Sán lá gan nhỏ là một bệnh ký sinh trùng thường gặp đối với người Việt Nam. Theo thống kê, có địa phương số người mắc phải loại bệnh này chiếm tới 30% dân số. Vậy loại sán này sống ở đâu? Chu trình ký sinh của chúng cũng như triệu chứng gây bệnh là gì?… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết này để có câu trả lời các bạn nhé.
Chu trình ký sinh của sán lá gan nhỏ.
Sán lá gan nhỏ thực chất là do 2 loại sán lá gan gây nên đó là: Sán Opisthorchis viverrini và sán Clonorchis sinensis. Vì sao loại sán này lại có tên gọi là sán lá gan nhỏ? Bởi vì, loại sán này phát triển đến giai đoạn trưởng thành chỉ đạt kích thước khá nhỏ. Chiều dài chỉ tới 10-20mm và chiều rộng là 1-4mm. Só với sán lá gan lớn thì loại sán này nhỏ hơn rất nhiều.
Kích thước của sán lá gan nhỏ
Theo nghiên cứu thì điều kiện để trứng của sán lá gan loại này không bị hỏng thì chúng phải phải sống trong môi trường nước. Bởi vì nếu ở trên cạn và nhiệt độ quá cao thì trứng sẽ bị hỏng.
Thực tế, loại sán này cũng có chu trình phát triển khá phức tạp giống với sán lá gan nhỏ. Cụ thể thì chu trình ký sinh của loại sán này được thực hiện như sau:
Giai đoạn sán lá gan ký sinh ở ngoài cơ thể người.
- Trứng của sán lá sẽ từ đường mật xuống ruột và theo phân để ra bên ngoài môi trường.
Chu trình ký sinh của sán lá gan nhỏ
- Khi trứng rơi vào môi trường nước, chúng sẽ phát triển thành một ấu trùng lông. Cũng giống như ấu trùng sán lá gan lớn, ấu trùng này cũng sẽ di chuyển trong nước và “định cư” ở trong các loài ốc.
- Ở trong cơ thể ốc, ấu trùng lông sẽ tiến hóa thành ấu trùng có đuôi. Sau đó chúng sẽ ra khỏi cơ thể ốc và tìm đến vị trí khác. Vị trí lý tưởng nhất của loại sán lá gan nhỏ chính là các loại cá nước ngọt. Sau đó, chúng sẽ phát triển thành các nang ấu trùng ở trong cơ thể cá.
Giai đoạn sán lá gan nhỏ ký sinh và phát triển trong cơ thể người.
- Sán lá gan nhỏ sẽ di chuyển vào cơ thể người khi những người này ăn gỏi cá hoặc ăn cá chưa được nấu chín. Trong trường hợp cá chưa được nấu chín sẽ di chuyển vào cơ thể người qua dạ dày. Sau đó chúng sẽ di chuyển xuống tá tràng rồi lên đường mật và lên gan.
- Tại gan loại sán này sẽ phát triển thành loại sán trưởng thành, sống và gây bệnh tại gan và mật.
- Theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu thì từ thời gian bắt đầu xâm nhập vào cơ thể người tới khi có các triệu chứng bệnh bệnh chỉ từ 3-4 tuần.
Các triệu chứng mà người bệnh sẽ gặp phải khi bị mắc bệnh sán lá gan nhỏ.
Như đã chia sẻ ở phần trên của bài viết thì bệnh sán lá gan nhỏ là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Theo điều tra dịch tễ thì bệnh này tồn tại ở ít nhất 32 tỉnh thành trong cả nước. Những tỉnh có tỷ lệ người mắc căn bệnh này cao chủ yếu nằm ở: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Nội, Bình Định, Phú Yên…
Cụ thể thì đa số các tỉnh này, những người bị mắc bệnh lên tới 30% dân số. Một con số khá cao đúng không các bạn? Bởi vì đa số các địa phương tại đây có tập tục ăn gỏi cá. Lứa tuổi mắc phải loại bệnh này thường giao động từ 30-50 tuổi và chiếm tới 50,2-51,6% số người mắc bệnh. Bên cạnh đó thì tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nữ giới.
Triệu chứng người bị bệnh sán lá gan nhỏ
Để phát hiện được các ổ ký sinh trong cơ thể và cũng như số lượng các con sán thì chúng ta chỉ có duy nhất một cách đó là chụp chiếu, xét nghiệm phân, nước tiểu tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể dựa trên các dấu hiệu lâm sàng để nhận biết căn bệnh này. Cụ thể như:
- Khi bệnh có bắt đầu khởi phát, người bệnh sẽ có cảm giác bị đau bụng, thiếu máu, áp xe đường mật, rối loạn tiêu hóa…
- Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải dấu hiệu khác như: Tổ chức gan tăng sinh, áp xe gan, xơ gan cổ trướng, xơ gan lan tỏa ở khoang cửa…
- Một trong những biến chứng nguy hiểm khác mà bệnh nhân có thể gặp phải là sỏi mật hay ung thư cổ đường mật cholangiocarcinoma.
Như vậy, có thể thấy rằng bệnh sán lá gan nhỏ rất nguy hiểm đúng không các bạn? Hy vọng, với những thông tin mà bài viết chia sẻ các bạn đã có thêm nhiều kiến thức cho mình. Đặc biệt là chúng ta biết cách bảo vệ mình tránh được những căn bệnh nguy hiểm này.