Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?

Xem nhanh nội dung

Giang mai là một căn bệnh xã hội mang đến những hậu quả khôn lường. Chứng bệnh này thường xuất hiện ở những người có lối sống buông thả, không lành mạnh. Chứng bệnh này còn có thể lây sang những người khỏe mạnh khác. Ngay cả khi có nề nếp sống khoa học, bạn vẫn có thể mắc bệnh vì những nguyên do không ngờ tới. Vậy bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Các nhận biết và điều trị kịp thời bạn có biết?

>>> bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Bệnh giang mai lây nhiễm qua những con đường nào?

Giang mai vẫn luôn là một trong những căn bệnh nguy hiểm khiến nhiều người sợ hãi. Độ nguy hiểm của chúng được đánh giá là chỉ đứng sau HIV/AIDS. Vì thế, những người dù sống lành mạnh, khoa học nhưng mắc bệnh đã không khỏi hoang mang. Thực tế, giang mai không chỉ lây qua đường tình dục. 

benh giang mai la can benh xa hoi nguy hiem den suc khoe tinh mang con nguoi

Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, bệnh có thể lây nhiễm qua đường máu hoặc từ mẹ sang son. Vì thế, việc tiếp xúc sâu với người mắc bệnh (không nhất định phải quan hệ) đều có nguy cơ mắc phải. Vậy bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Hình thức lây nhiễm của chúng diễn ra như thế nào?

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Bằng cách nào?

Giống như HIV/AIDS, giang mai lây nhiễm thông qua chủ yếu các con đường như: quan hệ tình dục, từ mẹ sang con hay qua đường máu. Đây đều là những đường truyền có tiếp xúc sâu giữa hai cá thể với nhau. Nhưng từ đây cũng khiến nhiều người phân vân và tự hỏi, liệu giang mai có lây qua nước bọt hay không? 

Câu trả lời là có. Dù đây không phải đường truyền phổ biến nhất nhưng nguy cơ mắc phải là tương đối cao. Dưới đây là hai hình thức lây nhiễm qua nước bọt của bệnh mà bạn cần biết:

benh giang mai lay qua nuoc bot nhu the nao

Bệnh giang mai lây qua nước bọt như thế nào?

Lây nhiễm khi hai người có quan hệ bằng miệng

Con đường trực tiếp tiếp xúc với nước bọt của người bệnh chính là hôn. Việc nắm tay hay ôm thông thường với người mắc bệnh sẽ không xảy ra nguy hiểm gì. Tuy nhiên, khi hôn, bạn sẽ tiếp xúc với nước bọt của người bệnh. Từ sự ân ái này, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể bạn. Vì là nơi tiếp xúc gần nên những ổ bệnh thường sẽ sinh sôi nhiều ở khoang miệng rồi lan tới những vị trí khác.

Không chỉ hôn, quan hệ tình dục bằng đường miệng cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh lý này. Theo đó, xoắn khuẩn tồn tại, thậm chí sinh trưởng tốt trong cơ quan sinh dục của đối phương. Vì thế, những tiếp xúc gần, thân mật quá mức đều có tỷ lệ lây nhiễm cao.

hon sau la mot trong nhung nguyen nhan lam tang nguy co mac benh giang mai

Hôn sâu là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai

Người mắc bệnh giang mai thường không có dấu hiệu ngay khi vừa mới nhiễm. Xoắn khuẩn sẽ làm ổ và ủ bệnh một thời gian mới phát ra những biểu hiện bên ngoài. Do vậy, trường hợp người yêu hay người thân mắc bệnh, bạn cũng không thể lường trước. Đây cũng là lý do nếu không phải người yêu hay vợ chồng thì việc hôn, cưng nựng trẻ nhỏ là nên hạn chế thì có thể dẫn đến rủi ro ngoài ý muốn.

Lây nhiễm khi sử dụng chung vật dụng cá nhân

Bên cạnh việc quan hệ bằng miệng, sử dụng chung vật dụng cá nhân cũng có thể là nguyên do khiến mọi người mắc bệnh giang mai. So với hôn, tỷ lệ mắc bệnh này sẽ thấp hơn một chút. Việc dùng chung bàn chải đánh răng, cốc uống nước, chỉ nha khoa, … là không nên. Việc tiếp xúc với vật dụng người bệnh trong một khoảng thời gian dài cũng khiến rủi ro mắc bệnh của bạn tăng lên đáng kể đấy.

Không chỉ riêng bệnh giang mai, có rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác đều lây nhiễm qua con đường này. Vì thế, với riêng vật dụng cá nhân, mọi người không nên sử dụng chung, ngay cả với mọi người trong nhà. Đặc biệt, việc vệ sinh, cọ rửa hay thay mới khăn mặt, bàn chải đánh răng, … cũng cần thực hiện thường xuyên.

Bệnh giang mai lây qua các đường truyền nhiễm khác

Hiểu rõ con đường lây giang mai qua nước bọt nhưng bạn có biết hết các đường truyền nhiễm khác. Mặc dù phổ biến hơn nước bọt nhưng không phải ai cũng tường tận và hiểu rõ những nguy hiểm mà các con đường truyền nhiễm này mang lại:

benh giang mai lay qua cac duong truyen nhiem khac

Bệnh giang mai lây qua các đường truyền nhiễm khác

Giang mai lây qua đường tình dục: Phần lớn những người mắc bệnh giang mai hiện nay đều là vì nguyên do này. Lối sống phóng túng, quan hệ bừa bãi, không an toàn đều dẫn đến nguy cơ mắc loại bệnh này. Vì thế, khi quan hệ với người nhiễm bệnh, nguy cơ bị giang mai ở bạn gần như là chắc chắn.

Giang mai lây qua đường máu: Xoắn khuẩn giang mai tồn tại trong máu của người bệnh. Việc để máu người nhiễm giang mai tiếp xúc với vết thương hở hay nhận hiến máu từ họ đều là nguy cơ khiến bạn mắc bệnh. Giống như quan hệ tình dục, con đường này mang đến tỷ lệ nhiễm cao.

Giang mai lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mắc bệnh giang mai trong thời kỳ thai sản thì gần như chắc chắn đứa bé cũng sẽ nhiễm bệnh. Mặc dù vẫn có những đứa bé may mắn sinh khỏe khỏe mạnh, không có mầm mống khuẩn bệnh nhưng tỷ lệ này là cực kỳ hiếm hoi. 

> triệu chứng bệnh giang mai và cách phòng ngừa

Bệnh giang mai ở miệng có những dấu hiệu gì dễ nhận biết

Biết được bệnh giang mai có lây qua nước bọt không thì bạn cần biết cả nơi hình thành ổ bệnh của yếu ở chúng. Giang mai thể hiện nhiều dấu vết trên cơ thể và nơi trực tiếp tiếp xúc với xoắn khuẩn là có ổ bệnh nặng nhất. 

cac dau hieu cua benh giang mai lay o mieng

Các dấu hiệu của bệnh giang mai lây ở miệng

Khi nhiễm bệnh qua đường nước bọt, miệng của bạn sẽ dần có những biểu hiện lạ. Mới đầu, mọi người sẽ nhầm tưởng đây là nhiệt miệng hoặc trầy xước do va đập. Nhưng như chúng lan rộng thì hậu quả sẽ rất khó lường. Dưới đây là những biểu hiện rõ ràng nhất ở miệng khi mắc bệnh giang mai bạn cần chú ý:

  • Có những vết loét nhỏ xuất hiện ở họng, môi hay các khu vực xung quanh miệng (cả trong và ngoài). Những vết loét này có độ rộng tương đối từ 1 đến 2cm. So với nhiệt miệng thì kích thước của chúng lớn hơn rất nhiều. Chúng thường có hình tròn hoặc bầu dục, có màu hồng nhạt nhưng không gây cảm giác ngứa ngáy hay đau rát.
  • Sau một thời gian ngắn, các vết loét này tăng lên đáng kể về cả diện tích lẫn số lượng.
  • Bệnh biểu hiện rõ rệt, Amidan ở họng sẽ sưng lên bất thường, mang đến cảm giác đau đớn và vô cùng khó chịu.
  • Lâu dần, việc ăn uống hay giao tiếp ở người bệnh trở nên rất khó khăn. Thậm chí một cử động nhỏ cũng khiến họ đau không chịu được.
  • Các vết loét có dấu hiệu mưng mủ dịch trắng đục, có mùi hôi khó chịu. Răng người bệnh cũng ố vàng, lợi sưng to.

Bệnh giang mai ở miệng gây ra những hậu quả gì

Sự nguy hiểm của bệnh giang mai là bạn sẽ không biết chúng xuất hiện từ lúc nào. Khi xâm nhập vào cơ thế, chúng sinh sôi và âm thầm tạo thành những ổ bệnh lớn. Chỉ đến khi bệnh đã bước vào giai đoạn giữa, những cảm giác đau đớn đầu tiên mới bắt đầu xuất hiện. Còn ở thời kỳ đầu, phần lớn mọi người sẽ nhầm tưởng các vết loét chỉ là nhiệt miệng thông thường.

hau qua nghiem trong cua benh giang mai o mieng it nguoi biet

Hậu quả  nghiêm trọng của bệnh giang mai ở miệng ít người biết

Gọi là căn bệnh xã hội vì hậu quả giang mai lang lại là vô cùng khủng khiếp. Những hậu quả to lớn bạn sẽ phải chịu có thể kể đến như:

  • Các ổ bệnh trong miệng sẽ lớn dần, gây ra cảm giác đau đớn và khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường. Những cơn đau sẽ tăng lên theo thời gian. Ban đầu, bạn không thể ăn uống ngon miệng. Khi bệnh tình trở nặng, chỉ việc giao tiếp hay há miệng cũng dẫn đến những cơn đau khủng khiếp.
  • Amidan sưng to khiến họng bạn trở nên phù nề, sưng tấy.
  • Từ miệng, xoắn khuẩn có thể dịch chuyển lên hệ thần kinh, trực tiếp gây ra bệnh viêm màng não, phình mạch ở tim hay thậm chí là tấn công cả xương khớp.
  • Có thể thấy, dù ổ bệnh chính ở miệng nhưng hậu quả xoắn khuẩn giang mai mang lại là trên toàn cơ thể. Đó là lý do vì sao bệnh càng để lâu, cơ thể càng bị tàn phá, suy nhược, khiến người bệnh tử vong.

Điều trị bệnh giang mai ở miệng bằng cách nào?

Biết bệnh giang mai có lây qua nước bọt không thì bạn cũng cần biết cách điều trị chúng. Khác với HIV/AIDS, giang mai có khả năng chữa khỏi nếu bạn bạn kịp thời phát hiện được chứng bệnh này. 

benh giang mai co the dieu tri dut diem hoan toan neu phat hien som

Bệnh giang mai có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nếu phát hiện sớm

Ngay khi có dấu hiệu nổi các vết loét nhỏ ở miệng, dù không đau đớn bạn cũng cần khi khám ngay lập tức. Có kết quả chính xác y bác sĩ sẽ vạch ra phương hướng điều trị phù hợp cho bạn. Tuyệt đối bạn không nên để đến khi có hiện tượng đau nhức, sức tấy, xuất hiện mưng mủ mới đi khám nhé.

Để điều trị dứt điểm giang mai ở giai đoạn đầu, có hai phương pháp chính được áp dụng hiện nay bạn có thể tham khảo là:

> Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Chi phí có cao không?

> Điều trị giang mai như thế nào? Thời gian bao lâu?

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Phương pháp an toàn, mang lại tỉ lệ khỏi bệnh cao hiện nay là điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tùy vào vị trí và mức độ của xoắn khuẩn mà sẽ có loại thuộc phù hợp riêng. Có bốn loại thuốc kháng sinh chuyên dùng trị bệnh giang mai hiện nay là Benzyl Penicillin (hay Penicillin G), Doxycycline, Erythromycin và Ceftriaxone.

dieu tri benh bang thuoc khang sinh

Điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh

Benzyl Penicillin là loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất vì tính ứng dụng cao. Với đặc tính trị liệu mạnh, Benzyl Penicillin dùng được cho cả bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu, giữa, cuối hay thậm chí bẩm sinh đã nhiễm bệnh. Với từng giai đoạn, sẽ có liều lượng cụ thể được bác sĩ chỉ định. Việc điều trị theo đúng phác độ và liều lượng thuốc sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Trong trường hợp Benzyl Penicillin không mang lại hiệu quả, không phù hợp với người bệnh thì thuốc sẽ được thay thế bằng ba loại còn lại:

