẩm mà bất cứ ai cũng cần thiết để duy trì sức khỏe bản thân. Bởi trong các loại rau có chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa lành mạnh rất tốt trong việc bảo vệ hệ miễn dịch của người bệnh.

Và hệ miễn dịch của người nhiễm HIV đã bị tác động làm suy giảm khó có thể chống lại bệnh tật. Việc sử dụng rau giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả khi tăng lượng canxi và sắt tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau cũng không hề khiến người ăn bị tăng cân nên rất an toàn. 

Đường và chất béo lành mạnh

Nếu đang lo lắng đến việc người nhiễm HIV có béo không thì bạn nên chọn cho mình những loại chất béo lành mạnh để sử dụng như: hạt, dầu ô liu, rau dầu, quả bơ và dầu cá. Trong các sản phẩm này rất giàu axit béo, omega-3 đặc biệt là các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như A, D, E và K. Đồng thời hạn chế thịt, phô mai và các loại bơ động vật để giảm cholesterol trong máu tốt cho tim mạch.

Uống nhiều nước

Để giảm tác dụng củ thuốc cũng như hạn chế mất nước dẫn đến tình trạng khô miệng và táo bón, người nhiễm HIV nên uống đủ nước. Điều này cũng giúp người bệnh đỡ mệt mỏi hơn do tác dụng của thuốc và truyền các chất dinh dưỡng thiết yếu ra khắp cơ thể.

Sử dụng nhiều thịt nạc

Người nhiễm HIV nên ăn thịt nạc để có được hệ miễn dịch và cơ bắp một cách hiệu quả. Các loại thịt nên lựa chọn bao gồm: thịt gia cầm, thịt bò nạc, cá, trứng và các loại hạt, đậu. Những ai bị thiếu cân hay chuyển sang giai đoạn cuối của bệnh nên bổ sung nhiều protein.

Bên cạnh các loại thực phẩm trên, người nhiễm HIV nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, hút thuốc,… Vì những sản phẩm này sẽ làm giảm sức khỏe của người bệnh làm bạn bị nhiễm trùng và khiến bệnh nặng hơn dẫn đến tử vong.

Có rất nhiều loại đồ ăn mà bạn có thể lựa chọn

Xem thêm:

> XÉT NGHIỆM HIV LÀ GÌ? XÉT NGHIỆM HIV Ở ĐÂU NHANH VÀ CHÍNH XÁC?

> XÉT NGHIỆM HIV BAO NHIÊU TIỀN

> 16 DẤU HIỆU HIV TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN ĐỂ ĐIỀU TRỊ SỚM

 Điều Trị HIV Ở Đâu

Trên đây là những thông tin có liên quan đến người nhiễm HIV có béo không dành cho bạn. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp, phối hợp với uống thuốc để kéo dài tuổi thọ của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *