Search
Close this search box.

Nổi hạch ở cổ có phải bị HIV không

Trong hệ thống miễn dịch, hạch bạch huyết đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chống lại bệnh tật cũng như nhiễm trùng. Sưng hạch bạch huyết là một tình trạng rất phổ biến và thường xuyên nhầm lẫn với hạch HIV. Vậy nổi hạch ở cổ có phải bị HIV không? HIV nổi hạch ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về hạch bạch huyết qua bài viết ngay sau đây

Hạch bạch huyết nằm ở đâu?

Hạch bạch huyết hay hạch lympho, là 1 trong vô số những cấu trúc trơn. Loại hạch này có dạng hình bầu dục dẹp và xuất hiện rải rác dọc theo những mạch bạch huyết. Đây cũng là một phần chính của hệ bạch huyết.

Hạch bạch huyết hay hạch lympho, là 1 trong vô số những cấu trúc trơn

Thông thường kích thước của hạch bạch huyết sẽ từ vài mm tới khoảng 1-2 cm. Mỗi một hạch bạch huyết được bao phủ bởi 1 lớp vỏ dạng sợi. Chúng sẽ được chia thành 2 phần là vỏ ngoài và miền tủy. Miền tủy ở bên trong và vỏ sẽ bao bọc xung quanh phần miền tủy

Những hạch bạch huyết thường có mặt ở khắp mọi nơi trên cơ thể. Tuy nhiên chúng chủ yếu tập trung ở những vùng như cổ, nách và bẹn. Nếu như cơ thể xuất hiện những hạch bạch huyết, khi đó chúng có thể bị sưng to hoặc sưng không to, có hạch sẽ sưng đau hoặc không đau. Ngoài ra còn có một số trường hợp hạch sẽ di chuyển hoặc không thể di chuyển. 

Do đó nếu như thấy cơ thể xuất hiện hạch bạch huyết bạn cần phải lưu ý quan sát và không nên chủ quan. Do rất có thể hạch bạch huyết thuộc dạng lành tính và sẽ biến mất. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp hạch bạch huyết lại là dấu hiệu của bệnh lý ung thư, HIV. 

Bệnh sưng hạch bạch huyết

Hiện tại bệnh sưng hạch bạch huyết đang diễn ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên thông thường tình trạng này sẽ phổ biến hơn ở phụ nữ. 

Sưng hạch bạch huyết có dấu hiệu là những hạch bên trong cơ thể bị sưng lên. Hạch bạch huyết đảm nhiệm vai trò chống lại nhiễm trùng cũng như bệnh tật bên trong cơ thể. Nếu như cơ thể bị nhiễm trùng sẽ sản sinh ra tế bào miễn dịch nhiều hơn. Những tế bào miễn dịch tăng lên cũng khiến cho những hạch bạch huyết sưng lên. Theo đó nguyên nhân chính khiến cho hạch bạch huyết bị sưng lên là vì viêm và nhiễm trùng. 

Sưng hạch bạch huyết có dấu hiệu là những hạch bên trong cơ thể bị sưng lên

Hạch bạch huyết trong cơ thể con người hiện đang có vô số. Tuy nhiên trong số đó, có rất ít hạch bạch huyết chúng ta có thể chạm vào và cảm nhận được. Mỗi một hạch bạch huyết cũng có kích thước khác nhau và nó sẽ phụ thuộc vào những vị trí khác nhau. 

Triệu chứng

Khi sưng hạch bạch huyết, thông thường người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng sưng, đau tại vùng hạch bạch huyết sưng. Thông thường sẽ:

  • Khu vực sưng sẽ nhạy cảm hơn

  • Bị đau nếu như ấn vào tuyến bị sưng

  • Những hạch sưng rất lớn và to bằng hoặc hơn hạt đậu Hà Lan 

Sưng hạch bạch huyết hiện tại là một triệu chứng khá nguy hiểm. Vì vậy nếu như thấy những hạt bạch huyết sưng và không biến mất, thậm chí có dấu hiệu lan rộng thì bạn cần tới ngay những cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị. Vì đây rất có thể là dấu hiệu của ung thư hạch bạch huyết, HIV hoặc báo hiệu của khối u. Đặc biệt là khi thấy xuất hiện những dấu hiệu sau đây:

Sưng hạch bạch huyết hiện tại là một triệu chứng khá nguy hiểm liên quan tới HIV 

  • Những hạch sưng mềm

  • Đổ mồ hôi vào ban đêm

  • Khó nuốt hoặc thở

  • Sốt không biến mất

  • Bị sụt cân dùng không ăn kiêng và không rõ nguyên nhân

  • Đau họng

Nổi hạch thì khả năng là bị bệnh gì?

Thông thường nếu như hạch lympho nổi lên là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan tới nhiễm trùng hay những bệnh lý liên quan tới hệ miễn dịch. Những nguyên nhân khiến cho hạch lympho bị sưng và nổi hạch bao gồm:

Các bệnh lý nhiễm trùng

Trong những nhiễm trùng cấp tính thì hạch có thể bị sưng kèm đau và nóng đỏ. Tuy nhiên thông thường hạch sẽ biến mất sau khoảng 2 đến 4 tuần.

Trong các trường hợp bị nhiễm trùng mạn tính, những hạch thường sẽ không đau. Tuy nhiên hạch sẽ nổi lên lâu và trong vòng nhiều tháng sẽ không biến mất. Thông thường lao là nguyên nhân chính trong nhóm các tác nhân của nhiễm trùng mạn tính gây ra nổi hạch.

