Search
Close this search box.

Bạn biết gì về bệnh sán lá gan lớn phát triển trên cơ thể người?

Xem nhanh nội dung

Sán lá gan là cụm từ đã quá quen thuộc với con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và phân biệt được các loại sán lá gan đúng không các bạn? Vậy trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn thông tin về một loại bệnh ký sinh trùng quen thuộc đó là bệnh sán lá gan lớn. Vậy cụ thể như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung bài viết này các bạn nhé.

Bạn biết gì về loại sán lá gan lớn?

Thực chất, nếu ai đã tìm hiểu về loại ký sinh trùng này thì sẽ biết sán lá gan lớn có 2 loại đó là: Fasciola gigantlca và Fasciola hepattca. Mỗi một loại có một đặc điểm và môi trường phát triển khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với loại sán Fasciola gigantlca được tìm ra từ năm 1856 tại đất nước mặt trời mọc. Theo các nhà khoa học đã tìm hiểu thì Fasciola gigantlca sinh sống chủ yếu ở các nước thuộc Châu Á như: Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam.
  • Còn đối với sán Fasciola hepattca được phát hiện ra từ năm 1758. Loại sán này sinh sống chủ yếu ở Châu Phi, Châu Âu và một số nước ở Châu Á như: Hàn Quốc, Papua New Guinea, I-ran và 1 số vùng của Nhật Bản.

Nếu nói về hình dáng thì loại sán lá gan này khi trưởng thành sẽ giống một chiếc lá, có thân dẹt và khá mỏng. Kích thước của loại sán này giao động từ 20 – 30mm x 10 – 12mm. Chúng có màu xám đỏ hoặc có màu trắng hồng. Loại sán này có 2 hấp khẩu đó là: Hấp khẩu bụng và hấp khẩu miệng. Cụ thể:

Hình dạng và kích thước của loại sán lá gan lớn

Hình dạng và kích thước của loại sán lá gan lớn

  • Đối với hấp khẩu miệng khá nhỏ và có kích thước khoảng 1mm.
  • Còn hấp khẩu bụng to hơn và có kích thước là 1,6mm.

Còn về kích thước của trứng sán lá gan lớn thì chúng khá lớn. So với các trứng của các loài sán lá gan khác thì trứng sán lá gan này có kích thước lớn nhất. Cụ thể kích thước của chúng giao động từ 130-150 x 60-90 μm và kích thước trung bình tính được là 140 x 80 μm.

Xem thêm: 100+ Sự thật Về Cơ Thể Người Có Thể Bạn Chưa Biết

Sán lá gan lớn sống ký sinh ở vị trí nào trên cơ thể?

Thực tế, loại sán lá gan lớn này có một chu trình sống cực kỳ phức tạp. Theo một số nghiên cứu khoa học thì chu trình của chúng cụ thể như sau:

Giai đoạn sán lá gan lớn trước khi xâm nhập vào cơ thể sống.

  • Trứng sán lá gan từ mật sau đó được đào thải ra bên ngoài môi trường qua phân. Trong trường hợp trứng rơi xuống nước, chúng sẽ được nở thành ấu trùng lông và thường thì ký sinh trong ốc.
  • Từ trong con ốc, ấu trùng lông sẽ tiến hóa thành ấu trùng dạng đuôi. Sau đó chúng thoát ra khỏi con ốc và bám vào một số loại thực vật đang sinh sống ở dưới nước. Cụ thể như: Rau cần, rau muống, ngó sen, rau ngổ… Hoặc cũng có thể tạo thành nang trùng hay bơi ở dưới nước.
  • Trong trường hợp, động vật ăn phải những thực vật này hoặc uống nước có ấu trùng lá gan thì sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

Chu trình ký sinh và xâm nhập vào cơ thể sống của sán lá gan lớn

Chu trình ký sinh và xâm nhập vào cơ thể sống của sán lá gan lớn

Giai đoạn sán lá gan ký sinh ở trong cơ thể.

  • Khi mới xâm nhập vào cơ thể, các ấu trùng này sẽ đi vào trong dạ dày. Sau đó xuyên qua các ống tiêu hóa, qua ổ bụng rồi sau đó xuyên sang gan và ký sinh ở trong đường mật.
  • Ngoài vị trí gan, mật, ấu trùng này còn có thể đi lạc sang một số vị trí khác như: Trong hệ cơ, da, mắt, khớp và các cơ quan sinh dục…

Khi sán lá gan đã tìm được vị trí ổn định thì chúng sẽ sinh trưởng, phát triển cũng như phá hủy các tổ chức gan, mật và các cơ quan khác. Vì vậy, chúng ta phải kiểm tra thường xuyên để tránh xảy ra những biến chứng không đáng có.

Các triệu chứng thường gặp đối với những người bị sán lá gan lớn.

Để có thể phát hiện ra những tổ chức sán lá gan lớn sống ký sinh ở những vị trí nào trên cơ thể và số lượng là bao nhiêu thì chúng ta chỉ có một cách duy nhất đó là: Chụp chiếu tại các bệnh viện chuyên khoa. Tuy nhiên, với kinh nghiệm từ các bác sĩ chuyên khoa người bệnh cũng có thể phát hiện nhờ vào các dấu hiệu lâm sàng sau:

Triệu chứng của người bị bệnh sán lá gan lớn

Triệu chứng của người bị bệnh sán lá gan lớn

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân. Đối với trẻ con bị sán sẽ suy dinh dưỡng và chậm lớn.
  • Bên cạnh đó, người bệnh còn có dấu hiệu bị đau bụng vùng bên hạ sườn phải. Sau đó lan ra phía sau và tiếp đến là vùng thượng vị. Hiện tượng đau này chỉ âm ỉ và thi thoảng mới bị đau dữ dội. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không bị đau bụng.
  • Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng kém ăn, ăn uống thất thường, không ngon miệng.
  • Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải tình trạng buồn nôn, đầy bụng, nôn ói, chậm tiêu… Đôi khi còn kèm theo triệu chứng bị sốt âm ỉ kéo dài và không rõ nguyên nhân.
  • Một triệu chứng rất dễ nhận biết đó là: Móng tay trắng, da xanh, các niêm mạc ở vùng mặt, lưỡi môi bị nhợt nhạt.

Bạn nghĩ sao về những thông tin mà chúng tôi cung cấp về bệnh sán lá gan lớn? Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích để bạn biết cách phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%