Nếu sử dụng chỉ khâu không tiêu trong việc khâu vết thương hoặc vết mổ thì sau một thời gian nhất định chúng ta cần cắt chỉ khâu. Nhằm giúp vết thương nhanh lành, giảm nguy cơ tổn thương và để lại sẹo. Sau đây, Phòng khám Galant sẻ thông tin đến bạn về địa chỉ thay băng, cắt chỉ quận Long Biên uy tín và cách chăm sóc vết thương đúng cách qua bài viết dưới đây.
Vết thương khâu được mấy ngày thì có thể được cắt chỉ?
Thời gian tháo chỉ khâu vết thương tùy thuộc vào vị trí và tình trạng vết khâu của từng bệnh nhân (bao gồm khả năng nội tại của vết thương, sức căng của mép vết thương). Trung bình khoảng 1 – 2 tuần sau khi phẫu thuật hoặc khâu vết thương và đối với chỉ khâu chịu lực có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần.
Tham khảo từng vị trí để biết thời gian thay băng và cắt chỉ:
-
Mặt: 5 – 7 ngày
-
Cổ: 7 ngày
-
Da đầu: 10 ngày
-
Chi trên và thân trên: từ 10 – 14 ngày
-
Thân dưới: từ 14 – 21 ngày
Bên cạnh đó, việc giữ vết khâu càng lâu (hơn 14 ngày), khả năng để lại sẹo càng cao. Tuy nhiên, người bệnh không nên vội yêu cầu cắt chỉ sớm. Nếu vết thương chưa lành, việc cắt chỉ khâu sớm có thể khiến vết thương trở nên nặng hơn, mất nhiều thời gian hơn bình thường để hồi phục. Ngược lại, loại bỏ vết khâu quá muộn có thể dẫn đến nhiễm trùng vết thương và hình thành biểu mô xung quanh vết khâu, tạo cho vết sẹo hình xương cá.
Trên thực tế, tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân mà thời điểm cắt chỉ sẽ được điều chỉnh phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình lành vết thương. Đối với phẫu thuật, ngoài việc sử dụng chỉ khâu tự tiêu cho những vết thương đặc biệt, thì các khu vực dùng chỉ khâu không tiêu cũng có những thời điểm đặc biệt hơn so với vết thương thông thường.
Tùy vào từng vị trí mà thời gian cắt chỉ sẽ khác nhau
Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi thay băng, cắt chỉ vết thương
Nguyên tắc vô khuẩn
Hầu hết các quy trình y tế và thao tác kỹ thuật thay băng, cắt chỉ đều phải tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn. Nguyên tắc này giúp đảm bảo một môi trường an toàn, phù hợp cho quá trình hồi phục của bệnh nhân, đồng thời hạn chế khả năng lây nhiễm cho các nhân viên y tế.
Trong quá trình thay băng và cắt chỉ, người thực hiện cần tuân thủ đầy đủ nguyên tắc này khi sử dụng, cầm nắm và xử lý các dụng cụ y tế, đặc biệt là các dụng cụ vô trùng. Ngoài ra, cần rửa tay theo quy định, đeo găng tay, tránh tiếp xúc với các vật dụng không phải là dụng cụ y tế đã được tiệt trùng.
Chỉ khâu không chui xuống dưới da
Yêu cầu đối với kỹ thuật cắt là phải nhẹ nhàng, không để sợi chỉ chui xuống dưới da. Nếu một sợi chỉ vô tình rơi xuống dưới da, nó trông giống như dị vật và mô sợi trong cơ thể có thể dính vào sợi chỉ, gây ra sẹo lồi hoặc vết chai. Đối với những người có làn da nhạy cảm, nó chỉ có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm ở vùng da đó.
Kiểm tra kỹ càng mối chỉ sau khi cắt
Quá trình kiểm tra giúp đảm bảo rằng ngay cả khi phần chỉ đã được loại bỏ và không để lại mối chỉ nào sót lại dưới da. Sau khi thay băng và cắt chỉ khâu, nhân viên y tế sẽ đặt chỉ lên băng gạc, giúp việc kiểm tra trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
Giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân
Một nguyên tắc đặc biệt cần thiết của thủ thuật này là giảm thiểu đau đớn tối đa cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật cần được thực hiện chính xác, nhanh chóng, không ảnh hưởng đến vết thương cũng như các vùng da xung quanh.
Khi thay băng và cắt chỉ vết thương cần tuân thủ nguyên tắc nào?
