Search
Close this search box.

Bộ Y tế khẳng định đồng tính, chuyển giới, song tính không là bệnh!

Xem nhanh nội dung

Ngày nay xã hội đã trở nên cởi mở hơn với những người thuộc cộng đồng LGBT. Nhưng số lượng người đồng tính, song tính, chuyển giới lại tăng lên ngày một nhiều. Vậy đặt ra câu hỏi là đồng tính, chuyển giới, song tính có phải là bệnh hay không? Cách chữa trị như thế nào nếu đâu là bệnh? Hãy theo dõi bài viết sau đây để xem nhận định của Bộ Y tế về vấn đề này.

Nguyên nhân dẫn đến đồng tính, chuyển giới, song tính là do đâu?

Từ lâu, chúng ta đều cho rằng những lệch lạc, khiếm khuyết về tâm lý trong môi trường sống,.. cùng nhiều yếu tố khác đã làm xu hướng tình dục bị rối loạn. Từ đó biến người bình thường thành người đồng tính hay người LGBT nói chung và bị cả xã hội kỳ thị, lên án. Những đối tượng này luôn phải sống với cảm giác tội lỗi và không thể thể hiện bản thân, và ở những người này có rất nhiều thiên tài, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa.

Năm 1991, một nghiên cứu đã khiến các nhà khoa học phải sửng sốt – đó là công trình phẫu thuật một phần não dưới đồi của 41 người chết vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó gồm 16 người thuộc LGBT, trong quá trình nghiên cứu và xem xét cẩn thận các bằng chứng thu thập được. Người ta nhận thấy rằng, phần não kiểm soát hành vi tính dục ở những người LGBT có kích thước chỉ bằng một nửa so với người bình thường.

Vào năm 1993, một số chuyên gia đã phát hiện ra mối quan hệ chặt chẽ giữa hệ thống di truyền của con người và bệnh đồng tính. Họ phát hiện ra rằng một đoạn gen cụ thể trên nhiễm sắc thể giới tính X được chuyển từ mẹ và phổ biến ở những người đồng tính.

Đến năm 2003, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Y học xã hội Hoa Kỳ cũng phát hiện ra mối liên quan giữa thái độ tình dục và đặc điểm bàn tay của nam giới. Do ảnh hưởng của hormone nam, đặc biệt là testosterone, ngón trỏ của nam giới có xu hướng ngắn hơn ngón đeo nhẫn và bàn tay của người đồng tính nữ cũng có đặc trưng này.

Cho đến nay, đồng tính hay LGBT không thể quy trọn vẹn cho lý do tâm lý hay lý do sinh học. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, so với những người tính bình thường, có sự khác biệt nhất định về vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới tính thứ ba. 

Rõ ràng, lý do sinh học có tác động không hề nhỏ. Tuy nhiên, chính sự chăm sóc, cách giáo dục của cha mẹ, môi trường gia đình và những tương tác với cuộc sống xung quanh là những yếu tố tác động khá rõ nét đến dấu hiệu của hiện tượng này.

yumhglzl0vveuykqdpw4xru ysv829lgucpbsksou4ytnxq mekd6asb10llbkx2catdtpcivdmz tbell8owumcpz5ooxdzjgl1fbwel5kwrivn8cy lmh4brbwtz9p6icdrlmbfn000glyk5xpmvng9nzzpwhuavvoguduiwdf bzbsb9wdgyh2kve

Một vài nghiên cứu cho thấy đồng tính không có liên quan đến các nguyên nhân tâm lý, sinh lý

Sức khỏe tâm lý của con trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu cố chữa bệnh đồng tính

Một cán bộ quản lý SCDI đã chia sẻ với báo chí rằng: bà đã nhận được rất nhiều phản ánh từ người đồng tính, song tính, chuyển giới, nhất là giới trẻ, trong thời gian vừa qua. Những người này sau khi công khai với gia đình thì được cha mẹ đưa đến bệnh viện để chữa bệnh đồng tính. Một số bậc cha mẹ đặt câu hỏi “Con trẻ bị đồng tính có nên đưa con đến bệnh viện không”. 

Trong thời gian gần đây, một số bác sĩ đã nắm bắt sự hoang mang, tâm lý lo lắng này của nhiều cha mẹ và tự ý quảng bá là “bệnh đồng tính có thể được chữa khỏi”. Điều này gây ra sự nhầm lẫn và tốn kém chi phí cho các gia đình.

Thậm chí, nhiều gia đình còn đưa con đến các thầy cúng, hoặc đưa đến các bệnh viện lớn để “khám và chữa bệnh đồng tính, chuyển giới, song tính” trong thời gian gần đây. Theo công văn từ Bộ Y tế, các bác sĩ đã khẳng định rằng không xem những người đồng tính, song tính và chuyển giới là bệnh, vì vậy không thể điều trị được. 

Hơn nữa, nếu các thành viên trong gia đình thường xuyên có thành kiến ​​và tìm đủ mọi cách để điều trị “bệnh đồng tính” thì sẽ có thể vô tình làm con mình bị tổn thương, gây tâm lý hoang mang. Nghiêm trọng hơn có thể khiến con trẻ phát triển thành những suy nghĩ tiêu cực.

bzlx3qwn0qcelflnkpmxg mzdtv0vwdfzlb0oc8npalzmg1woooiw t4xlelf9fxezznf3whcpv80ovyioxseyk2codxy8kxf5bg1zdc mjc6hzmia ipgcsecuwq8xn4iwy544bn9gtjnqpf f1wnoe6uphqo8zxcpgogjh6o1nz8 lnwqkfb8br0c

Sẽ tạo thành tổn thương tâm lý đến con trẻ nếu cha mẹ bắt ép chữa bệnh đồng tính

Song tính, đồng tính, chuyển giới có phải là bệnh?

Trước các vụ việc nhiều cơ sở y tế quảng cáo có thuốc chữa được bệnh song tính, đồng tính,… thì mới đây Bộ Y tế đã ra một công văn: “Không coi song tính, đồng tính hay chuyển giới là căn bệnh, do đó không được ép buộc hay can thiệp điều trị mà chỉ hỗ trợ về tâm lý”. 

Chính vì thế, các bậc cha mẹ nên tìm đến sự hỗ trợ và giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa khi thấy con mình có những hành vi bất thường trong cuộc sống. Các bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn tâm lý cho các bậc cha mẹ và thiếu niên để tránh ảnh hưởng tâm lý lâu dài cho cả hai bên. 

Vào năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ đã bỏ phiếu để loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách các bệnh. Và Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ vào năm 1975 cũng đưa ra kết luận tương tự. Kể từ ngày 17/5/1990, WHO đã chính thức xóa bỏ đồng tính ra khỏi danh sách các bệnh lý tâm thần.

Kể từ năm 1994, đồng tính không còn được xem là một căn bệnh và trong DSM 5 (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần) cũng không được liệt kê. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã xác định đồng tính là một khuynh hướng tình dục chứ không phải bệnh, trong đó, một người có ham muốn tình dục và cảm xúc yêu đương với người đồng giới. 

Đã từng có rất nhiều gia đình đến khám và điều trị tại cơ sở y tế khi thấy con em mình có những biểu hiện khác lạ về giới tính. Nhưng thực tế những người này hoàn toàn bình thường, cả về thể chất lẫn di truyền.

Cơ thể họ phát triển vô cùng bình thường theo hướng nam tính hoặc là nữ tính, không có thay đổi gì về bộ gen nhiễm sắc thể, thậm chí không có thay đổi gì về hormone tại thời điểm xét nghiệm. Những người này vô cùng bình thường về mặt thể chất và có sự khác biệt đối với tâm lý tình dục.

Theo Công văn số 4132/BYT-PC, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị hướng dẫn các bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh do mình quản lý và quán triệt trên toàn quốc:

  • Tăng cường phổ biến, tuyên truyền để cán bộ y tế, bác sĩ và những người đến khám, chữa bệnh hiểu đúng về người song tính, đồng tính và chuyển giới.

  • Khi tổ chức khám và chữa bệnh cho người song tính, đồng tính và chuyển giới phải diễn ra bình đẳng, không kỳ thị, phân biệt đối xử, tôn trọng giới tính với các đối tượng này.

  • Đừng coi người song tính, đồng tính, chuyển giới như một căn bệnh.

  • Không bắt buộc, can thiệp chữa bệnh đối với các đối tượng LGBT và việc hỗ trợ tâm lý chỉ được thực hiện bởi những người có kiến ​​thức về bản dạng giới.

  • Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế khám chữa bệnh và các cán bộ y tế trong việc thực hiện các nguyên tắc theo quy định của pháp luật. 

bs2lfdn12yove6hfy6tik qugrrat2k8sqc3syu7dgrbkkojlzyz npfqodirakwprmy8hdqkap69spzqpowiq2zagmvg lnu2vafe5dkapstdszo57t1 walhenrgvm2jkctjdk2fp7fwsixyrfwrzzjcakoccelrgt3liwv0m

Bộ Y tế xác nhận không xem song tính, đồng tính, chuyển giới là bệnh

Trên đây là những ý kiến và chỉ đạo từ Bộ Y tế nhằm chấn chỉnh thực trạng can thiệp và bắt buộc chữa bệnh đối với người song tính, đồng tính và chuyển giới. Đồng thời đề nghị các đơn vị, cơ quan quán triệt thực hiện nghiêm túc. Rất mong bài viết hôm nay đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

a DMCA.com Protection Status

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%