Search
Close this search box.

Phân loại các loại dịch truyền trong lâm sàng được sử dụng hiện nay

Truyền dịch trong lâm sàng là việc rất quan trọng, do đó việc lựa chọn các loại dịch truyền trong lâm sàng cũng được chú trọng và căn nhắc kỹ lưỡng. Dịch truyền trong lâm sàng được sử dụng hiện nay gồm các loại nào? Hãy theo dõi bài viết hôm nay để biết thêm thông tin.

Khái niệm dịch truyền trong lâm sàng

Các loại dịch truyền trong lâm sàng gồm những dung dịch được đưa vào cơ thể người bệnh trong một khoảng thời gian nhất định nhằm điều trị các loại bệnh khác nhau. Ngày nay, mục đích điều trị bệnh rất đa dạng, chính vì vậy mà dịch truyền trong lâm sàng cũng có nhiều loại khác nhau.

Phân loại các loại dịch truyền trong lâm sàng được sử dụng hiện nay

Dựa vào thành phần cấu tạo cũng như tác dụng của các loại dịch truyền trong lâm sàng mà người ta phân ra thành các loại khác nhau. Nhìn chung, sự phân loại này cũng chỉ ở mức tương đối vì tác dụng của chúng đan xen nhau và có mục đích điều trị khác nhau.

Dung dịch tinh thể ( Cristaltic Solution)

Gồm các loại dung truyền trong lâm sàng có thể thoát ra khỏi lòng mạch và đi vào khoảng kẽ, thường là các hỗn hợp chứa các ion cần thiết cho cơ thể và có trong huyết tương. Dung dịch tinh thể thường được sử dụng với mục đích điều trị bệnh nhân bị mất nước ngoài tế bào và mất máu.

Dung dịch muối Natri chlorure: gồm 3 loại dung dịch muối Natri Chlorure

  • Dung dịch NaCl đẳng trương: chứa 9gram Natri Clorua trong 1 lít nước cất (dung dịch 0,9%). Có đặc tính ưu trương nhẹ so với huyết tương, dễ hấp thu và dễ thẩm thấu qua mao mạch và màng tế bào.
  • Dung dịch Natrichlorure ưu trương: thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị mất muối nhiều hơn mất nước. Hoặc trong trường hợp cần tạo môi trường huyết thanh ưu trương để kéo nước từ trong tế bào ra ngoài.
  • Natri chlorure nhược trương: có nồng độ Natri chlorure thấp, dưới 9%, do đó áp lực thẩm thấu của loại dung dịch này thấp hơn áp lực thẩm thấu của máu người bình thường.

Dung dịch muối Natri chlorure

Dung dịch muối Natri chlorure

Dung dịch Ringer Lactare

Là một dung dịch tương đối cân bằng, thành phần điện giải chứa các chất như: natri, kali và canxi, còn lactare được thêm vào như một chất đệm. Dung dịch  Ringer lactare có ALTT bằng 280 mOsmol, tương đương với huyết thanh, do đó rất dễ dung nạp, ít gây rối loạn huyết động và không làm thay đổi ALTT của huyết thanh.

Dung dịch Ringer Lactare thường được sử dụng trong hồi sức chấn thương, nhằm làm gia tăng thể tích tuần hoàn tạm thời, bù nước và điện giải bị mất. Tuy nhiên, dung dịch này cũng có một số hạn chế là ngoài các sản phẩm máu thì còn nhiều thuốc không tương hợp với dung dịch Ringer Lactare vì có thể tạo nên kết tủa với canxi. Ngoài ra, Ringer Lactare cũng không được dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị suy thận và suy thượng thận.

>> Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN

Dung dịch dinh dưỡng

Gồm nhiều loại dung dung dịch sau:

Dung dịch Glucose

Là một trong những chất cung cấp cho cơ thể năng lượng hoạt động chính. Glucose có 2 loại: đẳng trương 5% và ưu trương 10%, 20%, 30%. Khi sử dụng Glucose ưu trương cho trẻ em, người dùng cần phải hết sức cẩn trọng, cân nhắc kỹ lượng và theo dõi trình trạng bệnh nhân cẩn thận.

Dung dịch Glucose

Dung dịch Glucose

Dung dịch Fructose và Sorbit

Chỉ dùng cho các bệnh nhân tăng đường máu nặng, bởi dung dịch này có tác dụng kéo dài thời gian giải phóng Glucose từ gan và giảm nồng độ Glucose máu. Đối với các trường hợp người bệnh không dung nạp được Fructose và Sorbit thì việc truyền dịch vô cùng nguy hiểm, vì vậy chỉ những cơ sở có đủ phương tiện theo dõi mới được sử dụng.

Dung dịch Axit amin

Cơ thể chúng ta cần 0,5 – 2g axit amin mỗi ngày. Khi truyền dung dịch này, cần truyền kèm dung dịch Glucose để tránh quá trình chuyển hóa tạo Glucose từ Axit amin và lượng Axit amin đưa vào tốt nhất chỉ khoảng từ 10 – 20% tổng lượng Calo. Các dung dịch Axit amin thường được sử dụng: Aminosteril, Aminoplasmal, Moriamin, Nutrisol,..

Dung dịch Lipid: (Lipofundin, Intralipos, Lipovendus...)

Dung dịch Lipid: (Lipofundin, Intralipos, Lipovendus…)

Dung dịch Lipid chứa các chất béo cần thiết và cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng, nhu cầu từ 0,5 – 3 g/ kg/ ngày. Đặc biệt, không được pha lẫn thuốc và chất điện giải với dung dịch Lipid.

Dung dịch Lipid

Dung dịch keo

Dung dịch keo gồm các dung dịch chứa các phân tử có trọng phân tử cao, khó vận chuyển qua thành mạch bình thường. Các phân tử này sẽ bị giữ lại trong khoang mạch máu và gây nên một lực thẩm thấu (hay còn gọi là áp lực keo), nó giữ dịch thể trong khoang mạch máu.

Dung dịch này thường được sử dụng trong các trường hợp mất máu cấp, giảm khối lượng tuần hoàn. Đồng thời, còn có khả năng chiếm chỗ trong lòng mạch lớn hơn. Căn cứ vào cấu trúc hóa học, phân chia dịch keo thành các nhóm sau:

  • Nhóm dịch Dextran (Polysaccharide)
  • Nhóm dịch Polygelin (Gelatin)
  • Nhóm dịch Polyvinylpyrrolidone (PVP)

Có 3 nhóm dung dịch keo chính

Có 3 nhóm dung dịch keo chính

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp mọi người phân loại các loại dịch truyền trong lâm sàng được sử dụng hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho mọi người nhiều thông tin hữu ích. Để đọc thêm nhiều bài viết tương tự, mọi người hãy truy cập vào website: galantclinic.com

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

  • Hotline: 0943 108 138 *  028. 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ sở 2:  23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

  • Hotline: 0976 856 463 *  028. 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 *  028. 7304 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com 

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC