Search
Close this search box.

Nổi mụn HIV ở giai đoạn đầu

Xem nhanh nội dung

Mẩn ngứa, nổi mề đay, nổi mụn là những hiện tượng rất bình thường có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trên cơ thể. Đó có thể là dấu hiệu của nóng trong, viêm gan, nhiễm khuẩn da… Và 1 trong số đó có cả mụn HIV. Nhưng vì hiện tượng này quá phổ biến nên chúng ta rất có thể sẽ nhầm lẫn với những căn bệnh khác mà không để ý. Hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu này trong bài để có sự nhận biết một cách chính xác nhất nhé.

uzumjbqs zuejf9aiveti7xgep5uebu ynuxyds3i5lhcugnhqvfq r7kl1patbx2vz4urssfo3dfza gu 9wrn8uos9urwpzpq4 ltuzojn 3zygk65idlz3tyd5snncmk b1e

Nổi mụn HIV là một trong những dấu hiệu bệnh bạn cần nắm bắt

Nhận biết nổi mụn ở giai đoạn đầu virus HIV

Mụn HIV giai đoạn đầu xuất hiện trên cơ thể của người bệnh với những dấu hiệu nhận biết đơn giản đó là:

  • Các nốt mụn nước, mủ nhỏ sẽ kèm theo với những nốt ban màu hồng, đỏ xuất hiện trên da.

  • Khi sờ vào bề mặt da tại vùng xuất hiện mụn sẽ thấy các nốt nhỏ sần sùi, dày và nổi cộm. Nhìn sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng so với những vùng da lành khác.

  • Nổi mụn HIV sẽ thường xuất hiện ở các vùng da ở ngực, lưng hoặc chân tay. Ngoài ra, chúng cũng có thể xuất hiện ở khoang miệng, môi hoặc bộ phận sinh dục của người bệnh.

  • Mụn HIV sẽ bắt đầu xuất hiện trên cơ thể sau khoảng 2 – 3 tuần khi bạn bị phơi nhiễm.

  • Điểm đặc biệt là khi nổi mụn do virus HIV có thể người bệnh sẽ không cảm thấy ngứa. Điều này hoàn toàn khác đối với khi chúng ta nổi mụn do các bệnh nhiễm trùng cơ hội là sẽ thấy ngứa ngáy và khó chịu

  • Sau một thời gian, các nốt mụn do HIV sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị do đã có sự chuyển đổi huyết thanh.

Bên cạnh đó, nếu như bạn bị nổi mụn do virus HIV thì sẽ kèm theo những triệu chứng như: mệt mỏi, kiệt sức, khó tập trung vào công việc và giảm cân không rõ nguyên nhân, sưng hạch bạch huyết, sốt và ớn lạnh, tiêu chảy thứ phát hoặc mãn tính.

Nhận biết những triệu chứng nhiễm HIV giai đoạn đầu

Tại sao nhiễm virus HIV gây nổi mụn?

HIV có nổi mụn không? Câu trả lời dành cho bạn là CÓ. Và có nhiều nguyên nhân khiến những người nhiễm HIV nổi mụn. Ở giai đoạn đầu tức là khoảng từ 2 đến 6 tuần sau khi phơi nhiễm, có tời 40-90% người bệnh bị nổi mụn. Hiện tượng này được gọi là hội chứng Retrovirus cấp tính (ARA).

Thực tế thì việc nổi mẩn ngứa, mụn khá phổ biến nên nhiều người lầm tưởng với các bệnh khác và chủ quan không đi kiểm tra khiến bệnh tiến triển ngày càng nhanh hơn. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này đó là do cơ thể hệ thống miễn dịch trong cơ thể người đã được kích hoạt để chống lại virus lạ xâm nhập. 

Đây là giai đoạn mà huyết thanh có sự chuyển đổi trong cơ thể khiến các đốm nhỏ xuất hiện trên da. Mụn HIV sẽ có màu đỏ đối với những ai có làn da trắng. Người có da tối màu thì nốt mụn thường sẽ có màu tía đậm. 

xuv4j6uz8fstp vqkju8setvnqbr4b4sfi4xipk7k6xzdk6j0ua0kpsw dhepavrbg3uinontp0sfl 45odfcet3smk bgt5 e6u45scmmc5odh05iwrkhonhej68gewp

Mụn HIV có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Các triệu chứng khác đi kèm với nổi mụn HIV

Không chỉ có nổi mụn HIV, khi bị virus tấn công, người bệnh còn có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Sốt nhẹ và ớn lạnh: Người bệnh sẽ bị sốt từ khoảng 37,5 – 38 độ C. Kèm theo đó là cảm giác ớn lạnh toàn thân. Tình trạng này sẽ kéo dài từ 1-2 tuần tùy theo tình trạng của từng người. Nguyên nhân là vì hệ thống miễn dịch có phản ứng lại với virus gây nên những cơn sốt.

  • Người nhiễm HIV cũng có thể bị đau họng, đau miệng, thậm chỉ là sưng họng. Cùng với đó là đau cơ, tiêu chảy và buồn nôn: Sẽ có khoảng 30-60% người nhiễm HIV xuất hiện các dấu hiệu bệnh này. 

