Giang mai không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn là nguy cơ với trẻ sơ sinh qua đường lây nhiễm. Vì cơ thể của bé còn yếu ớt, chưa phát triển hết nên đây là điều vô cùng nguy hiểm. Biết bệnh giang mai bẩm sinh xảy ra khi nào sẽ giúp các mẹ chủ động bảo vệ sức khỏe của bé hơn. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra, dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về giang mai bẩm sinh ở trẻ.
Bệnh giang mai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi và trẻ sơ sinh
Giang mai là một căn bệnh xã hội thường xảy ra ở những người có lối sống phóng túng, buông thả. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng, những đứa trẻ dù chưa sinh ra đời cũng có thể mắc bệnh? Điều này hoàn toàn có thể nếu như cơ thể mẹ bị xoắn khuẩn giang mai xâm nhập. So với người trưởng thành, việc các bé mắc bệnh là nguy hiểm hơn rất nhiều.
Bệnh giang mai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi và trẻ sơ sinh
Theo thời gian, trẻ sơ sinh dần hình thành các bộ phận, chức năng trong cơ thể mẹ. Khi mẹ mắc bệnh giang mai thì có nghĩa bé cũng đang bị các xoắn khuẩn đe dọa. Các chuyên gia chỉ ra rằng, nhau thai vừa là con đường vừa cung cấp chất dinh dưỡng nhưng cũng vừa lây nhiễm bệnh cho bé. Nếu không có cách khắc phục kịp thời, tỷ lệ sống sót hay sinh ra khỏe mạnh của các bé là cực kỳ thấp.
Cụ thể, những ảnh hưởng lớn nhất đến bé khi mẹ mắc bệnh giang mai chính là:
- Trong thời kỳ mang bầu, mẹ sẽ dễ bị sảy thai, bé nhẹ cân. Tỷ lệ thai chết lưu, bé sinh non hay tử vong sau sinh chiếm tới 40% ở những phụ nữ không điều trị bệnh giang mai.
- Khi chào đời, bé cũng dễ mắc nhiều chứng bệnh như: xương biến dạng, thiếu máu cấp độ nặng, gan, lá lách phì đại, da, mắt màng, thần kinh, não gặp vấn đề gây khuyết tật về tai, mắt, viêm màng não và viêm da.
Có phải tất cả trẻ sơ sinh sinh ra bị giang mai bẩm sinh đều có biểu hiện của bệnh?
Giang mai là một căn bệnh âm ỉ, có thời gian biểu hiện bệnh lâu. Vì thế, rất nhiều mẹ bầu trong thời gian mang thai không hề phát triển mình bị mắc bệnh. Những đứa trẻ sơ sinh cũng vậy. Nếu may mắn chào đời, chúng sẽ có vẻ ngoài hệt như những đứa trẻ bình thường khác. Vậy nên, gần như bạn không thể nhận biết được dấu hiệu bệnh trên cơ thể chúng.
Có phải tất cả trẻ sơ sinh sinh ra bị giang mai bẩm sinh đều có biểu hiện của bệnh?
Phần những những trẻ sơ sinh ra đời đều không có dấu hiệu bệnh. Nhưng chỉ vài tuần sau, trẻ sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng, sức khỏe xuống dốc, suy yếu. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra nhiều năm sau, trong khi khoảng thời gian trước đó bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Do không có biểu hiện rõ ràng nên các mẹ cần chủ động hơn trong thời gian mang thai. Nếu cơ thể có dấu hiệu lạ, cần làm xét nghiệm ngay để bảo vệ con nhỏ được tốt hơn. Điều này cũng giúp việc điều trị, chăm sóc khi bé chào đời có hiệu quả hơn, ngăn ngừa bệnh phát triển. Trường hợp không được điều trị bệnh giang mai bẩm sinh, bé có thể bị nhiễm trùng dẫn đến bẩm sinh, co giật hay chậm phát triển.
Khi mang thai có cần xét nghiệm bệnh giang mai không?
Xét nghiệm bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai là hoàn toàn cần thiết. Ngay cả khi bản thân khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu nào, bạn cũng không nên chủ quan. Thời điểm xét nghiệm tốt nhất là trong lần khám thai đầu tiên. Trước khi khám, bạn có thể đề nghị với bác sĩ để được làm những xét nghiệm cần thiết. Nếu không, hãy thực hiện vào lần tới.
Khi mang thai có cần xét nghiệm bệnh giang mai không?
Như đã nói, giang mai tấn công cơ thể người bệnh một cách âm thầm. Chúng không gây biểu hiện ra ngoài, không đau nhức, không mệt mỏi trong thời gian đầu. Thậm chí, khi đã nhiễm bệnh sâu hơn, những triệu chứng cũng rất mơ hồ. Chưa kể, dù có lối sống khỏe mạnh nhưng bạn không thể chắc chắn điều này ở người thân. Chưa kể, việc vô tình dùng chung vật dụng cá nhân, dính máu người bệnh lên vết thương cũng là một con đường truyền nhiễm.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai khi phát hiện bệnh vẫn có phương pháp điều trị phù hợp. Chúng giúp ngăn cản sự sinh sôi của xoắn khuẩn giang mai, phục hồi sức khỏe và giảm nguy cơ lây nhiễm đến trẻ sơ sinh. Thông qua xét nghiệm bệnh, cha mẹ và y bác sĩ cũng sẽ chủ động chăm lo sức khỏe cho bé hơn khi chúng chào đời.
Bệnh giang mai có được điều trị khỏi không
Giang mai được đánh giá là căn bệnh xã hội nguy hiểm đứng thứ 2 chỉ đứng sau HIV/AIDS. Nhưng may mắn chúng lại có phương pháp để điều trị. Tùy vào trạng thái sức khỏe, phác đồ điều trị mà người bệnh có thể khỏi hẳn hoặc thuyên giảm rõ rệt. Chủ động xét nghiệm giúp bạn biết bệnh giang mai bẩm sinh xảy ra khi nào, từ đó có phương hướng bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và bé.
Bệnh giang mai có được điều trị khỏi không
Ở người bệnh, giang mai điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Các mẹ bầu sẽ được dùng loại thuốc phù hợp, không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến thai nhi. Quá trình điều trị sẽ luôn được theo dõi sát sao bởi các bác sĩ chuyên khoa. Trạng thái cơ thể của mẹ tốt thì chỉ số an toàn của bé cũng được nâng cao.
Phương pháp điều trị bệnh lý cho mẹ không có gì đáng lo. Nhưng nếu khi sinh ra, trẻ vẫn mắc bệnh thì cần xử lý thế nào? Trường hợp dù mẹ đã trị khỏi khi mang thai nhưng bé sinh ra vẫn mắc bệnh là không hiếm. Vậy nên, sau khi bé ra đời, bác sĩ buộc phải kiểm tra để có phương án điều trị tốt ưu nhất.
> triệu chứng bệnh giang mai và cách phòng ngừa
> Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Chi phí có cao không?
> Điều trị giang mai như thế nào? Thời gian bao lâu?
Làm cách nào bác sĩ biết trẻ mắc bệnh giang mai?
Xác định bệnh giang mai bẩm sinh xảy ra khi nào cần dựa vào nhiều giai đoạn. Thời điểm bé ở trong bụng mẹ đang mang bệnh, thời điểm bé chào đời. Với những mẹ bầu điều trị khi mang thai, khả năng bé mắc bệnh cũng sẽ ít hơn. Do đó, cách chính xác nhất chính là xét nghiệm cả mẹ và bé.
Làm cách nào bác sĩ biết trẻ mắc bệnh giang mai?
Theo đó, bác sĩ sẽ lấy máu của mẹ và bé mang đi xét nghiệm xem có dấu hiệu của xoắn khuẩn giang mai hay không. Đồng thời, một số hình thức kiểm tra khác cũng được thực hiện như khám thể chất, chụp x-quang hay chọc tủy sống. Cụ thể là:
Phương pháp xét nghiệm ở mẹ:
- Thực hiện phương pháp xét nghiệm phản ứng bằng cách dùng kháng thể xoắn khuẩn FTA-ABS
- Sàng lọc huyết tương PRP. Trường hợp mẹ âm tính thì cần liên tục xét nghiệm định kỳ sau 1 – 3 – 6 tháng để chắc chắn bé không bị nhiễm bệnh. Ngược lại, kết quả dương tính thì cả bé và bé đều cần kiểm tra và thực hiện điều trị ngay lập tức.
- Sàng lọc bệnh lý xã hội VDRL
Phương pháp xét nghiệm ở bé:
- Nhau thai, da, dây rốn của bé đều được mang được mang đi xét nghiệm chuyên sâu
- Thực hiện chụp x-quang hệ thống xương của bé xem có bình thường không
- Khám kỹ các chức năng của mắt và tai bé
- Chọc dò tủy sống làm xét nghiệm, kiểm tra mẫu máu
Trẻ sinh ra bị bệnh giang mai bẩm sinh được điều trị như thế nào
Với trẻ trẻ sơ sinh, cơ thể bé còn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Sức đề khác, khả năng chịu đựng của bé cũng kém hơn nhiều so với người lớn. Vì thế, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng về mức độ an toàn, hiệu quả khi điều trị cho bé. Đặc biệt nếu không được điều trị ngay lập tức, xoắn khuẩn sẽ nhanh chóng thâm nhập sâu và gây ra nguy hiểm cho bé.
Trẻ sinh ra bị bệnh giang mai bẩm sinh được điều trị như thế nào
Thực tế, khi xác định được tình trạng của mẹ, bác sĩ cũng biết được bệnh giang mai bẩm sinh xảy ra khi nào ở bé. Khoảng 4 tuần trước khi sinh, bé cũng có thể được điều trị giang mai cùng mẹ luôn. Đây là phương pháp điều trị dự phòng được nhiều bác sĩ áp dụng khi gặp các ca giang mai bẩm sinh.
Phác đồ điều trị thực hiện tùy vào trạng thái sức khỏe của trẻ. Cụ thể:
- Phần lớn, trẻ bị giang mai bẩm sinh đều được bác sĩ cho sử dụng thuốc kháng sinh Procain Penicillin trong chu trình 10 ngày. Nếu trẻ dị ứng với các thành phần của thuốc, bác sĩ sẽ giảm liều lượng và theo dõi những phản ứng từ bé. Trường hợp không thuyên giảm, những loại kháng sinh khác sẽ được sử dụng.
- Trường hợp trẻ bị nặng hơn, có hiện tượng mất thính lực thì bên cạnh Penicillin, trẻ cần sử dụng thêm Corticosteroid. Khi mắt của trẻ có dấu hiệu viêm, giảm thị thực thì bên cạnh hai loại thước trên, cần kết hợp cả Atropin.
Làm thế nào để giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh giang mai?
Bệnh giang mai bẩm sinh luôn nguy hiểm, Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ đến mức tối đa nếu cẩn trọng và bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Theo đó, để xác định bệnh giang mai bẩm sinh xảy ra khi nào, cứu chữa kịp thời ra sao hay cách phòng ngừa lây nhiễm thì bạn không thể bỏ qua những thông tin quan trọng sau:
Làm thế nào để giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh giang mai?
Xét nghiệm giang mai trong lần khám thai đầu tiên
Mẹ bầu thường xuyên kiểm tra sức khỏe, siêu âm để theo dõi tình trạng phát triển của bé. Tuy nhiên, chủ động xét nghiệm giang mai trong lần khám đầu là điều dường như không ai nghĩ đến. Tâm lý của mẹ bầu thường tin rằng bản thân khỏe mạnh, sống lành mạnh và ngại ngùng, sợ bị đánh giá khi làm xét nghiệm.
Tuy nhiên, giang mai lây nhiễm qua nhiều con đường không chỉ riêng tình dục. Vì thế, trường hợp những người sống văn minh, lành mạnh vô tình nhiễm bệnh là không ít. Để giảm nguy cơ mắc bệnh cho bé, việc xét nghiệm trong lần đầu đi khám là rất cần thiết. Các bác sĩ thường sẽ không yêu cầu nên bạn có thể chủ động đề nghị trước.
