Search
Close this search box.

Dự phòng phơi nhiễm HIV là gì? Điều trị ra sao?

Tìm hiểu về phơi nhiễm HIV

Phơi nhiễm với HIV là gì

Phơi nhiễm HIV là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Dự phòng sau phơi nhiễm là dùng thuốc kháng HIV càng sớm càng tốt sau khi bạn đã phơi nhiễm với HIV để giảm thiểu khả năng bị lây nhiễm HIV. Việc dự phòng phải được thực hiện trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm thì mới có hiệu quả.

Ai nên dùng PEP

– Những người vừa quan hệ tình dục không an toàn với người khác mà không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của họ. Trường hợp này có thể là quan hệ tình dục với mại dâm nam hoặc mại dâm nữ.

  • Sự cố trong lúc quan hệ tình dục như rách bao, bị trầy xước da niêm mạc mà không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của bạn tình.
  • Những người sử dụng heroin có tiêm chích chung với người nhiễm HIV.
  • Những người bị bạo hành tình dục như bị cưỡng hiếp.
  • Sự cố hằng ngày khi sống chung với người nhiễm HIV ví dụ như sử dụng nhầm dao cạo râu dính máu của người nhiễm HIV làm trầy xước da, sử dụng bàn chải đánh răng dính máu của người nhiễm HIV làm trầy xước niêm mạc miệng.
  • Những người bị cướp đe dọa bằng cách lấy kim dính máu đâm.
  • Những người vô tình đạp phải kim khi đi trên đường.
  • Nhân viên y tế phơi nhiễm nghề nghiệp trong lúc thực hiện công việc với bệnh nhân nhiễm HIV.

PEP - Phương pháp ngừa HIV khẩn cấp

PEP – Phương pháp ngừa HIV khẩn cấp

Những công việc cần làm trước khi dùng PEP

Bạn sẽ được khám kĩ lưỡng, đánh giá tình huống phơi nhiễm có nguy cơ cao hay thấp.Bạn sẽ được làm các xét nghiệm:

HIV: để chắc chắn bạn đang không nhiễm HIV. Tuy nhiên nếu bạn là người có yếu tố nguy cơ thường xuyên như mại dâm nam, mại dâm nữ, tiêm chích heroin thì xét nghiệm HIV lúc này có thể âm tính trong giai đoạn cửa sổ.

Creatinin: để đánh giá chức năng thận của bạn. Trong các loại thuốc PEP có một thành phần có tác dụng phụ làm suy giảm chức năng thận nên phải đánh giá trước khi sử dụng.

HbsAg: là xét nghiệm xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan B.

Anti HCV: là xét nghiệm xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan C.

Ngoài ra bác sĩ có thể cho bạn làm thêm các xét nghiệm như: tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan,…Khi kết quả xét nghiệm HIV của bạn âm tính và các xét nghiệm khác bình thường. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc PEP cho bạn.

Tác dụng phụ của PEP và cách hạn chế

Đau đầu, choáng váng: là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng phác đồ có Efavirenz. Tác dụng phụ này thường giảm bớt sau khoảng một tuần điều trị tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài hết đợt điều trị. Người bệnh cần uống thuốc cách xa bửa ăn khoảng 2 giờ, hạn chế ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ. Nếu bị choáng sau khi uống thuốc cần ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi hạn chế chạy xe vận hành máy móc.

Tiêu chảy: là tác dụng phụ thường gặp của các thuốc kháng virus, tuy nhiên tác dụng phụ này sẽ tự giới hạn hoặc hoàn toàn không có ở một số người. Nếu tình trạng ktieue chảy kéo dài bạn nên uống nhiều nước và gặp bác sĩ kê thêm thuốc chống tiêu chảy khi cần thiết.Dị ứng: nổi mẫn đỏ thường ở tay, chân, ngực, bụng một số ít ở mặt. Đây là tác dụng phụ thường gặp ở những người có tiền sử dị úng. Để hạn chế các bạn nên kiêng những loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, gà, bò, các loại mắm, các loại thực phẩm lên men,… Nếu bạn có tiền sử dị ứng hãy cho bác sĩ biết, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống dị ứng nếu cần thiết.

Tác dụng phụ lên gan và thận: thuốc PEP là một chất ngoại sinh đối với cơ thể nên sẽ được chuyển hóa chủ yếu qua gan và thận. Trong thời gian uống thuốc các bạn nên hạn chế thức khuya, uống nước đầy đủ và không nhịn đi tiểu.

Theo dõi sau khi sử dụng PEP

Thời gian sử dụng PEP là 28 ngày. Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị các bạn cần chờ thêm ít nhất là 1 tháng để xét nghiệm HIV. Nếu kết quả HIV âm tính có nghĩa là bạn đã được bảo vệ hoàn toàn. Nếu kết quả HIV dương tính có thể bạn đã nhiễm HIV từ trước, (kết quả HIV lúc bắt đầu điều trị PEP âm tính trong giai đoạn cửa sổ) hoặc các bạn không tuân thủ tốt trong quá trình sử dụng PEP.

Hiệu quả của PEP

Năm 2016 trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã công bố 6 nghiên cứu quan sát các đối tượng sử dụng PEP. Trong 1535 người nam sử dụng PEP có 1487 người được bảo vệ hoàn toàn. Có 48 ca ghi nhận nhiễm HIV sau đó, nguyên nhân là do họ tiếp tục có hành vi nguy cơ sau khi kết thúc phát đồ 28 ngày và không tuân thủ điều trị.Tài liệu tham khảo: https://stacks.cdc.gov/view/cdc/38856

Vì vậy sau khi sử dụng PEP nếu còn yếu tố nguy cơ các bạn nên tham gia chương trình dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). Hãy đến phòng khám để được khám và tư vấn kĩ.

Tham khảo ngay: Dịch vụ Dự Phòng & Điều Trị HIV tại Galant Clinic

CHUỖI HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM GALANT

———————–

TP HỒ CHÍ MINH:

Chi nhánh 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM | Hotline 0943 108 138 * ☎️ 028. 7303 1869
⏰ Làm việc: 8:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)

Chi nhánh 2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM | Hotline 0976 856 463 * ☎️ 028. 7302 1869
⏰ Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

Chi nhánh 3: 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q.Tân Bình, HCM | Hotline 0901 386 618 * ☎️ 028. 7304 1869
⏰ Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

Chi nhánh 4: Số 15, đường số 3 (cư xá Lữ Gia) P.15, Q.11, HCM | (Số 273 Lý Thường Kiệt, P15, Q11 RẼ PHẢI vào đường 3)
Hotline: 0932 623 048 * ☎️ 028 7300 5222 | ⏰ Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

Chi nhánh 5: 417/21 Quang Trung, P.10, Quận Gò Vấp | Hotline/Zalo/Viber: 0906 200 902
Điện thoại: 028 7305 1869 | Giờ làm việc: 11:00 – 20:00 từ Thứ 2 – Thứ 7

———————–

PHÒNG KHÁM VÀ NHÀ THUỐC GALANT HÀ NỘI

Chi nhánh 6: Số 15, ngõ 143, phố Trung Kính, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội | Hotline: 0981020447 ☎️ 02473001869
⏰ Làm việc: 9:00 – 20:00 Thứ 2 – Chủ nhật
Email: phongkhamgalanthanoi@gmail.com

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com
https://www.facebook.com/GalantClinic
www.galantclinic.com
www.dieutrihiv.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%