Search
Close this search box.

Giun sán nổi trên da và biện pháp phòng ngừa

Người bị nhiễm giun sán và có dấu hiệu nổi trên da thường là do nhiễm ký sinh trùng giun sán thường có trong đất cát, lây nhiễm khi người bệnh tiếp xúc với mặt đất ô nhiễm khi đi chân trần hay làm vườn… Bệnh xuất hiện rất nhiều ở những nước nhiệt đới và trong đó có Việt Nam. Một số loại giun sán thường gặp là ấu trùng giun đũa chó hay còn gọi là bệnh sán chó Toxocara, ấu trùng giun móc chó…

1. Ấu trùng đi vào cơ thể như thế nào?

Ấu trùng giun móc có thể xuyên qua da để xâm nhập vào người và gây tổn thương, mặc khác nếu người bệnh có bị trầy xước hay có vết thương thì cũng là một điều kiện thuận lợi cho loại ấu trùng giun sán xâm nhập. Ở các vùng như phần da của kẽ ngón chân thường bị ấu trùng xâm nhập khi có vết thương hở.

Ấu trùng đi vào cơ thể như thế nào

2. Nhóm người có nguy cơ nhiễm ấu trùng giun sán

Bao gồm tất cả mọi người khi có sự tiếp xúc với đất cát thường xuyên, nơi bị ô nhiễm thì sẽ đều có nguy cơ bị nhiễm giun sán ở da. Người bị nhiễm ấu trùng giun sán thường không có biểu hiện gì lớn, hoặc hơn là bị nổi mẩn ngứa trên da hoặc toàn thân. Khi đó, đa phần người bệnh sẽ không nghĩ rằng mình đã nhiễm giun sán.

3. Nhiễm giun sán và biểu hiện

Ấu trùng giun sán khi xâm nhập vào cơ thể, ở giai đoạn đầu chúng có thể chưa hoạt động và phát triển, tuy nhiên sau vài tuần hoặc cả tháng thì chúng mới có những biểu hiện gây ra cho cơ thể người bệnh. Đối với trường hợp phát bệnh thì ấu trùng sẽ tạo một đường đi trong da người bệnh và có đường kính rộng từ 2 – 3mm. Đồng thời tốc độ di chuyển của giun sán cũng có thể thay đổi từ vài “mm” đến vài “cm” mỗi ngày.

Khi bị nhiễm giun sán ở trên da thì vị trí ấu trùng thường các vùng tổn thương ở khoảng 1cm đến 2cm về phía trước tùy theo hướng dịch chuyển của ấu trùng. Một số biểu hiện khi bị nhiễm giun sán ở da là thường có một số đường màu chỉ đỏ hơi nổi lên trên mặt da, tương ứng với đường dịch chuyển của ấu trùng.

Nhiễm giun sán và biểu hiện

4. Tổn thương ở vùng da khi bị nhiễm giun sán

Nếu không được chữa trị kịp thời thì loại ấu trùng giun sán đó sẽ phát sinh thêm những tổn thương mới và nặng hơn vết thương cũ, chiều dài của vết thương cũng sẽ ngoằn ngoèo từ 2cm đến 6cm, thậm chí có thể dài đến 20cm. Nếu có càng nhiều ấu trùng trong da thì tổn thương da sẽ biểu hiện càng nặng và đường ngoằn ngoèo đó cũng quanh co hoặc dài hơn. Khi nhiễm giun sán thì vùng da tổn thương đồng thời cũng xuất hiện những bọng nước trên 10% trường hợp. Vị trí di chuyển đặc biệt của chúng là bên trong lớp thượng bì.

Tổn thương ở vùng da khi bị nhiễm giun sán

5. Ấu trùng giun sán có sinh sôi trong cơ thể?

Người chỉ là ký chủ phụ cho nên khi bị nhiễm giun sán ở da thì thường chúng sẽ không sinh sôi, và sau một thời gian dài ở trong cơ thể người thì chúng có thể tự chết đi và khi đó bệnh sẽ tự hết. Tuy nhiên, trường hợp đó xảy ra khá chậm mặc dù không cần điều trị nhưng trước khi chết đi chúng sẽ gây ngứa, khó chịu, viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt ở người.

6. Khám và điều trị giun sán

Nếu có những biểu hiện cũng như triệu chứng nhiễm giun sán thì trước tiên cần phải đến bác sĩ để xét nghiệm máu để chữa trị kịp thời trước khi chúng phát bệnh. Khi được điều trị sớm thì ta có thể tránh được những triệu chứng như tổn thương da, ngứa da và hơn nữa cũng sẽ rút ngắn thời gian trị bệnh. Quá trình điều trị chỉ cần sử dụng thuốc diệt ấu trùng giun sán, với thời gian điều trị là từ 7 ngày đến 15 ngày, chia ra khoảng từ 1 đến 2 đợt. Sau đó cần xét nghiệm lại sau 1 tháng để chắc chắn rằng mọi thứ đều tốt.

Khám và điều trị giun sán

7.  Biến chứng nặng khi nhiễm giun sán

Tổn thương và nhiễm trùng da chính là biểu hiện nặng khi bị nhiễm giun sán. Khi bị ngứa nhiều thì thường người bệnh sẽ chà sát để giảm ngứa và vô tình làm cho bề mặt da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào gây ra viêm da bội nhiễm, hay còn gọi là nhiễm trùng thứ phát. Biểu hiện của bệnh là tổn thương sưng đỏ, đau đớn và mưng mủ.

Đối với nhiễm trùng thứ phát, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra hậu quả như nhiễm trùng huyết. Khi trị loại nhiễm trùng này cần kết hợp giữa thuốc diệt giun sán cùng với thuốc kháng sinh mới có thể lành bệnh. Bên ngoài vùng da tổn thương có thể sử dụng thuốc bôi để giảm ngứa và mau lành vết thương.

Khám và điều trị giun sán

8.  Các biện pháp dự phòng khi nhiễm giun sán qua da

Để phòng ngừa giun sán chui qua da thì tất cả mọi người nên bảo hộ mình khi làm việc bằng cách mang ủng hay giày dép, tuyệt đối không nên đi chân trần trên vùng đất bị ô nhiễm và có nhiều ký sinh trùng, nơi có đất cát bẩn, có chó thả rông…

Người có công việc thường hay tiếp xúc đất cát thì nên mang bao tay, bảo hộ chân, đồng thời dọn dẹp rác thải hằng ngày để tránh gây ô nhiễm và cũng để phòng việc nhiễm giun sán.

Đối với trẻ em thì hạn chế cho trẻ nghịch đất cát hay đi chân đất trên nền đất cát. Vệ sinh cho trẻ sau khi tiếp xúc với đất cát có nguy cơ nhiễm giun sán và rửa tay kỹ trước khi ăn.

Tổn thương ở vùng da khi bị nhiễm giun sán

 Trên đây là một số thông tin liên quan đến giun sán nổi trên da người và một số biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhé. Hi vọng những thông tin trong bài viết hôm này  có thể giúp ích được cho bạn và mọi người

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%