Search
Close this search box.

Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa ung thư hậu môn

Ung thư ống hậu môn là gì?

Ung thư ống hậu môn hay còn gọi ung thư hậu môn là 1 loại ung thư không phổ biến xảy ra ở vùng ống hậu môn. Hậu môn chính là phần cuối của ruột già, phía dưới trực tràng, đó là phân (chất thải rắn) được tống ra khỏi cơ thể. Hậu môn được hình thành 1 phần từ các lớp da ở bên ngoài của cơ thể và 1 phần nào từ ruột. 2 cơ dạng vòng, được gọi là cơ vòng , đóng và mở cửa hậu môn nhằm đưa phân ra khỏi cơ thể. Ống hậu môn, là 1 bộ phận của hậu môn nằm ở giữa trực tràng và lỗ hậu môn, nó dài khoảng 1-1½ inch.

Ung thư hậu môn

Ung thư ống hậu môn là 1 căn bệnh mà các tế bào ác tính (ung thư) hình thành ở trong các mô của ống hậu môn. Ung thư hậu môn xảy ra khi những tế bào bình thường, khỏe mạnh bị đột biến thành những tế bào bất thường. Các tế bào khỏe mạnh, phát triển và nhân lên theo 1 tốc độ nhất định nào đó, cuối cùng nó sẽ chết theo chu trình. Các tế bào bất thường phát triển và được nhân lên ngoài tầm kiểm soát nhưng nó lại không chết đi.

Sự phát triển và tích tụ của các tế bào bất thường đó nó sẽ tạo thành khối u. Và tế bào ung thư được gọi là di căn đến những nơi khác khi nó đã tách ra khỏi các khối u ban đầu để di chuyển và xâm lấn các mô gần kề cũng như những cơ quan khác trong cơ thể .

Những triệu chứng thường gặp của ung thư ống hậu môn

Các triệu chứng sau có thể xảy ra với bệnh nhân ung thư hậu môn:

  • Chảy máu ở hậu môn bất thường hoặc là sau khi đi vệ sinh;

  • Bị đau vùng ở hậu môn;

  • Xuất hiện các khối u, các hạch bạch huyết trong hoặc bên ngoài hậu môn và vùng bẹn;

  • Ngứa vùng hậu môn;

  • Tiết ra dịch bất thường ở vùng hậu môn, khó có thể kiểm soát khi đi vệ sinh;

  • Thay đổi những thói quen đi ngoài như đi quá nhiều lần, táo bón, tiêu chảy kéo dài;

  • Thay đổi khuôn phân.

Ung thư ở ống hậu môn có thể không có dấu hiệu, triệu chứng gì hoặc triệu chứng rất khó nhận biết và phát hiện. Một số các triệu chứng ung thư hậu môn thường tương tự như bệnh trĩ và bị nứt hậu môn, là các tình trạng phổ biến và ít nghiêm trọng hơn. Nhiều người ban đầu nghĩ rằng họ chỉ bị chảy máu và ngứa hậu môn là do bệnh trĩ. Điều này có thể làm trì hoãn việc chẩn đoán ung thư ở ống hậu môn.

Những phương pháp điều trị ung thư ống hậu môn hiệu quả

Có 3 phương pháp chính để điều trị ung thư ống hậu môn hiện nay: Phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Việc chọn lựa các phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Từng loại ung thư hậu môn, giai đoạn của bệnh;

  • Cân nhắc các biến chứng hay các tác dụng phụ của việc điều trị;

  • Sự lựa chọn của bệnh nhân;

  • Thể trạng, tình trạng của bệnh nhân.

Phẫu thuật

  • Giai đoạn đầu (1,2): Cắt, bỏ khối u ở hậu môn và 1 số tổ chức xung quanh. Bệnh nhân được căn dặn là phải tái khám định kỳ thường xuyên.

  • Giai đoạn muộn (3,4): Trước kia đa số những bệnh nhân ung thư hậu môn ở giai đoạn muộn vẫn được chỉ định làm phẫu thuật. Tuy nhiên đối với tiến bộ của xạ trị và hóa trị thì các bệnh nhân mắc ung thư hậu môn ở giai đoạn muộn không có sự chỉ định phẫu thuật mà thay vào đó bằng hóa xạ trị đồng thời. Nếu ung thư tiến triển hoặc tái phát, bệnh nhân chỉ có thể được chỉ định làm hậu môn nhân tạo.

Xạ trị

  • Trong việc điều trị ung thư hậu môn, xạ trị thường được phối hợp với hóa trị. Bệnh nhân thường sẽ được xạ trị liên tục 5 ngày/tuần từ 5-6 tuần.

  • Biến chứng xạ trị: Khó chịu, kích ứng da từ nhẹ đến vừa, rối loạn tiêu hóa, cảm giác rất khó chịu khi đi vệ sinh, sự kích thích hậu môn tạm thời (đỏ da, sưng phồng…).

Hóa trị

  • Thuốc để điều trị ung thư hậu môn là: Fluorouracil (5-FU, Adrucil), Mitomycin C (Mitozytrez, Mutamycin), Cisplatin.  Phác đồ thường kết hợp với nhiều loại thuốc để gia tăng hiệu quả điều trị . Bệnh nhân HIV mắc ung thư hậu môn cũng cần phải dùng liều thấp hơn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của bệnh nhân.

  • Biến chứng hóa trị: Tác dụng phụ của thuốc sẽ mệt mỏi, nôn và buồn nôn, rụng tóc, tiêu chảy, chán ăn.

Khi nào cần phải gặp bác sĩ?

Khi nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ những dấu hiệu và triệu chứng nào khiến cho bạn bận tâm, đặc biệt nếu như bạn có bất kỳ yếu tố nào làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ tăng độ nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng được hồi phục sức khỏe.

Khi nào cần phải gặp bác sĩ?

Các phương pháp phòng ngừa ung thư ống hậu môn hiệu quả

Chúng ta có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn ở mức thấp nhất thông qua những biện pháp sau:

  • Thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn: Luôn phải sử dụng bao cao su khi quan hệ và hạn chế quan hệ qua đường hậu môn để phòng ngừa nhiễm HIV và HPV.

  • Tiêm ngừa vắc-xin phòng HPV.

  • Tiêm ngừa ung thư hậu môn

  • Tuyệt đối không quan hệ bừa bãi, quan hệ một lúc với nhiều người.

  • Ngưng hút thuốc lá: Thuốc lá chính là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư, vì vậy hãy tập bỏ ngay thói quen hút thuốc lá.

  • Thay đổi các chế độ ăn uống và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, hợp lý và khoa học.

  • Khám sức khỏe tổng quát định kỳ, tầm soát ung thư tiêu hóa 1 năm 1 lần và nội soi tiêu hóa 10 năm 1 lần để kịp thời phát hiện sớm dấu hiệu bất thường trong cơ thể.

  • Tất cả các thông tin trên đây chỉ nhằm mang tính chất là tham khảo. Việc sử dụng thuốc cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%