Search
Close this search box.

Dấu hiệu khỏi bệnh lậu? Cách nhận biết mình đã khỏi bệnh lậu

Xem nhanh nội dung

Bệnh lậu là một trong những bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục được biết đến sớm nhất trong lịch sử loài người. Mặc dù đã có phương pháp chữa khỏi nhưng những số lượng ca mắc bệnh lậu mới vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Vậy bệnh lậu có những triệu chứng nào? Dấu hiệu khỏi bệnh lậu là gì? Hãy cùng Galant tìm hiểu qua bài viết dưới đâu.

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh lậu 

Bệnh lậu được xem là bệnh lây nhiễm thông qua đường tình dục, có thể lây cho cả nam và nữ, lẫn trẻ sơ sinh. Căn bệnh xã hội này gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục, cổ họng và trực tràng. Đây là một bệnh lây nhiễm rất phổ biến và ngày càng gia tăng trong cộng đồng, đặc biệt là nhóm thanh niên từ 15 – 24 tuổi. 

Các triệu chứng của bệnh lậu thường bắt đầu sau 2 ngày kể từ khi cơ thể nhiễm bệnh, nhưng đôi lúc cũng có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, một số ít người mắc bệnh không có triệu chứng rõ ràng, nhất là ở nữ giới. Những người bị nhiễm lậu mà không có triệu chứng được gọi là người mang mầm bệnh không triệu chứng, tuy nhiên họ vẫn có khả năng lây cho người khác dễ dàng.

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Giai đoạn bệnh lậu cấp tính 

Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới sau xuất hiện 3 – 5 ngày sau khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh, có thể là 1 ngày, thậm chí kéo dài đến 2 tuần tùy vào cơ địa mỗi người:

  • Bộ phận sinh dục chảy mủ: Chảy mủ ở dương vật là dấu hiệu nhiễm trùng phổ biến nhất. Lượng mủ nhiều hay ít còn tùy vào mức độ nhiễm trùng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bệnh nhân bệnh lậu có thể chảy mủ trong vòng 2 tuần kể từ khi bị nhiễm trùng. Dịch mủ chảy ra từ niệu đạo, có màu vàng hoặc vàng xanh.
  • Viêm niệu đạo: Tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu rắt kèm theo sốt, mệt mỏi, có mủ ở đầu bãi khi tiểu. Hiện tượng tiểu rát và cảm thấy buốt tăng lên rõ rệt, khiến người bệnh phải đi tiểu từng giọt. Đôi khi có máu trong nước tiểu cuối bãi.
  • Ngứa mông: Bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến trực tràng, gây ngứa và chảy máu hậu môn. Một số trường hợp còn bị tiêu chảy, đau khi đi vệ sinh và đau khi cương cứng.
  • Viêm họng: Nếu quan hệ tình dục bằng miệng, bạn còn có nguy cơ viêm hầu họng bởi đâu là một trong những đường lây lan bệnh lậu. Một số bệnh nhân có thể mắc bệnh lậu ở cổ họng mà không có triệu chứng rõ ràng.

nam gioi mac benh lau cap tinh thuong co dau hieu chay mu o duong vat

Nam giới mắc bệnh lậu cấp tính thường có dấu hiệu chảy mủ ở dương vật

Giai đoạn bệnh lậu mãn tính 

Bệnh lậu ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến bệnh lậu mãn tính. Khi bệnh lậu phát triển sang giai đoạn cuối, các triệu chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra như sau: 

  • Đau hoặc sưng: Một số nam giới không có triệu chứng ban đầu của bệnh lậu. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm nhiễm lan rộng ra các vùng lân cận như bìu, tinh hoàn sẽ gây viêm mào tinh hoàn, đau háng rất nguy hiểm. 
  • Lượng dịch mủ tiết ra ít  hơn, thậm chí không tiết ra mủ. Chỉ 1 vài giọt khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng, thường được gọi là “giọt sương mai”. 
  • Nam giới mắc bệnh lậu mãn tính có thể gây suy giảm sức khỏe sinh sản, gây hiếm muộn – vô sinh.

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới 

Các triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới thường không rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn với nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang. Thậm chí trong một số trường hợp người bệnh không có biểu hiện của bệnh. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc phát hiện bệnh sớm và điều trị.

Phụ nữ mắc bệnh lậu thường xuất hiện sau khi quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh lậu và các triệu chứng có thể bao gồm: 

  • Tiểu buốt, tiểu rát, cảm giác khó chịu, khó chịu sau khi đi tiểu.
  • Ra khí hư bất thường, huyết trắng ra với số lượng nhiều hoặc ít. Thường có màu vàng hoặc vàng nhạt và có mùi hôi khắm khó chịu
  • Không trong chu kỳ kinh nhưng âm đạo chảy máu.
  • Đau bụng, đau vùng chậu, đau lưng, đặc biệt là đau khi quan hệ tình dục nếu như vi khuẩn lậu cầu đã gây biến chứng viêm vùng chậu.
  • Có thể bị sốt cao, đau nhức cơ thể, mệt mỏi 
  • Khám lâm sàng có thể phát hiện viêm cổ tử cung, âm đạo, khi chạm vào thì chảy mủ và chảy máu,…

Bệnh lậu mãn tính ở nữ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra  những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Chẳng hạn như: viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, vô sinh, chửa ngoài tử cung,…

nu gioi mac benh lau thuong khong xuat hien trieu chung cu the

Nữ giới mắc bệnh lậu thường không xuất hiện triệu chứng cụ thể

Dấu hiệu bệnh lậu đã khỏi hẳn hay chưa

Về thắc mắc làm thế nào để nhận biết dấu hiệu khỏi bệnh lậu, dựa trên kinh nghiệm điều trị thành công nhiều bệnh nhân của các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau để biết bệnh lậu đã được chữa khỏi hoàn toàn hay chưa. 

Những dấu hiệu khỏi bệnh lậu thường thấy từ phía người bệnh

Khi phương pháp điều trị bệnh lậu phát huy tác dụng, cơ thể sẽ có những biểu hiện khả quan. Đó là bằng chứng cho thấy thuốc đã phát huy công dụng và đạt hiệu quả. Có thể nói rằng, dấu hiệu khỏi bệnh lậu là khi bệnh nhân mất hoàn toàn các triệu chứng khó chịu với bệnh lậu, các dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Không còn tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, đau rát khi đi tiểu hay đại tiện.
  • Ở nam giới: niệu đạo không còn chảy mủ, dương vật không còn sưng tấy, hết đau buốt dương vật. Dương vật hết chảy mủ là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết bệnh lậu có chữa khỏi hoàn toàn hay không.
  • Ở nữ giới: không còn tiết nhiều khí hư có mùi hôi hoặc không còn cảm giác đau rát.
  • Khi cơ thể sắp hết vi khuẩn, dấu hiệu khỏi bệnh lậu mà người bệnh có thể nhận thấy là ngứa dọc niệu đạo hoặc ngứa vùng kín ở nữ giới. Dấu hiệu này có thể hiểu là do đang trong quá trình da non nên gây ra cảm giác ngứa. 
  • Cơ thể cũng dần khỏe mạnh trở lại, không còn đau nhức hay mệt mỏi

Tuy nhiên, đây chỉ là những biểu hiện cho thấy bệnh tình đang có chiều hướng hồi phục tích cực và chưa đưa ra kết luận bệnh có khỏi hoàn toàn hay không. Để biết chắc chắn dấu hiệu khỏi bệnh lậu hoàn toàn, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để tiến hành xét nghiệm lại xem có âm tính với bệnh lậu hay không.

dau hieu khoi benh lau thuong thay la khong con xuat hien cac trieu chung ban dau

Dấu hiệu khỏi bệnh lậu thường thấy là không còn xuất hiện các triệu chứng ban đầu

Dấu hiệu khỏi bệnh lậu bằng cách xét nghiệm

Làm sao để nhận biết dấu hiệu khỏi bệnh lậu hoàn toàn, nhất định là bạn nên nhờ bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ để thực hiện những xét nghiệm bệnh lậu. Việc xét nghiệm tầm soát bệnh lậu cần được thực hiện thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ trong và sau khi mắc phải bệnh lậu. Đây được coi là cách nhận biết bệnh lậu đã chữa khỏi chưa và bệnh lậu có tái phát hay không chính xác và hiệu quả nhất?  

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh lậu an toàn và nhanh chóng để nhận biết chính xác kết quả, trong đó phổ biến nhất là các phương pháp sau đây: 

Xét nghiệm nhuộm soi

Phương pháp nhuộm soi lậu cầu là một trong những phương pháp phổ biến dùng để xác định sự có mặt của vi khuẩn lậu cũng như dấu hiệu khỏi bệnh lậu. Cách thực hiện: 

  • Lấy các mẫu bệnh phẩm từ niệu đạo, âm đạo hoặc khu vực bị nhiễm trùng khác của bệnh nhân. 
  • Các dung dịch mẫu được pha loãng đến các nồng độ khác nhau và đặt trên lam kính nhuộm tím Gentian.
  • Quan sát mẫu vật trên lam kính. Vi khuẩn lậu sẽ có hình dạng đặc trưng giống như hạt cà phê. Nếu không tìm thấy vi khuẩn lậu trong mẫu bệnh phẩm, thì có thể kết luận rằng bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục. 