Trong các trường hợp bị nhiễm trùng mạn tính, những hạch thường sẽ không đau

Những bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch:

Ở những bệnh lý tự miễn hay ung thư thì hạch lympho cũng thường xuyên nổi lên. Thông thường vị trí nổi hạch là những vùng cơ quan bị tổn thương. Số lượng và vị trí hạch cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý

Nếu như muốn xác định được nguyên nhân chính xác thì bạn cần tới ngay những cơ sở y tế, bệnh viện để tiến hành một số nhận xét nghiệm ví dụ như: 

Nếu như bạn muốn xác định chính xác nguyên nhân thì bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm như:

  • Công thức máu

  • Sinh thiết hạch

  • Cấy máu để định danh vi khuẩn

Vậy làm sao để nhận biết nổi hạch này có phải là do HIV gây ra không?

Hiện tại khi bị nổi hạch không thể nhận biết có phải là vì HIV gây ra hay không. Theo đó nguyên nhân là do tác nhân khiến cho hạch lympho sưng to lên rất nhiều. Việc hạch lympho sưng lên trong các trường hợp nhiễm trùng được coi là phản ứng cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. 

Cụ thể Virus HIV khi xâm nhập vào cơ thể cũng khiến cho cơ thể tạo ra những phản ứng miễn dịch giống như những phản ứng của những tác nhân virus khác. Chính vì vậy mà việc xác định bản thân nhiễm HIV thông qua triệu chứng nổi hạch là một không thể.

Hiện tại khi bị nổi hạch không thể nhận biết có phải là vì HIV gây ra hay không

Cách điều trị hạch cổ?

Thông thường hạch cổ là triệu chứng thứ phát vì 1 nguyên nhân tiềm ẩn. Chính vì vậy nếu như điều trị từ nguyên nhân gốc thì hạch thường sẽ tự biến mất. Trừ các trường hợp bị viêm mô tế bào hoặc viêm sưng ở hạch. Khi đó người bệnh có thể phải điều trị với những phát đồ kháng sinh hay can thiệp ngoại khoa giúp loại trừ áp xe và hạch viêm hoại tử.

Nếu hạch cổ này tự dưng biến mất mà không cần phải điều trị thì có phải là không mắc HIV không?

Nếu như hạch cổ không tự biến mất và không tiến hành điều trị thì khi đó rất khó để có thể khẳng định được bạn có đang mắc HIV hay không. Virus ở giai đoạn đầu khi xâm nhập trực tiếp vào trong cơ thể cũng khiến cho cơ thể xuất hiện những phản ứng miễn dịch. Theo đó người bạn sẽ có một số triệu chứng tương tự như bệnh cảm cúm và hạch ở cổ có thể sẽ bị nổi kèm theo. Tùy vào mỗi một thể trạng của người bệnh mà hạch ở cổ cũng sẽ xuất hiện ngắn hoặc lâu. 

Nhưng trong rất nhiều trường hợp theo như ghi nhận từ các chuyên gia thì ở giai đoạn đầu hạch lympho nổi lên thông thường sẽ biết mất sau khoảng thời gian từ 2 tới 4 tuần.

Có cách nào nhận biết bị mắc HIV mà không cần đi xét nghiệm không?

Cho tới thời điểm hiện tại không có cách nào có thể nhận biết được chính xác bản thân bị nhiễm HIV hay không mà không tiến hành xét nghiệm. Vẫn chưa có bất cứ một phương pháp lâm sàng nào chẩn đoán một cách chính xác tình trạng này.

Xét nghiệm sẽ giúp bạn xác định liệu mình có mắc HIV hay không?

Xét nghiệm để nhận biết chính xác bản thân có nhiễm HIV hay không

Hiện tại có rất nhiều người khá e ngại với việc trực tiếp đi thăm khám và làm các xét nghiệm HIV. Nhưng bạn hoàn toàn có thể an tâm vì những phòng khám chuyên khoa ở thời điểm hiện tại sẽ tuân thủ theo quy định của bộ y tế và pháp luật về việc bảo vệ và tôn trọng quyền riêng tư của các đối tượng phơi nhiễm và bệnh nhân nhiễm HIV.  

Tất cả các kết quả xét nghiệm và thông tin của người bệnh sẽ được giữ kín. Ngoài ra bệnh nhân cũng được tư vấn và thăm khám tại những phòng khám riêng để có thể đảm bảo bảo mật thông tin và sự tế nhị cho bệnh nhân. Chính vì vậy nếu như cảm thấy bản thân có bất cứ một dấu hiệu nào hoặc là đối tượng phơi nhiễm bạn cần tới ngay những địa chỉ xét nghiệm đảm bảo đủ uy tín để thăm khám và nhận được tư vấn phù hợp. 

Như vậy có thể thấy được rằng hạch bạch huyết đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt đây còn là một trong những tình trạng vô cùng phổ biến và cũng thường xuyên nhầm lẫn với nhiễm HIV. Vì vậy nếu như xuất hiện tình trạng này kéo dài bạn lên thăm khám trực tiếp tại những cơ sở đảm bảo độ uy tín. Hy vọng với những thông tin được https://galantclinic.com/ chia sẻ qua bài viết trên sẽ giúp cho bạn hiểu được rõ hơn về hạch HIV cũng như dấu hiệu của căn bệnh HIV này. 

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Xét nghiệm HIV – Giang mai – Lậu – Viêm gan B & C