  • Doxycycline là thuốc kháng sinh có chứng năng chính là kìm khuẩn, phù hợp chữa trị cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu. Thuốc không dành cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người đang bị bệnh suy gan.
  • Erythromycin phù hợp với những bà bầu, trẻ nhỏ và trẻ nhiễm bệnh bẩm sinh. Loại thuốc kháng sinh này dùng nhiều ở các trường hợp khuẩn bệnh hình thành ở cơ quan hô hấp hay sinh dục.
  • Ceftriaxone thuộc nhóm Cephalosporin, có thể sử dụng trong trường hợp người bệnh dị ứng khi sử dụng thuốc Benzyl Penicillin.

Tự kích hoạt miễn dịch của tế bào theo liệu pháp cân bằng

Tự kích hoạt miễn dịch tế bào bằng liệu pháp cân bằng được xem là bước tiến mới trong điều trị bệnh hiện nay. Phương pháp này khả dụng cho cả bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu và cuối của bệnh lý. Để tiến hành, bác sĩ trị liệu sẽ dùng một thiết bị hiện đại để xâm lấn sâu và ổ bệnh. Xoắn khuẩn dưới tác động này sẽ bị tiêu diệt triệt để, không thể sinh sôi.

dieu tri bang lieu phap can bang tu kich hoat mien dich cua te bao

Điều trị bằng liệu pháp cân bằng – tự kích hoạt miễn dịch của tế bào

Bên cạnh đó, gen sinh vật giúp gây tác động để tế bào miễn dịch được tổng hợp. Từ đó chúng bổ sung và cân bằng lại hệ miễn dịch ở cơ thể người bệnh. Khi miễn dịch phục hồi, khả năng tái phát lại bệnh giang mai gần như không còn. Với phương pháp này, người bệnh có thể rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm được một khoản phí tương đối lớn.

So với phương pháp trị liệu truyền thống, liệu pháp cân bằng này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Tuy nhiên, chỉ những phòng khám, bệnh viện chuyên đặc trị về các loại bệnh xã hội mới đảm bảo đủ cơ sở vật chất để thực hiện. Vì thế trước khi lựa chọn phương pháp điều trị, bạn cần tìm hiểu kỹ nơi mình muốn thăm khám.

Ngay cả khi có lối sống an toàn, lành bạn, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh giang mai từ những người xung quanh. Vì thế, tìm hiểu các biện pháp phòng tránh lây nhiễm là điều căn bản bạn nên chủ động tìm hiểu.

Phòng tránh lây truyền bệnh giang mai có những cách nào?

Tìm hiểu bệnh giang mai có lây qua nước bọt không, bạn sẽ thấy phần lớn những người vô tình mắc bệnh đều chủ quan trong cuộc sống. Vì thế, để phòng tránh, dưới đây là những biện pháp cơ bản nhưng cần thiết bạn nên biết:

bien phap phong tranh lay truyen benh giang mai

Biện pháp phòng tránh lây truyền bệnh giang mai

  • Không quan hệ bằng việc, trong khi ân ái cần sử dụng các vật dụng bảo hộ an toàn, sạch sẽ
  • Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, giới hạn chỉ ở người yêu hay ân ái vợ chồng
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc thân mật với người khác
  • Không được dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, bàn chải, cốc uống nước, … Cần tiến hành vệ sinh, thay mới thường xuyên để tránh nguy cơ lây nhiễm
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đến bệnh viện khám ngay nếu thấy miệng, cơ thể có các vết loét nhỏ nhưng không gây đau nhức

Giang mai là một bệnh xã hội tuy có thể điều trị nhưng rất nguy hiểm. Hệ chúng chúng để lại sau khi điều trị xong là rất lớn, khiến người bệnh suy nhược tinh thần. Với những chia sẻ trên, mong rằng phần nào giúp bạn giải đáp được câu hỏi bệnh giang mai có lây qua nước bọt không, những biểu hiện cũng như phương pháp điều trị chứng bệnh này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%