Search
Close this search box.

Cách điều trị khi bị nhiễm nấm sinh dục nữ giới

Bệnh nhiễm nấm sinh dục là bệnh lý thường gặp ở các chị em, tuy nhiên vẫn có nhiều chủ quan, nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Khi không được điều trị sớm, bệnh khiến phái đẹp mất tự tin, “cô bé” có mùi hôi và dễ trở nặng hơn. Vậy làm thế nào để điều trị nấm âm đạo an toàn?

Nhiễm nấm sinh dục là bệnh lý thường gặp ở nữ giới

Nhiễm nấm sinh dục là bệnh lý thường gặp ở nữ giới

Nhiễm nấm sinh dục ở nữ giới là gì?

Âm đạo của phụ nữ vốn chứa chất giữa cân bằng giữa nấm men và vi khuẩn. Nồng độ hormone estrogen khiến vi khuẩn (lactobacillus phát triển). Lactobacilli có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và giúp âm đạo luôn khỏe mạnh.

Khi sự cân bằng này bị xáo trộn, lúc này nấm candida sẽ xuất hiện và phát triển gây ra bệnh lý nhiễm nấm sinh dục. Đây là tình dạng nấm candida albicans phát triển quá mức, khiến chị em có cảm giác: Âm đạo bị kích ứng, ngứa, viêm nhiễm, đau rát và tiết dịch, có mùi hôi.

Thực tế có tới 75% phụ nữ mắc phải tình trạng nhiễm trùng nấm men ít nhất 1 lần trong đời. Căn bệnh này không phải là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nhưng một số ít có nguy cơ bị nấm âm đạo do quan hệ không an toàn.

Các triệu chứng của bệnh nhiễm nấm âm đạo

Khi mắc phải tình trạng nhiễm nấm sinh dục, nữ giới sẽ gặp một số triệu chứng phổ biến như:

  • Vùng âm đạo, âm hộ có dấu hiệu sưng đỏ, nóng ran, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Phụ nữ có cảm giác đau rát, buốt khi đi tiểu tiện.
  • Đau khi quan hệ tình dục thường xuyên.
  • Âm đạo tiết ra nhiều dịch, dịch có màu trắng, đặc, không mùi hoặc vón thành cục.

 Các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo rất dễ phát hiện

Các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo rất dễ phát hiện

Các triệu chứng của bệnh nhiễm nấm âm đạo có thể gây nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Nhất là khi phụ nữ quan hệ tình dục không dùng bao, lạm dụng tình dục không khoa học. Âm đạo ẩm ướt cũng tạo điều kiện cho nấm candida phát triển mạnh mẽ, khiến bệnh trở nặng hơn.

Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN

Phương pháp điều trị bệnh nhiễm nấm âm đạo

Bệnh nấm sinh dục hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm, tùy theo mức độ, tần suất của bệnh mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, các chị em không nên tùy tiện mua thuốc về uống hay thụt rửa âm đạo khi chưa thăm khám qua bác sĩ chuyên khoa.

Sau đây là một số phương pháp giúp các chị em điều trị triệt để tình trạng nấm âm đạo, giúp “cô bé” trở nên dễ chịu hơn:

Sử dụng kem chống nấm không kê đơn

Đối với nấm sinh dục ở nữ giới có mức độ trung bình và nhẹ, các đợt nấm không xuất hiện thường xuyên. Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc mỡ, kem chống nấm không kê đơn hoặc thuốc đạn.

Thông thường, người bệnh cần điều trị liên tục trong vòng 1 – 7 ngày. Tùy theo cơ địa và mức độ nấm mà người bệnh nên dùng thêm thuốc uống có liều fluconazole. Trong trường hợp, phụ nữ đang mang thai nên dùng thuốc bôi ngoài âm đạo, thuốc đạn để đảm bảo an toàn.

Sử dụng thuốc uống đa liều

Đối với trường hợp điều trị không mang lại kết quả hoặc nấm tái phát nhiều lần, các chị em cần đi tái khám. Nếu bệnh nghiêm trọng hơn hoặc bị nhiễm nấm thường xuyên, bác sĩ thường áp dụng phương pháp điều trị dài ngày.

Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống nấm hai hoặc ba liều, sử dụng tối đa hai tuần. Sau đó, mỗi tuần tái khám một lần, kéo dài liên tục trong vòng sáu tháng cho tới khi trị dứt điểm nấm âm đạo.

Phụ nữ mang thai nên sử dụng thuốc bôi ngoài âm đạo hoặc thuốc đạn trị nấm

Phụ nữ mang thai nên sử dụng thuốc bôi ngoài âm đạo hoặc thuốc đạn trị nấm

Liệu pháp kháng Azole

Phương pháp này sử dụng thuốc dạng viên nang đưa trực tiếp vào vùng âm đạo. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tử vong khi người bệnh dùng qua đường uống. Do đó, các chị em chỉ nên sử dụng liệu pháp kháng Azole để điều trị nấm candida kháng với một số thuốc chống nấm thông thường.

Cách ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo

Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm sinh dục trở nặng hoặc tái phát liên tục. Các chị em cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Chỉ nên sử dụng đồ lót có đáy, làm từ chất liệu cotton và không nên mặc quần lót quá chật, quá bó.
  • Tránh thụt rửa, vệ sinh âm đạo sai cách. Bởi việc này loại bỏ một số lợi khuẩn bình thường bên trong “cô bé”, chúng vốn giúp bảo vệ âm đạo không bị nhiễm nấm.
  • Sử dụng các sản phẩm an toàn dành riêng cho cô bé, nhất là xà phòng, dung dịch vệ sinh, tamphon, cốc nguyệt san và băng vệ sinh.
  • Hạn chế tắm nước có nhiệt độ quá nóng.
  • Không sử dụng các thuốc kháng sinh khi chưa thực sự cần thiết.
  • Chú ý không mặc quần áo quá ướt và hạn chế để âm đạo bị ẩm quá lâu.

Cuối cùng, bạn nên tìm tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng nhiễm nấm sinh dục. Thăm khám khi thấy vùng kín có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhiễm nấm. Lựa chọn Phòng khám đa khoa Galant, để được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

  • Hotline: 0943 108 138 * 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ sở 2:  23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

  • Hotline: 0976 856 463 * 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 7304 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%