Kịp thời nhận biết triệu chứng và dấu hiệu
Trường hợp mẹ bầu không thực hiện xét nghiệm thì có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng, dấu hiệu. Một lưu ý nhỏ đến mọi người, bệnh giang mai giai đoạn đầu thường có những dấu hiệu rất mơ hồ. Vì thế, khi phát hiện bệnh qua trạng thái cơ thể, rất có thể giang mai đã chuyển sang giai đoạn mới, nguy cơ bé mắc bệnh cũng cao hơn.
Kịp thời nhận biết triệu chứng và dấu hiệu của bệnh
Một số dấu hiệu mắc bệnh giang mai ở mẹ có thể kể đến như:
- Cơ thể có những vết loét nhỏ ở bộ phận sinh dục, miệng nhưng không có cảm giác đau đớn. Sau một thời gian thì những vết loét này biến mất.
- Cơ thể có những thay đổi lạ như bị phát ban, sưng hạch và có thể sốt. Dù mang thai nhưng mẹ bầu lại không tăng cân, tóc rụng nhiều, thường xuyên cảm thấy đau họng, đau đầu.
- Các cơ quan trong cơ thể hoạt động yếu hơn, tình trạng mất sức xảy ra thường xuyên. Thậm chí, mẹ bầu có thể mắc các bệnh về thần kinh, thị giác, thính giác hay xương, …
- Chụp chiếu thấy gan có kích thước to hơn bình thường, bị viêm tuyến và da vàng vọt hẳn đi.
Ở giai đoạn đầu, cái dấu hiệu bệnh giang mai tương đối mơ hồ, giống nhiều bệnh lý thông thường khác. Vì thế mẹ bầu không nên chủ quan mà nên đến bệnh viện xét nghiệm ngay để có phương hướng điều trị tốt nhất cho bản thân và bé.
Giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai trước và trong khi mang thai
Để giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh cho bé, mẹ cần phải bảo vệ mình trước tiên. Theo đó, bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh, có quan hệ tình cảm chung thủy với chồng, bạn tình. Đặc biệt, hãy chắc chắn rằng người quan hệ ân ái với bạn có lối sống chuẩn mực, không mắc bệnh xã hội.
Giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai trước và trong khi mang thai
Đồng thời, khi quan hệ, bạn cũng nên dùng bao cao su. Thực tế, bao cao su không có tác dụng ngăn ngừa truyền nhiễm của bệnh. Tuy nhiên chúng có thể ngăn tiếp xúc với những vết loét nằm sâu trong cơ quan sinh dụng, từ gió giúp rủi ro lây nhiễm giảm đi phần nào.
Phòng ngừa bệnh giang mai ở mẹ bầu và trẻ sơ sinh như thế nào?
Trong thời gian mang thai, mẹ nên lưu ý những điều sau để giúp bản thân và con phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh:
- Trước khi có kế hoạch mang thai, sinh con, bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện làm xét nghiệm
- Trong 18 tuần đầu tiên của thai kỳ cần đi khám thai thường xuyên vì đây là thời điểm dễ theo dõi nhất. Khi thai nhi càng lớn thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh càng cao.
- Thời thời gian mang thai, nên thực hiện xét nghiệm máu ít nhất 3 lần vào các thời điểm là: tuần thứ tư, tuần thứ 6 và tuần thứ 9 thai kỳ.
- Khi nghi ngờ bản thân có bệnh, cần đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm ngay lập tức, chủ động chữa trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Phòng ngừa bệnh giang mai ở mẹ bầu và trẻ sơ sinh như thế nào?
Biết bệnh giang mai bẩm sinh xảy ra khi nào không khó nhưng đòi hỏi người phải phải chủ động và chăm sóc bản thân thật chu đáo, không chủ quan với các dấu hiệu lạ trên cơ thể. Với những chia sẻ trên, mong rằng đưa đến cho mẹ bầu những kiến thức hữu ích nhất để bảo vệ bản thân và đứa trẻ trong bụng.