Search
Close this search box.

biểu hiện nhiễm giun sán và tại sao khi nhiễm giun sán gây ngứa ở người

Có nhiều lý do khiến cho bị ngứa, tuy nhiên hầu hết khi bị ngứa mọi người thường nghĩ rằng do thời tiết hay các bệnh ngoài da, nổi mày đay… nhưng ít ai nghĩ đến là có thể do bị nhiễm giun sán dẫn đến gây ngứa da. Vậy thì để biết được mình đã bị nhiễm giun sán gây ngứa da? Nhận biết các hiện tượng cùng cách điều trị thế nào? Thì mời bạn theo dõi những thông tin bên dưới này nhé!

1.  Một số loại giun sán gây ngứa da ở người

Những loại giun sán phổ biến và lây nhiễm ở người, đồng thời gây ngứa ở da thường gặp có tên khoa học là Toxocara canis, hay các loại ấu trùng giun tròn, giun đũa, sán lá gan, trùng roi, bọ cánh cứng tá tràng. Ngoài ra còn có giun móc, cũng là loại ký sinh trùng đã được chứng minh là có thể gây phát ban và dị ứng trên da ở người bị nhiễm phải chúng.

Một số loại giun sán gây ngứa da ở người

2. Tại sao khi nhiễm giun sán lại gây ngứa da

Khi bị nhiễm giun sán thì ấu trùng giun sán sẽ xâm nhập vào máu. Chúng di chuyển trong máu và kích thích phản ứng dị ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể người, làm tăng nồng độ IgE, tăng tế bào mast và bạch cầu ái toan cao. Khi đó, với một số bệnh nhân nhiễm giun sán nặng hay có hệ thống miễn dịch yếu sẽ rất dễ bị nổi mẩn ngứa, tình trạng này giống như với các bệnh về da liễu và dị ứng.

Bệnh giun đũa chó được đánh giá là bệnh có tỷ lệ lưu hành trong cộng đồng cao, có liên quan đến các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em và phát ban mẩn đỏ ở người lớn.

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi bị nhiễm trùng Trichuris trichiura có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng với mạt bụi nhà và ngứa da. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra, có thể sử dụng thuốc trị ký sinh trùng để điều trị bệnh giun đũa chó Toxocara, đồng thời còn có khả năng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trên da.

Tại sao khi nhiễm giun sán lại gây ngứa da

3.  Ưu, nhược điểm trong việc điều trị giun sán

Với ưu điểm là sự phát triển về công nghệ hiện đại cũng như máy móc trong y học hiện nay thì việc có thể phát hiện bệnh với độ chính xác là cực kỳ cao thông qua các xét nghiệm máu lâm sàng. Có thể dễ dàng điều trị hơn với nhiều loại thuốc như thuốc diệt giun sán, kể cả khi chúng có ở trong mô hay máu của người bệnh.

Mặc dù có nhiều ưu điểm là thế, tuy nhiên cũng có những nơi ở vùng sâu, xa khó khăn trong việc tiếp cận y tế. Ngoài ra không phải là tất cả các cơ sở y tế đều có những trang thiết bị để xét nghiệm và chẩn đoán giun sán. Hơn nữa là các tâm lý chủ quan của người bệnh ít khi nghĩ đến biểu hiện do giun sán gây ra hoặc nữa là nhiều người đi khám nhưng thiếu xét nghiệm kiểm tra giun sán.

Ưu, nhược điểm trong việc điều trị giun sán

4.  Một số tác hại khi bị nhiễm giun sán

Khi bị nhiễm nhiễm giun sán, điển hình như: sán dây, giun móc, giun đũa, giun mỏ… người bệnh có thể bị hút chất dinh dưỡng do các đặc tính sống nhờ của chúng, làm cho người bệnh suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng.

Đối với một số ấu trùng giun sán như: giun đũa, ấu trùng giun lươn, sán dây, ấu trùng trứng lợn, sán lá gan lớn. Khi xâm chiếm vào cơ thể người bệnh sẽ có vòng đời là đi từ ruột đến máu, đến các cơ quan khác như: họng, phổi, thậm chí là ruột non… từ đó sẽ gây ra các khối u, áp xe gan, mắt, não và tim. Tác hại nguy hiểm nhất là gây tổn thương gan. Đường mật trong gan nếu như di chuyển lên não sẽ gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, để lại những di chứng cũng như hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Một số tác hại khi bị nhiễm giun sán

5.  Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhiễm giun sán

Có 2 phương pháp phổ biến nhất hiện nay để xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm giun sán đó là:

  • Xét nghiệm máu: Được sử dụng nhiều trong chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng ở người và phương pháp này có khả năng phát hiện được ký sinh trùng giun sán ẩn trong máu người bệnh. Với kết quả xét nghiệm máu dương tính thì nghĩa là bạn đã bị nhiễm giun. Ngược lại nếu kết quả âm tính thì nghĩa là bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không có ký sinh trùng giun sán nào trong cơ thể.
  • Xét nghiệm phân: Thu thập mẫu phân người bệnh và quan sát để tìm trứng giun trong phân. Từ đó, đưa ra kết luận chẩn đoán.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhiễm giun sán

Ngoài 2 phương pháp trên thì bác sĩ cũng có thể đưa ra phương pháp xét nghiệm khác trong các trường hợp nghi bị nhiễm các loại giun khác như: nội soi tìm giun lạc chỗ, kết hợp với siêu âm, xét nghiệm dịch màng phổi ở ấu trùng giun lươn, chụp cắt lớp, chụp CT để đưa ra kết quả chính xác nhất.

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%