Search
Close this search box.

Góc chia sẻ: Sùi mào gà và giang mai điểm giống và khác nhau?

Sùi mào gà và giang mai điểm giống và khác nhau?

Sùi mào gà và giang mai là hai căn bệnh lây lan qua qua đường tình dục, do vi khuẩn HPV gây ra. Đây là hai căn bệnh dễ bị nhầm lẫn với nhau và sau đây bên mình sẽ cung cấp thông tin về hai căn bệnh sùi mào gà và giang mai, điểm giống và khác nhau giữa sùi mào gà và giang mai, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Tổng quan về sùi mào gà và giang mai

Sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội có thể dễ lây lan qua đường tình dục. Do virus HPV gây ra, thời gian ủ bệnh có thể từ 14 ngày đến 9 tháng.

Các sang thương sùi mào gà có màu hồng hoặc xám, các nốt sùi có kích thước rất nhỏ từ 1-2 mm trong thời gian đầu và nhanh chóng lan rộng thành từng mảng lớn sau một khoảng thời gian.

Xuất hiện trên các vị trí cơ thể như: cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng, âm đạo, lỗ tiểu,…

Các vết sùi không gây ra đau, rát trong giai đoạn đầu, nên bệnh nhân thường nhầm lẫn bệnh với các bệnh khác như giang mai, mụn sinh dục,..Khi các mảng sùi lớn phát triển và xảy ra va chạm sẽ gây đau, rát, lở loét gây mùi hôi thối khó chịu. 

Giang mai là gì?

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục và qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai thường sẽ phát triển theo 4 giai đoạn chính. Nếu không phát hiện bệnh kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, não, mắt, thậm chí gây tử vong.

Sùi mào gà và giang mai điểm giống và khác nhau?
Sùi mào gà và giang mai điểm giống và khác nhau?

Điểm giống và khác nhau giữa sùi mào gà và giang mai

Những điểm giống nhau của 2 bệnh

Đều có đường lây lan bệnh giống nhau là lây qua đường tình dục, qua tiếp xúc với dịch tiết, máu của người bệnh và truyền từ mẹ sang con.

Trong giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh chưa rõ ràng, người bệnh thường dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác và các sang thương thường không đau, rát nên dẫn đến sự chủ quan của người bệnh không đi khám kịp thời, làm cho bệnh phát triển nặng hơn.

Đều để lại các sang thương trên da và các cơ quan trên cơ thể như cơ quan sinh dục, hậu môn, tay, chân,…

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng, gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Hiện nay cả hai bệnh đều chưa có vắc xin và thuốc đặc trị để tiêu diệt virus. Sau khi điều trị thì bệnh vẫn có nguy cơ cao tái nhiễm.

Những điểm khác nhau có thể phân biệt

Sau đây là những điểm khác biệt giữa sùi mào gà và giang mai.

Nguyên nhân gây bệnh

Sùi mào gà: Do virus có tên gọi là HPV gây ra

Bệnh giang mai: Do virus xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra.

Thời gian ủ bệnh

Sùi mào gà: từ 2 – 9 tháng, trung bình là 3 tháng.

Giang mai: từ 3 – 4 tuần sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai.

Các giai đoạn bệnh

Sùi mào gà: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn phát triển, giai đoạn biến chứng và giai đoạn tái phát.

Giang mai: 

Giai đoạn 1: từ 3 đến 90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, trung bình 21 ngày.

Giai đoạn 2: từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1

Giai đoạn tiềm ẩn: Giai đoạn này chia làm hai loại là thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2.

Giai đoạn 3: từ 3 đến 15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1.

Biểu hiện bệnh của sùi mào gà do HPV gây ra

Sùi mào gà: xuất hiện các u sùi màu hồng hoặc xám, kích thước nhỏ 1-2 mm, có cuống, mọc riêng lẻ tại các bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng,… Các u sùi không gây đau, rát cho người bệnh. Sau một thời gian, các u sùi phát triển liên kết tạo thành các mảng lớn giống như mào gà hoặc súp lơ. Khi các u sùi bị va chạm sẽ vỡ chảy mủ và máu gây đau, rát và mùi hôi thối làm dễ nhiễm trùng.

Biểu hiện bệnh của bênh giang mai

Giai đoạn 1: Xuất hiện các vết lở loét ở bộ phận sinh dục, trực tràng. Các vết loét này có tên gọi là săng giang mai, vết loét màu đỏ, không đau, không ngứa, không có mủ, kích thước 0.3 – 3 cm. Các vết loét có thể tự biến mất sau 3 đến 6 tuần mà không cần điều trị. Giai đoạn này người bệnh thường lầm tưởng đã khỏi bệnh, tuy nhiên vi khuẩn đã đi vào máu và tiếp tục phát triển.

Giai đoạn 2: Nổi ban đối xứng, màu hồng, không ngứa, xuất hiện trên toàn thân bao gồm cả tứ chi , ngay cả trong lòng bàn tay và bàn chân.

Các vết ban không gây đau, ngứa, không nổi cao trên bề mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Đào ban xuất hiện trong 1 – 2 tuần, 1-3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.

Hoặc có thể xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc. Các mảng sẩn có nhiều loại kích thước khác nhau, không liên kết với nhau, thường hay bong vảy và có viền da ở xung quanh sẩn.

Các sản bị cọ xát với nhau gây chảy nước, trong dịch nước này có chứa nhiều xoắn khuẩn rất dễ lây lan khi tiếp xúc với bệnh nhân. Trong giai đoạn này người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch.

Một số trường hợp hiếm gặp kèm theo viêm gan, thận, viêm khớp, viêm dây thần kinh vị giác,.. Các triệu chứng này cũng tự biến mất sau 3 – 6 tuần.

Giai đoạn tiềm ẩn: Ở giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng bệnh. Giang mai tiềm ẩn sớm dưới 1 năm có thể tái phát các triệu chứng bệnh. Giang mai tiềm ẩn muộn kéo dài hơn 1 năm sẽ không có triệu chứng và không lây bằng giang mai tiềm ẩn sớm.

Giai đoạn 3: xảy ra từ 3 – 15 năm sau giai đoạn 1. Bao gồm 3 loại, giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai. Người bệnh đang trong giai đoạn này không lây bệnh.

Củ giang mai: sẽ xuất hiện từ 1  đến  46 năm sau khi bản thân nhiễm bệnh, trung bình 15 năm. Hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ hoặc ngả tím, kích thước nhỏ bằng hạt ngô. Các củ giang mai dễ bị hoại tử gây viêm loét hoặc teo, rất chậm lành và ít lây. Sau khi khỏi bệnh sẽ để lại sẹo.

Giang mai thần kinh: nguy hiểm đến hệ thống thần kinh trung ương. 

Nếu xảy ra sớm: không có triệu chứng rõ ràng, các triệu chứng lâm sàng thường thô sơ.

Nếu xảy ra muộn: gây viêm màng não, tổn thương mạch máu não, thoái hóa ở não. Xuất hiện từ 4 – 25 năm sau khi nhiễm bệnh. Bệnh làm suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức, động kinh, đột quỵ và hay gây ảo giác cho người bệnh.

Giang mai tim mạch: xảy ra sau 10 – 30 năm sau nhiễm bệnh. Biến chứng thường gặp ở người bệnh là phình mạch.

Tác hại của bệnh

Sùi mào gà: Bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các bệnh viêm âm đạo, ung thư cổ tử cung, thậm chí là vô sinh. Đối với phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ sinh non, xảy thai.

Giang mai: Bệnh gây ra các sang thương như các vết sẹo, mảng sẩn lở loét trên da gây mất thẩm mỹ. Trong giai đoạn cuối của bệnh thường gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm tổn thương đến thần kinh, tim mạch, gây ra trầm cảm và có nguy cơ đột quỵ cao.

Bệnh giang mai và sùi mào gà có chữa được không?

Bệnh sùi mào gà và giang mai hiện nay chưa có vắc xin để tiêm phòng, cũng như chưa có thuốc đặc trị khỏi virus. Tuy nhiên với khoa học hiện đại, thì đã có các phương pháp hiện đại có thể chữa khỏi các sang thương do bệnh gây ra.

Nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu thì người bệnh có thể được điều trị khỏi bệnh và giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh sùi mào gà, giang mai và cách phân biệt hai căn bệnh phổ biến này. Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh thì tốt nhất bạn cần nên đến các cơ sở chuyên khoa y tế để thăm khám kịp thời.

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%