Search
Close this search box.

Nguyên nhân và hậu quả của tụt lợi. Cách chữa trị bệnh này

Xem nhanh nội dung

Tụt lợi là một bệnh lý rất phổ biến của nha khoa. Đặc trưng là sự co của bờ lợi về cuống răng làm hở chân răng và ảnh hưởng đến hàn răng. Tuy đây là một loại bệnh không nguy hiểm nhưng chúng mang lại một cảm giác khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Hậu quả và cách chữa trị? Dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh.

Thế nào là tụt lợi?

Thế nào là tụt lợi?

Nguyên nhân bị tụt lợi?

Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc bị tụt lợi như:

  • Do viêm răng miệng

Khi bị viêm lợi xung quanh chân răng nếu không được chữa trị kịp thời thì lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tụt lợi. Bệnh nhân khi bị bệnh này thường sẽ có hiện tượng sưng lợi, chảy máu chân răng và tụt lợi cả hàm răng.

Nguyên nhân gây tụt lợi

Nguyên nhân gây tụt lợi

  • Tụt lợi cấu trúc răng

Lớp xương phủ ở bề ngoài chân răng mỏng, dễ sang chấn. Khi khớp cắn bị sang chấn cũng là một yếu tố dẫn đến tình trạng viêm và tụt lợi. Những chiếc răng bị mọc lệch ra khỏi cung hàm cũng dẫn đến căn bệnh này. Ngoài ra, căn bệnh này còn là hậu quả của việc nắn chỉnh và điều trị răng.

  • Tụt lợi do tác động của cơ học

Đây là một nguyên nhân dẫn đến bệnh rất phổ biến ở người lớn đó là sử dụng bàn chải không đúng cách và quá cứng. Cùng với đó là thói quen xỉa răng sau khi ăn. Tình trạng này chỉ thấy ở một số răng thường gặp như răng cửa hoặc răng nanh, ở răng hàm ít khi gặp.

Hậu quả tụt lợi và cách phòng tránh

Tình trạng tụt lợi dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu cho con người. Chúng ta cần hiểu rõ được nguyên nhân để có những cách phòng tránh bệnh.

Hậu quả

Khi bị bệnh thường sẽ dẫn đến một số hậu quả như:

  • Lộ ngà răng, hở kẽ răng, mất xi măng chân răng, dễ dắt thức ăn, răng tăng nhạy cảm, giảm tính thẩm mỹ.

Hậu quả của bệnh tụt lợi

Hậu quả của bệnh tụt lợi

  • Khi bị bệnh thì bề mặt của chân răng sẽ bị lộ ra dẫn đến chân răng bị sâu. Khi đánh răng sẽ làm mòn chân răng gây ê buốt, dễ bị kích thích khi ăn đồ chua, lạnh, ngọt, nóng.
  • Bệnh này sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho thức ăn và mảng bám, vi khuẩn sẽ tích tụ.
  • Giảm tính thẩm mỹ của hàm răng, đặc biệt là răng phía trước cửa.
  • Khi tụt quá ranh giới niêm mạc tiền đình, bờ lời sẽ bị co kéo thường xuyên khi chúng ta nhai. Vì vậy, sẽ làm bong lợi ra khỏi bề mặt răng.

Phòng tránh tụt lợi

Để có thể phòng tránh được bệnh này, chúng ta cần phải đánh răng đúng cách và chọn những chiếc bàn chải có lông mềm. Dùng thêm nước súc miệng và bổ sung fluor để củng cố men và làm sạch răng.

Cần đi kiểm tra nha khoa định kỳ 1 năm 2 lần, lấy cao răng và phát hiện bệnh về răng miệng kịp thời.

Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN

Chữa trị tụt lợi như thế nào?

Nếu như gặp phải tình trạng bị tụt lợi bạn cũng không cần quá lo lắng bởi đây là một bệnh có thể chữa khỏi được.

Tụt lợi ở tình trạng nhẹ

Với trường hợp nhẹ và mới bị, bệnh sẽ không làm ê buốt răng, người bị bệnh chỉ cần thay đổi cách đánh răng và đổi bàn chải. Nếu thấy có nhiều cao răng bám ở chân răng thì cần đi lấy ngay.

Nếu thường xuyên gặp tình trạng ê buốt răng thì cần sử dụng những loại kem đánh răng có chứa thành phần chống ê buốt. Ngậm flour có hướng dẫn của bác sĩ.

Tụt lợi ở tình trạng nặng

Khi tình trạng này đã trở nên nặng thì sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Nếu như có tình trạng  ê buốt thì cách giải quyết tốt nhất phục hồi lại phần lợi để che phủ đi chân răng đó là phẫu thuật để ghép mô nướu.

Cách chữa bệnh tụt lợi

Cách chữa bệnh tụt lợi

Việc phẫu thuật này có nguyên tắc đó là dùng vạt niêm mạc ở răng bên cạnh. Kèm theo hoặc không kèm vật liệu ghép để che đi vùng chân răng đã bị tụt lợi. Những phương pháp sử dụng cách thức để che đi phần chân răng gồm: ghép mô sinh học được lấy từ động vật hoặc lấy từ người khác và phương pháp ghép lợi tự do tự thân.

Sau khi phẫu thuật thì khoảng 6 tuần sẽ lành vết thương và sau khoảng 1 năm mô nướu sẽ tái lại được cấu trúc giống ban đầu.

Việc lựa chọn vật liệu khép và phương pháp ghép sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Số lượng răng bị tụt lợi, vị trí răng bị tụt và cấu trúc lợi của vùng răng bên cạnh.

Đây là một bệnh lý về răng miệng rất hay gặp. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế khám ngay để có cách điều trị sớm nhất.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu được một số thông tin về bệnh tụt lợi. Hy vọng rằng với lượng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Phòng khám đa khoa GALANT là một địa chỉ rất uy tín giúp khách hàng thăm khám và điều trị các bệnh lý. Trong đó có khoa Răng – Hàm – Mặt, với hệ thống hiện đại và dịch vụ hoàn hảo, đội ngũ bác sĩ giỏi. Sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời vấn đề về răng miệng.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

  • Hotline: 0943 108 138 * 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ sở 2:  23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

  • Hotline: 0976 856 463 * 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 7304 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%