Search
Close this search box.

Thông thường suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh sẽ khiến cho sức đề kháng bị suy giảm cùng các tác nhân nhiễm trùng. Chính vì vậy trẻ em sẽ rất dễ gặp tình trạng nhiễm trùng. Những nhiễm trùng thường sẽ bị nặng và kéo dài. Ngoài ra việc điều trị cũng trở nên khó khăn, khiến cho nguy cơ tử vong tăng cao. Do đó việc điều trị, phát hiện từ sớm sẽ giúp hạn chế được nguy hiểm một cách tối đa và giúp bảo vệ cho sức đề kháng của trẻ nhỏ.

Suy giảm miễn dịch bẩm sinh

Bất cứ một rối loạn nào cũng khiến hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả và sẽ gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. Nếu như hệ thống miễn dịch hoạt động không được trơn tru thì khi đó cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Từ đó khiến cho: 

Hệ thống miễn dịch hoạt động không được trơn tru thì khi đó cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh

  • Bị nhiễm khuẩn và nhiễm siêu vi tái phát nhiều lần. Có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan đa dạng khác nhau. 

  • Mắc các căn bệnh nhiễm trùng cơ hội. Những loại bệnh thông thường chỉ gặp phải nếu như chức năng của hệ miễn dịch suy giảm một cách rõ rệt. 

  • Nguy cơ bị nhiễm trùng nặng sẽ tăng cao so với những người bình thường. 

Suy giảm hệ miễn dịch tiên phát

Hiện tại suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh còn được biết tới là suy giảm miễn dịch tiên phát. Ở trẻ em đây là triệu chứng rối loạn di truyền vì đột biến gen của hệ miễn dịch. Theo đó cơ thể của trẻ nhỏ sẽ không thể sản xuất ra đủ những tế bào hoặc những kháng thể miễn dịch nhằm chống lại những tác nhân gây bệnh.

Chính vì vậy những trẻ nhỏ bị hội chứng suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh thường có sức đề kháng giảm. Từ đó khiến cho trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng cao hay kéo dài hơn so với trẻ bình thường. Nếu như không được điều trị và phát hiện kịp thời sẽ để lại biến chứng nặng nề và thậm chí là đe dọa tới tính mạng. Nhưng nếu như được phát hiện từ sớm thì trẻ nhỏ có thể điều trị ổn định bằng những phương pháp hỗ trợ.  

Dù đây đang được coi là một bệnh di truyền mạn tính. Tuy nhiên nếu như trẻ em được phát hiện từ sớm trước 3 tới 6 tháng tuổi cũng như tiến hành điều trị kịp thời thì khi đó cơ hội chữa khỏi bệnh có thể sẽ lên tới 80 hoặc 90%. Thông thường trẻ bị bệnh sẽ thiếu hụt đi một lượng IgG vì vậy nếu như đều đặn mỗi tháng được truyền vào chế phẩm miễn dịch thay thế thầy vẫn có thể tiếp tục học tập và vui chơi giống như các bạn đồng trang lứa. 

Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát

Những yếu tố bên ngoài hoàn toàn có thể ảnh hưởng xấu tới những phản ứng miễn dịch và gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch thứ phát. Từ đó tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Thông thường những khiếm khuyết miễn dịch được quan sát ở suy giảm miễn dịch thứ phát sẽ không đồng nhất với nhau. 

Những yếu tố bên ngoài hoàn toàn có thể ảnh hưởng xấu tới những phản ứng miễn dịch

Theo đó đối với tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát, biểu hiện lâm sàng được thể hiện thông qua tần suất tăng hay biến chứng bất thường và đôi khi là vì sự xuất hiện nhiễm trùng cơ hội. Những suy giảm hệ miễn dịch thứ phát hoàn toàn có thể biểu hiện rộng và sẽ tùy thuộc mức độ tình trạng bên ngoài của phạm vi cũng như tính nhạy cảm mà bệnh nhân hiện có. 

Cụ thể đối với tình trạng suy giảm hệ miễn dịch vì dùng những thuốc ức chế hệ miễn dịch khác hoặc dùng corticosteroid sẽ phụ thuộc chủ yếu vào liều lượng sử dụng. 

Nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh 

Hiện tại suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh được biết tới là căn bệnh rất hiếm gặp và có tỷ lệ mắc phải là 1/1.200 đối với trẻ sinh sống.

Hệ miễn dịch bình thường sẽ giúp cho cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh ví dụ như nấm, virus, vi khuẩn,… Theo đó bệnh sẽ giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hay tiên phát là vì những khiếm khuyết gen khiến cho 1 số thành phần hệ miễn dịch cơ thể hoạt động không bình thường và dẫn tới tình trạng dễ bị nhiễm trùng. Những thể bệnh SGMDTP ở mức tương đối nhẹ. Nhưng một số thể khác lại ở mức độ nghiêm trọng vì độ thiếu hụt miễn dịch là khác nhau. 

Nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh

Đặc trưng của suy giảm miễn dịch bẩm sinh 

Đặc trưng

Đặc trưng của suy giảm miễn dịch bẩm sinh đó chính là sự nhạy cảm của trẻ nhỏ với những tác nhân nhiễm trùng. Và đặc biệt là những nhiễm trùng cơ hội. Chúng có thể sẽ không xảy ra đối với trẻ em có hệ miễn dịch ở mức độ bình thường. 