Đây là một phương pháp xét nghiệm bệnh lậu nhanh, rất dễ làm và được sử dụng ở hầu hết các phòng khám vừa và nhỏ. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không mang lại hiệu quả cho phụ nữ. Do dịch âm đạo ở nữ giới thường có lẫn tạp khuẩn và những tạp khuẩn này cũng có thể dính thuốc nhuộm rất dễ nhầm với cầu khuẩn lậu. 

nhuom soi cau lau khuan la phuong phap kiem tra da khoi benh lau chua pho bien

Nhuộm soi cầu lậu khuẩn là phương pháp kiểm tra đã khỏi bệnh lậu chưa phổ biến

Xét nghiệm PCR

PCR là phương pháp xét nghiệm và kiểm tra bệnh lậu hiện đại, chính xác nhất hiện nay. Bản chất của biện pháp là tách chiết ADN từ mẫu bệnh phẩm và khuếch đại nhiều lần để xác định sự hiện diện của vi khuẩn. Quy trình như sau: 

  • Lấy các mẫu bệnh phẩm từ các khu vực đã bị nhiễm bệnh trước đó.
  • Khuếch đại ADN của vi khuẩn bằng cách sử dụng các máy PCR realtime và sử dụng điện di để đọc các mẫu có biểu hiện ADN của vi khuẩn lậu cầu hay không. 
  • Nếu mẫu bệnh phẩm không hiển thị ADN của vi khuẩn thì bệnh nhân phục hoàn đã bình toàn và ngược lại. 

Phương pháp PCR này sử dụng máy móc hiện đại và yêu cầu trình độ kỹ thuật cao của nhân viên xét nghiệm, vì vậy cho ra kết quả chính xác đến 98%. Tuy nhiên, chi phí thực hiện khá cao và không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được.

Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn

Phương pháp xét nghiệm bệnh lậu này được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn và tin tưởng. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên áp dụng phương pháp này để xác định chính xác vi khuẩn còn tồn tại trong cơ thể hay không. Cách thực hiện như sau: 

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ những khu vực đã nhiễm bệnh trước đó, như: âm đạo, niệu đạo, cổ họng,… 
  • Sau đó đem các mẫu nuôi cấy trong môi trường và nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn.
  • Sau 3 đến 5 ngày nuôi cấy, đọc kết quả nuôi cấy 2 lần, nếu bệnh phẩm vẫn còn vi khuẩn mọc lên thì xác định bệnh nhân vẫn chưa khỏi hẳn bệnh lậu hoàn toàn. 

Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là mất nhiều thời gian do phải cấy nhiều lần mới có kết quả chính xác. Và biện pháp này thường áp dụng cho những trường hợp kháng thuốc, bệnh lậu tái phát, thất bại sau lần chữa bệnh đầu tiên

phuong phap nuoi cay vi khuan lau hieu qua nhung tieu ton nhieu thoi gian

Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn lậu hiệu quả nhưng tiêu tốn nhiều thời gian

Nếu kết quả cuối cùng là âm tính nghĩa là bạn đã khỏi bệnh lậu hoàn toàn. Ngược lại, nếu kết quả dương tính cũng có nghĩa là vi khuẩn gây bệnh vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn và bạn cần tiếp tục chữa trị. Bên cạnh đó, người bệnh vẫn nên thực hiện tái khám định kỳ dù cho có dấu hiệu khỏi bệnh lậu và có kết quả âm tính để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát.  

Cần chú ý những gì sau khi trị khỏi bệnh lậu?

  • Nên thực hiện điều trị kết hợp cho cả chồng/vợ/ bạn tình của người nhiễm bệnh lậu 
  • Không được QHTD trong vòng từ 7 – 10 ngày sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh lậu 
  • Nên bỏ thói quen QHTD không an toàn với những người có nguy cơ mắc bệnh lậu cao như gái massage, gái mại dâm,…
  • Thực hiện các bước để phòng ngừa bệnh lậu, chẳng hạn như sử dụng 100% bao cao su khi quan hệ tình dục và hạn chế quan hệ tình dục bằng hậu môn hoặc bằng miệng. 
  • Thường xuyên thăm khám ít nhất mỗi năm một lần để kiểm tra xem bệnh lậu có tái phát hay không. 
  • Không nên dùng chung các đồ dùng sinh hoạt như: bàn chải đánh răng, khăn chậu, nhất là đồ lót,..
  • Chung thủy 1 chồng – 1 vợ và tránh ngoại tình để khiến gia đình tan vỡ.

benh nhan nen quan he tinh duc an toan sau khi khoi benh de tranh tai nhiem

Bệnh nhân nên quan hệ tình dục an toàn sau khi khỏi bệnh để tránh tái nhiễm

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, chắc hạn bạn đã nắm được các dấu hiệu khỏi bệnh lậu rồi phải không. Mong rằng những chia sẻ này sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho các bệnh nhân mắc bệnh. Nếu cần được giải đáp hoặc tư vấn những vấn đề liên quan đến bệnh lậu, bạn có thể liên hệ đến Phòng khám Galant qua website: https://galantclinic.com/

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%