Search
Close this search box.

Cùng điểm danh những kí sinh trùng lây từ “boss” sang “sen”

Cùng điểm danh những kí sinh trùng lây từ “boss” sang “sen”

Cuộc sống xô bồ hiện đại khiến cho nhu cầu tình cảm của con người cũng tăng lên. Một bộ phận bạn trẻ thành thị đang có xu hướng nuôi thú cưng như chó, mèo cho vui cửa vui nhà, yêu thương chăm sóc chúng như một thành viên trong gia đình.

Thậm chí các bạn trẻ còn gọi những chú cún cưng, mèo cưng là “boss” và tự xưng mình là “sen”, đủ để thấy tình cảm thân mật giữa chủ nhân và thú cưng. Những chú cún cưng, mèo cưng thật dễ thương và thông minh, trung thành, tuy nhiên cũng có không ít nguy cơ tiềm ẩn nếu bạn tiếp xúc nhiều với “boss”. Cụ thể trong bài viết này Galant đề cập đến đó là nhiễm kí sinh trùng. Nếu sen có giun đũa, giun móc, sán của sen thì boss cũng có giun đũa, giun móc, sán của boss. Và đau khổ thay cho sen là giun sán của boss lại dễ dàng lây sang cho sen.

Hãy cùng Galant điểm danh một số kí sinh trùng thích ngao du từ “boss” sang “sen” nhé.

Giun đũa chó (sán chó = Toxocara canis)

dieu tri san cho o dau bao lau va het bao nhieu 01 1

Giun đũa chó là loài ký sinh trùng phổ biến tại Việt Nam.

Đây là loại thường gặp nhất trong những trường hợp đến khám tại phòng khám chuyên khoa kí sinh trùng Galant. Hầu hết các bệnh nhân đều thấy ngứa, khó chịu và có tiếp xúc với chó. Thậm chí có những người không hề tiếp xúc với chó mà vẫn bị. Loại giun tròn này sống trong ruột non của chó con, đẻ trứng theo phân chó và phát tán ra môi trường. Người bị nhiễm giun đũa chó là do nuốt phải trứng giun. Trong cơ thể người, trứng của chúng chỉ phát triển tới giai đoạn ấu trùng, gây nên hai hội chứng lâm sàng kinh điển đó là: Ấu trùng di chuyển đến mắt và ấu trùng di chuyển đến nội tạng. Triệu chứng thường gặp nhất là ngứa, nổi mề đay, mệt mỏi, mờ mắt…

Giun móc chó (Ancylostoma canium)

giun moc cho 768x513 1

Giun móc chó gây ngứa trên da người.

Đây là loại giun sống trong ruột chó, cũng thải trứng theo phân ra môi trường. Tuy nhiên trứng giun móc chó phải nở thành ấu trùng trong đất, cát trước khi xâm nhập vào người. Ấu trùng giun móc chó xuyên qua da người khi tiếp xúc đất cát. Khác với giun đũa chó, giun móc chó không vào máu được mà chỉ lang thang dưới da, tạo nên những đường hầm màu đỏ, rất ngứa (Hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da). Ấu trùng giun móc chó cũng không thể trưởng thành trong cơ thể người.

Sán lãi chó hay còn gọi là sán dây nhỏ (Echinococcus granulosus, Coenurus)

san lai cho 711x400 1

Sán dây nhỏ là một loài rất nguy hiểm.

Người dân thường nhầm lẫn giun đũa chó và sán chó. Chính vì loài sán này ít xuất hiện tại Việt Nam nên bệnh nhân và người dân thường nhầm lẫn giun đũa chó chính là sán chó. Ấu trùng sán dây nhỏ có thể xâm nhập vào máu đi đến các nội tạng và tạo thành nang (gan, não, cơ…). Đây là bệnh tuy ít gặp nhưng rất nguy hiểm. Bởi loài sán này có thể phát triển trong cơ thể người tạo nên các ấu nang có đường kính từ 1-7cm. Loài sán này đặc biệt nguy hiểm, chúng gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể người.

Giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum)

giun dau gai 768x461 1

Giun đầu gai lây qua các kí chủ trung gian.

Loại giun này kí sinh ở vách bao tử chó. Tuy nhiên để lây được từ chó sang người cần trải qua các kí chủ trung gian là ếch, nhái, rắn, lươn,…. Sen bị nhiễm hoàn toàn không do lỗi của boss, mà là do ăn phải thịt các loài trên chưa nấu kĩ. Ở Việt Nam, có hai món cần đặc biệt chú ý là mắm thái và cá lóc nướng trui. Triệu chứng thường gặp của bệnh này là viêm da, đường hầm dưới da, đau bụng, viêm kết mạc mắt…

Bọ chét chó (Stenocephalides canis)

bo chet cho 756x400 1

Bọ chét chó không nguy hiểm nhưng lại có vai trò trung gian truyền bệnh.

Chúng có khả năng nhảy xa từ chó sang người. Khi đốt gây ngứa, viêm da tại chỗ và đóng vai trò trung gian truyền bệnh nhiễm khuẩn cũng như nhiễm sán dải chó (Dipylidium canium).

Ve chó (Dermacentor sp)

Loại ve này có thể thấy dễ dàng bằng mắt thường. Ve tạo nên vết thương chỗ cắn, có thể gây chứng liệt và là trung gian truyền bệnh do vi khuẩn, siêu vi…

Dị ứng

Nhiều người nuôi thú cưng nhưng không hề biết cơ địa mình có dị ứng với lông thú. Họ chỉ nghĩ đơn giản mình bị ngứa do các tác nhân khác như thời tiết, môi trường,… Triệu chứng của dị ứng thường gặp là ngứa, nổi mề đay, viêm mũi…

Dại

Căn bệnh cực kì nguy hiểm này hiện nay có thể phòng ngừa được nhờ có vacxin nên sen có thể yên tâm.

diem danh nhung ky sinh trung lay tu boss sang sen 768x512 1

Trên đây là tổng hợp những bệnh kí sinh trùng lây từ boss sang sen mà Galant đã liệt kê ra. Bệnh kí sinh trùng lây từ chó sang người ngày càng phổ biến, mức độ thay đổi từ ngứa da dị ứng đến nhiễm ấu trùng nội tạng rất nguy hiểm. Để chẩn đoán và điều trị kịp thời, cần phải đến phòng khám chuyên khoa kí sinh trùng để được xét nghiệm, điều trị theo phác đồ chuẩn và phải được theo dõi định kì. Đối với thú cưng, bạn cần đưa chúng đi xổ sán định kì và giữ vệ sinh chuồng nuôi, dọn và xử lý phân mỗi ngày.

Phòng khám chuyên khoa kí sinh trùng Galant là một trong những phòng khám có khả năng khám và điều trị bệnh kí sinh trùng. Ở Galant có đầy đủ các trang thiết bị y tế và các bác sĩ có chuyên môn cao trong việc điều trị bệnh kí sinh trùng. Vì vậy, nếu như bạn gặp phải bất kì triệu chứng ngứa da, nổi mề đay,… mà trong nhà có nuôi chó, mèo, hãy đến ngay Galant để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết cụ thể.

Phòng khám chuyên khoa kí sinh trùng Galant – mang sự an toàn đến cho gia đình bạn.

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%