Search
Close this search box.

Người bị nhiễm HIV không được làm việc gì?

Làm việc là nhu cầu tất yếu của bất cứ ai giúp duy trì cuộc sống hằng ngày của bản thân và gia đình. Những người bị nhiễm HIV cũng thế. Khi mang trong mình loại virus nguy hiểm này họ vẫn hoàn toàn có thể chung sống cùng với nó thậm chí là không làm lây nhiễm cho người khác nếu thực hiện đúng theo phác đồ điều trị được đưa ra. Nhưng vẫn có một số công việc hạn chế người nhiễm HIV. Cũng xem người bị nhiễm HIV không được làm việc gì nhé.

kj8vkvubo1as9xmnqbnpc441u9pqoeu2lhhidw6b jriec2uwnizq lfpaelu avuyl9 zykq1oiojascv0nusfl3qxzya1oho2elpayr60pzmqumsfgdhja8 tzawhyfhwn5u

Người nhiễm HIV không được làm việc gì?

BỊ HIV CÓ ĐI LÀM ĐƯỢC KHÔNG?

Người bị nhiễm HIV không được làm việc gì?

Người bị nhiễm HIV không được làm việc gì không phải là điều được các ngành hay lĩnh vực đó lựa chọn mà được Chính phủ quy định chi tiết tại hành một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Theo Điều 20 của Nghị định số 108 năm 2007 thì sau đây sẽ là những ngành nghề bắt buộc phải tiến hành xét nghiệm HIV đối với những ứng viên tham gia tuyển dụng:

  • Thành viên tổ lái máy bay đã được quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.

  • Những người làm nghề đặc biệt thuộc các lĩnh vực là quốc phòng và an ninh.

Ngoài những ngành thuộc các lĩnh vực trên thì người nhiễm HIV sẽ được tham gia tuyển dụng và làm việc ở tất cả các ngành còn lại. Nhưng trong quá trình làm việc bắt buộc phải sử dụng các biện pháp phòng tránh để không làm lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

Ngoài các ngành nghề thuộc 2 lĩnh vực kể trên thì khi tuyển dụng, người sử dụng lao động sẽ không được phép từ chối nhận người nhiễm HIV vào làm việc nếu như họ có đủ sức khỏe và năng lực đảm nhiệm công việc này. 

zffqye g7dtj7 6quouifevatx5b fgr0vpq yheu5cmwvwozmz8wgxdg73ymkmt8exlt7wafh7jslbix jndciiije0pptz2nj9uhf29pctgjbuh8uljqtry0qichlutjblrti

Người nhiễm HIV không được tham gia làm thành viên tổ lái máy bay

NGƯỜI NHIỄM HIV CÓ THỂ KẾT HÔN VÀ SINH CON NHƯ BÌNH THƯỜNG KHÔNG?

Ngăn không phân biệt đối xử với HIV trong môi trường làm việc

Ngoài việc người bị nhiễm HIV không được làm việc gì chúng ta cũng cần nắm được cách giúp ngăn ngừa nạn phân biệt đối xử đối với những người bị HIV. Bởi điều này cũng đã được chính phủ quy định tại Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với người sử dụng lao động. Theo như những nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 14 của luật này thì người lao động bắt buộc phải có những trách nhiệm sau đây: 

  • Được tuyên truyền các Nghị quyết của Đảng, Chính sách của Nhà nước có liên quan đến HIV để người lao động hiểu. Ví dụ như Nghị định 108 và Luật phòng, chống HIV như đã nêu ở trên. Từ đó, giúp cho người lao động hiểu đúng về căn bệnh này, hạn chế tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người bệnh.

  • Bố trí công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như trình độ chuyên môn dành cho những người lao động nhiễm HIV.

  • Tạo điều kiện để cho tất cả những người lao động trong công ty được tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

  • Những trách nhiệm khác theo quy định của Pháp Luật.

Cũng tại khoản 2 Điều 14 của Luật này quy định một số điều đối với người sử dụng lao động có liên quan đến việc chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV như sau:

  • Yêu cầu các ứng viên tham gia ứng tuyền thực hiện xét nghiệm HIV hoặc phải xuất trình kết quả liên quan đến việc xét nghiệm HIV. Trừ các trường hợp đã được quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

  • Không được phép từ chối hoặc cấm những người nhiễm HIV tham gia ứng tuyển vào làm việc tại công ty, doanh nghiệp, tổ chức. 

  • Tìm mọi cách gây khó khăn trong công việc để đuổi việc hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc cùng như hợp đồng lao động để ép người nhiễm HIV phải nghỉ việc.

  • Ép buộc những người lao động bị nhiễm HIV chuyển việc khác trong khi họ vẫn còn đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc đó.

  • Từ chối việc đề bạt lên vị trí cao hơn hoặc nâng lương hoặc không bảo đảm đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đối với những ai bị nhiễm HIV.

yidji iu1pgchdsgnujqsxz ucq2fgq2tbdgdehjpuucyu1 tp6su5e8zj0ytuoddd58jwypqf5fhzwq

Không nên phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại nơi làm việc

Biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV nghề nghiệp

Vì HIV là căn bệnh chưa có thuốc chữa dứt điểm nên nếu nhiễm phải căn bệnh này thì người bệnh phải chung sống cả đời với chúng. Để kéo dài sự sống hạn chế lây lan sang cho người khác thì người nhiễm HIV bắt buộc phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Điều này là vô cùng tốn kém và rắc rối. Vì vậy, việc hạn chế lây nhiễm HIV là điều vô cùng quan trọng. Mặc dù để lây truyền HIV nghề nghiệp là rất hiếm. 

Để ngăn ngừa phơi nhiễm HIV người tuyển dụng lao động cần thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Đưa ra các văn bản cũng như tổ chức các buổi đào tạo có liên quan đến quy trình kiểm soát lây nhiễm HIV trong môi trường làm việc. Đẩy mạnh việc thực hành an toàn quy trình đó từ đó hạn chế lây nhiễm.

  • Hướng dẫn cho nhân viên biết cách báo cáo về các trường hợp bị phơi nhiễm với HIV. 

Đối với người lao động trực tiếp làm việc và tiếp xúc với người nhiễm HIV thì cần chú ý là:

  • Rửa tay ngay lập tức sau khi có sự tiếp xúc với máu hoặc các loại dịch cơ thể bị nhiễm máu cũng như các dụng cụ có dính máu của bất cứ ai trong môi trường làm việc để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV. 

  • Luôn sử dụng đồ bảo hộ để bảo vệ bản thân khỏi các nguồn lây nhiễm HIV trong quá trình làm việc như: áo choàng, găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ.

  • Chỉ sử dụng bơm kim tiêm một lần tuyệt đối không dùng chung.

  • Sau khi làm việc phải tiến hành khử trùng bề mặt cũng như các thiết bị bằng dung dịch natri hypoclorit.

  • Phân loại các loại rác thải nguy hại có nguy cơ lây nhiễm HIV và các loại rác thải thông thường khác. 

u5p7kdcfpz5eyhtwul5wows7wnpngzrauxbeoronefuel6smrzmyhfb4 hbr4

Rửa tay sau khi tiếp xúc với nguồn có nguy cơ lây nhiễm HIV

Xem thêm:

> XÉT NGHIỆM HIV LÀ GÌ? XÉT NGHIỆM HIV Ở ĐÂU NHANH VÀ CHÍNH XÁC?

> XÉT NGHIỆM HIV BAO NHIÊU TIỀN

> 16 DẤU HIỆU HIV TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN ĐỂ ĐIỀU TRỊ SỚM

 Điều Trị HIV Ở Đâu

Kết Luận

Như vậy vấn đề người bị nhiễm HIV không được làm việc gì đã được chúng tôi đề cập đến trong bài viết. Từ đó giúp cho tất cả chúng ta đã có thể hiểu hơn về những thông tin cơ bản có liên quan đến HIV. Đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của người lao động và sử dụng lao động trong việc hạn chế lây nhiễm HIV trong môi trường làm việc. Hạn chế tình trạng phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV để “chặt đứt” cơ hội làm việc của họ.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%