  • Người nhiễm HIV cũng có thể bị mờ mắt, khó nhìn hơn.

  • Cảm giác ăn không ngon, không muốn ăn và giảm cân một cách khó hiểu.

  • Người bệnh cũng sẽ bị đau khớp và phình các tuyến. Đặc biệt xuất hiện nhiều ở khu vực ở nách, cổ chính là nơi có hạch bạch huyết. Như vậy, người dùng sẽ bị co thắt các cơ.

  • Ngoài ra, người nhiễm HIV còn có thể kèm theo các triệu chứng ít gặp hơn ví dụ như: Nấm, tưa miệng, nhiễm trùng, giảm cân, rối loạn kinh nguyệt… 

Những nguyên nhân khác gây nổi mụn

Mụn HIV cũng có thể xuất hiện khi người dùng sử dụng thuốc kháng virus ví dụ như Abacavir, Amprenavir, Nevirapine và có phản ứng với thành phần của thuốc. Khi gặp phải tình trạng này thì người bệnh cần phải gặp bác sĩ để có sự điều chỉnh trong quá trình điều trị.

Mụn cũng có thể xuất hiện tại giai đoạn thứ 3 khi bị nhiễm HIV. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1-3 năm gây cảm giác khó chịu cho người dùng. Các vị trí mụn này thường có ở ngực, mặt, bẹn, dưới cánh tay, lưng.

Ngoài ra, mụn HIV xuất hiện còn do một số các nguyên nhân khác như: bị vi khuẩn tấn công vào cơ thể, zona, viêm mao mạch dị ứng, bệnh giang mai,…

wklvjzppv6fmysf8 zimdpfosm5tu6ewut z inx4pwgbvsn7n74us7chbmqvxmmf5vp7scukr4bgikz geknomlj8icfare6gtnipvwzzajbaxbsrrucr

Phân biệt mụn HIV và mụn thông thường để phát hiện bệnh sớm

Phân biệt nổi mụn thông thường và nổi mụn do HIV

Bạn cần biết cách nhận biết các loại mụn HIV giúp phân biệt so với các loại mụn khác. Đồng thời phát hiện bệnh sớm để có phác đồ điều trị HIV phù hợp, kéo dài tuổi thọ của mình.

Đối với những người bị phơi nhiễm HIV sau khoảng 2-6 tuần thì mụn sẽ xuất hiện. Khi nổi mụn sẽ kèm theo hiện tượng sốt và ớn lạnh. Đây là điều chúng ta không gặp phải nếu chỉ nổi mụn thông thường.

Khi bị mụn do nóng trong, dị ứng thuốc, thời tiết, môi trường hay vi khuẩn tấn công thì người bệnh chỉ bị nổi đỏ vùng da đó và kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Dùng thuốc bôi và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết sau từ 3 đến 5 ngày.

Cách xử trí khi nổi mụn do virus HIV

Cách duy nhất khi phát hiện các nốt mụn HIV đó chính là đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Nếu như kết quả xét nghiệm âm tính và xác định đây chỉ là nốt mụn thông thường thì sử dụng thuốc bôi để giải quyết tình trạng này. 

Ngược lại, nếu dương tính với virus HIV thì người bệnh sẽ vần phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó, các loại thuốc cần sử dụng là: 

  • Thuốc chống virus HIV sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh.

  • Các loại thuốc giúp người bệnh chống lại mụn ở ngoài da.

  • Thuốc hỗ trợ việc giảm ngứa trên da ví dụ như các loại kem bôi có chứa corticosteroid.

  • Thuốc kháng histamine bao gồm các thuốc như Benadryl và Atarax.

  • Bên cạnh đó là thuốc chống nhiễm khuẩn tùy theo tình trạng bệnh của từng người sẽ được chỉ định.

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh khi bị mụn HIV còn cần phải ghi nhớ thêm một số điều đó là:

  • Tránh ánh sáng trực tiếp lên các vùng da bị nổi mụn. Cũng không nên ngồi trong phòng nhiệt độ quá lạnh quá lâu khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.

  • Tắm với nước ở nhiệt độ thích hợp không làm ảnh hưởng đến vùng da bị nổi mụn. Sử dụng các loại kem bôi ngoài da ngay sau khi tắm.

  • Tuyệt đối không nên sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm nhiều hương liệu và thành phần khiến da bị khô, kích ứng. Nên chọn sản phẩm với thành phần tự nhiên, an toàn cho da.

  • Mặc quần áo được làm từ chất liệu cotton thoáng mát, dễ chịu, hạn chế cọ xát vào vùng da bị mụn HIV.

  • Ghi nhớ thời gian và uống thuốc theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để kháng virus hiệu quả.

q ebtwoh6yfphxjd64f1sjkhq b1nujcelcj1e4zbjuvia4oo8i2psq7htfjao fouewxhi0v1xr vt0r80f1q4ybecq0xyfqqbmst0gar1cxiyfsozxavw4o8a4ponqz7 kmly

Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định để điều trị bệnh hiệu quả

Hy vọng với những thông tin có liên quan đến mụn HIV cũng như tổng quan chung về căn bệnh này, bạn đã có cách nhận biết và điều trị bệnh phù hợp với mình.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%