Theo đó dưới đây là những dấu hiệu gợi ý trẻ nhỏ gặp tình trạng suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, cụ thể như sau: 

Những dấu hiệu

  • Trẻ em bị nhiễm trùng kéo dài và ở mức độ nặng. Ví dụ như viêm tai, viêm xoang, viêm phổi hoặc viêm phế quản,.. hoặc nhiễm trùng tái phát 

  • Trẻ em bị chậm tăng trưởng, bị chững cân hoặc chậm phát triển

  • Trẻ em điều trị bằng loại thuốc kháng sinh trong suốt một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên là ít có hiệu quả. 

Trẻ em bị nhiễm trùng kéo dài và ở mức độ nặng

  • Đối với những trẻ em sơ sinh, thông thường sẽ bị chậm rụng rốn và có thể sẽ kéo dài hơn 30 ngày. 

  • Gia đình của trẻ nhỏ có tiền sử suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh

  • Trẻ em bị nấm miệng hoặc nấm da kéo dài

  • Trẻ em xuất hiện quá hai ổ nhiễm trùng sâu

  • Xuất hiện tình trạng viêm, nhiễm trùng tại những cơ quan nội tại. Đồng thời cũng có thể xảy ra dấu hiệu viêm ở nhiều cơ quan trong cùng một thời điểm. 

  • Trẻ em gặp tình trạng tiêu chảy và kén ăn kéo dài

Để có thể điều trị được tình trạng nhiễm trùng, bắt buộc phải tiêm vào loại thuốc kháng sinh. Ngoài ra một số trẻ nhỏ gặp hội chứng này hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng phản ứng toàn thân nếu như tiêm vắc xin sống giảm độc lực. Ví dụ như vắc – xin BCG phòng bệnh lao, vắc – xin thủy đậu,… 

Lượng bạch cầu ngoại vi lympho giảm xuống dưới mức 2500ml

Thông thường những bệnh lý nhiễm trùng sẽ lặp lại nhiều lần. Chính vì vậy mà trẻ nhỏ sẽ được điều trị với loại thuốc kháng sinh ở liều lượng cao. Nhưng khi đó hiệu quả đem lại sẽ không được nhiều. 

Những điều cần làm khi bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh

Nếu như phát hiện trẻ nhỏ có các dấu hiệu bất thường và nghi ngờ bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh thì cần cho trẻ tới ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị từ sớm. 

Cần cho trẻ tới ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị từ sớm

Việc khai thác những thông tin liên quan tới tiền sử gia đình và tiền sử bệnh tật hoặc sự phát triển của trẻ nhỏ sẽ giúp cho bác sĩ chuẩn đoán được chính xác hơn bệnh lý của trẻ nhỏ. 

Ngoài ra cũng cần phải:

  • Vệ sinh sạch sẽ thân thể cho trẻ nhỏ một cách thường xuyên

  • Hướng dẫn trẻ nhỏ thường xuyên chăm sóc cho răng miệng

  • Đảm bảo ăn uống vệ sinh và xây dựng một chế độ ăn uống cân đối, phù hợp. Giúp cho cơ thể ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng. 

  • Vận động nhẹ nhàng

  • Cho trẻ em ngủ đủ giấc

  • Tránh tình trạng căng thẳng và không tạo áp lực. Đặc biệt phải tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. 

Ngoài ra cũng cần phải chăm sóc tốt cho sức khỏe thai kỳ và tiến hành khám định kỳ theo như chỉ dẫn, hướng dẫn từ phía các y bác sĩ. bên cạnh đó cũng cần thăm hỏi ý kiến từ các bác sĩ những vấn đề liên quan tới việc tiêm chủng định kỳ. 

Các cách điều trị có hiệu quả

Hiện tại bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh được đánh giá ở mức độ khá nguy hiểm và có nguy cơ tử vong khá cao. Ngoài ra cũng có thể để lại một số biến chứng nặng nề. Nhưng nếu như được phát hiện thì vẫn có thể điều trị được. Cụ thể những phương pháp điều trị như sau:

Bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh được đánh giá ở mức độ khá nguy hiểm

  • Liệu pháp immunoglobulin.

  • Sử dụng những yếu tố giúp tăng trưởng.

  • Liệu pháp gamma interferon.

  • Phương pháp cấy ghép tế bào gốc.

Ngoài ra để cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao thì trong suốt quá trình điều trị cần phải thay đổi thói quen của bản thân. Nên tạo lối sống lành mạnh để có thể duy trì được sức khỏe tốt nhất. 

Như vậy qua bài viết trên https://galantclinic.com/ đã cung cấp đầy đủ những thông tin chi tiết nhất liên quan tới hội chứng suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh. Theo đó nếu như thấy trẻ có bất cứ một dấu hiệu nào liên quan tới hội chứng này, tốt nhất nên cho trẻ thăm khám và điều trị từ sớm. Điều này sẽ giúp đem đến sức khỏe tốt và hỗ trợ quá trình phát triển cho trẻ nhỏ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *