Search
Close this search box.

Nguyên nhân gây ra bệnh giun đũa? Cách phòng tránh bệnh

Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới, môi trường ăn uống rất đa dạng. Vì vậy việc nhiễm phải những loại ký sinh trùng là không thể tránh khỏi. Phổ biến nhất đó là nhiễm giun đũa và đặc biệt là ở trẻ em.

Giun đũa là gì?

Giun đũa là gì?

Khi bị nhiễm bệnh này thường sẽ không có biểu hiện rõ ràng và đa dạng, dễ bị nhầm lẫn. Vì thế cần có những kiến thức về bệnh để có thể phát hiện sớm nhất và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng dễ bị nhiễm giun đũa

Đây là một loại ký sinh trùng nên chúng rất dễ lây lan. Đối tượng nhiễm bệnh cũng rất đa dạng, ai cũng đều có thể bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Khác với những loại ký sinh trùng khác, loại giun này có kích thước lớn, giun cái trưởng thành có thể dài từ 20-25 cm, giun đực 15-17cm. Chúng có phần thân hình tròn màu hồng hoặc trắng, đầu và đuôi thôn nhọn. Chúng thường ký sinh ở ruột non của người.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Giun cái sẽ đẻ trứng, nếu như rơi vào đất thì sau khoảng hai tuần trứng sẽ nở và phát triển thành ấu trùng. Với nhiệt độ môi trường ở mức bình thường thì rất thuận lợi để ấu trùng có thể tiếp tục một vòng tuần hoàn. Trứng của giun chỉ bị tiêu diệt khi nhiệt độ trên 60 độ C. Nếu như có thói quen đi chân đất hoặc tiếp xúc với môi trường trực tiếp. Không có phương tiện hoặc dụng cụ bảo vệ và vệ sinh không sạch sẽ tay chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh giun đũa.

Người lớn sẽ thường ít bị nhiễm giun hơn trẻ em. Trẻ ở thành thị có tỷ lệ nhiễm bệnh ít hơn trẻ ở nông thôn. Bởi trẻ em thường sẽ chưa có ý thức về vệ sinh cá nhân, hay cho tay vào miệng hoặc đi chân đất nên sẽ là điều kiện thuận lợi để lây nhiễm.

Tại nông thôn, dù đã có khuyến cáo không nên ăn rau sống hoặc sử dụng phân tươi để bón rau. Lúc này, trứng giun ở trong phân sẽ không được loại trừ mặc dù đã rửa rất kỹ và nhiều lần. Vì vậy con đường lây nhiễm lại càng luẩn quẩn.

Ai có thể nhiễm giun đũa?

khí hậu tại Việt Nam nóng ẩm sẽ là môi trường rất thuận tiện cho sự phát triển của giun đũa. Tại những nơi có điều kiện kinh tế phát triển kém, cơ sở vật chất còn thu sơ. Người dân vẫn để phân thải trực tiếp ra đất hay sử dụng phân bón cho cây trồng. Lúc này, trứng của giun sẽ phát triển ở trong đất và bám lên bề mặt của cây.

Chính những thói quen này là nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ nhiễm bệnh ngày càng cao. Trẻ em sẽ là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người lớn.

Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN

Triệu chứng bệnh giun đũa?

Khi nhiễm bệnh, sẽ không có những triệu chứng đặc trưng nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng của bệnh

  • Trẻ em sẽ có thể có những triệu chứng như suy dinh dưỡng, chậm lên cân, còi cọc, rối loạn tiêu hóa kéo dài.
  • Có thể sẽ bị tắc ruột nếu như có quá nhiều giun ở trong ruột. Cụ thể là sẽ bị đau bụng quặn theo từng cơn kèm theo đó là táo bón và chướng bụng. Nếu giun đi từ ruột non đến ống mật có thể gây tắc mật, sỏi mật, viêm đường mật. Khi giun đi xuống ruột thừa sẽ gây viêm ruột thừa cấp.
  • Nếu giun đi lên phổi, người bệnh có thể bị khó thở, kho khe hay có biểu hiện như ho khan, đau ngực, sốt cao.
  • Trường hợp hiếm gặp như giun sống chui ra khi trẻ đi vệ sinh hay chui ra từ mũi, miệng khi trẻ bị sặc hoặc ho.

Cách phòng tránh nhiễm giun đũa?

Một số cách phòng tránh để không bị nhiễm bệnh như:

  • Cách phòng tránh giun đũa hay mọi loại ký sinh trùng khác sẽ không có biện pháp nào mang lại hiệu quả cao hơn là vệ sinh sạch sẽ.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Lau dọn đồ chơi của trẻ, vật dụng và nhà cửa thường xuyên bằng nước sát trùng.

Rửa tay bằng xà phòng

Rửa tay bằng xà phòng

  • Uống nước đun sôi để nguội, ăn thức ăn đã nấu chín. Hạn chế ăn rau sống, nếu anh cần rửa rau thật kỹ nhiều lần với nước chuyên dụng.
  • Không đi chân đất, nếu như dọn rác, làm vườn, dọn cỏ thì cần đeo khẩu trang và đi ủng, găng tay. Tuyệt đối không sử dụng phân tươi để bón cây hoặc món rau.
  • Ở cống thoát nước, nhà vệ sinh cần dọn dẹp thường xuyên và dùng hóa chất để diệt trùng thân thiện với môi trường.
  • Có thói quen tẩy giun định kỳ một năm hai lần cho cả gia đình. Sử dụng thuốc sẽ có tác dụng không những với giun đũa mà con diệt được những loại giun sán khác.

Bệnh giun đũa là một bệnh phổ biến nhất ở trên thế giới. Phần lớn những người nhiễm bệnh là do thói quen sinh hoạt hằng ngày không đúng cách. Vì thế, mỗi người cần có ý thức nâng cao về vệ sinh cho cá nhân và gia đình. Bạn đang có nhu cầu xét nghiệm và khám bệnh hãy đến với phòng khám đa khoa GALANT – một phòng khám uy tín nhất được nhiều khách hàng lựa chọn.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

  • Hotline: 0943 108 138 * 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ sở 2:  23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

  • Hotline: 0976 856 463 * 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 7304 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%