Một số lưu ý khi thay băng, cắt chỉ vết thương
Cắt chỉ vết thương chậm hơn thời gian được chỉ định
Thời gian cắt chỉ do bác sĩ chỉ định thường là thời điểm thích hợp nhất, có lợi cho quá trình hồi phục vết thương. Nếu việc cắt chỉ bị chậm hơn 1 – 2 ngày so với đề xuất ban đầu, đây không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, nếu để chậm đến 1 – 2 tuần, các mô cơ sẽ dính chặt vào chỉ, gây khó khăn cho việc rút và cắt chỉ. Khi đó, việc rút chỉ sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau hơn, thậm chí có thể xuất hiện các đốm máu, để lại khả năng bị sẹo lồi.
Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Khi tháo thay băng và cắt chỉ khâu, nhân viên y tế hoặc bác sĩ cần sự hợp tác của bệnh nhân để khai thác thông tin về tình trạng sức khỏe và vết thương. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra một số hướng dẫn và lời khuyên đơn giản trong quá trình thực hiện. Bệnh nhân cần tuân thủ những yêu cầu này để hạn chế đau đớn và giúp quá trình cắt chỉ diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và mang lại kết quả như mong muốn.
Có nên thực hiện thay băng, cắt chỉ tại nhà?
Việc thay băng và cắt chỉ vết thương thường được chăm sóc tốt hơn ở các phòng khám và bệnh viện, nơi có thiết bị và dụng cụ hầu như luôn đầy đủ. Đồng thời quá trình này được thực hiện và giám sát bởi các bác sĩ, nhân viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
Tuy nhiên, dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà mang lại sự thoải mái và tiện lợi cho người bệnh. Thực tế, một số dịch vụ tại nhà không thua kém gì ở các bệnh viện lớn về chất lượng và hiệu quả. Vì vậy, nếu muốn lựa chọn dịch vụ thay băng và cắt chỉ tại nhà quận Long Biên, bạn cần hết sức lưu ý lựa chọn dịch vụ uy tín, được người từng trải nghiệm trước đó đánh giá cao.
Thực hiện thay băng và cắt chỉ tại nhà có nên không?
Quy trình thay băng, cắt chỉ dành cho bác sĩ
Nhận định vị trí vết khâu
Thông qua cuộc trò chuyện với bệnh nhân hoặc tài liệu sức khỏe để đánh giá ban đầu về vị trí khâu. Sau đó bệnh nhân được hướng dẫn chuẩn bị tư thế lộ vị trí khâu nhằm thuận tiện cho việc quan sát tình hình và tạo điều kiện cho quy trình thay băng, cắt chỉ diễn ra thuận tiện.
Khi đã định vị được vết khâu ở đâu, nhân viên y tế sẽ đặt một tấm đệm bên dưới để ngăn chất lỏng vết thương thấm vào quần áo hoặc ga trải giường của bệnh nhân. Tấm lót tiêu chuẩn chỉ có thể thấm hút ở một mặt.
Trong khi thực hiện các bước định vị đường khâu, bác sĩ có thể chỉ cần thông báo và giải thích các bước tiếp theo của quy trình cho bệnh nhân. Điều này sẽ giúp người bệnh tin tưởng, an tâm và tích cực phối hợp thực hiện theo các chỉ dẫn.
Xác định vị trí vết khâu thông qua cuộc trò chuyện với bệnh nhân
Xác định vết khâu trước khi cắt
Tiếp theo, bác sĩ sẽ quan sát kỹ tình trạng vết thương, sau đó cần xác định và đặc biệt chú ý đến ba nhóm thông tin:
-
Thứ nhất: Các thông tin liên quan đến sự hình thành vết khâu, chẳng hạn như lý do xuất hiện vết thương, thời gian bị thương và thời gian khâu chỉ.
-
Thứ hai: Thông tin về cách thực hiện vết khâu, bao gồm thông tin về loại vết khâu, mũi khâu, loại chỉ khâu được dùng, độ dài và vị trí của vết thương.
-
Thứ ba: Xem xét các yếu tố liên quan đến tình trạng hiện tại của vết khâu. Chẳng hạn như màu sắc của vết khâu, vị trí chân chỉ có sưng đỏ và đau không, số lượng và màu sắc của dịch tiết, tình trạng da xung quanh vết khâu.
Dựa trên tình trạng của vết thương trước khi cắt, bác sĩ sẽ chọn phương pháp và dụng cụ thích hợp.
Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ thay băng, cắt chỉ cần được chuẩn bị đầy đủ và đúng cách, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về vô trùng, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, hỗ trợ cắt chỉ nhanh chóng và chính xác. Trước khi tiến hành cắt chỉ, hãy kiểm tra và xem xét lại bộ dụng cụ để đảm bảo không có gián đoạn trong quá trình.
Thực hiện cắt chỉ
-
Rửa tay và đeo găng tay sạch để tháo băng bẩn. Bạn có thể tháo băng bằng kẹp sạch hoặc bằng tay (với găng tay sạch).
-
Thực hiện đúng quy trình để mở khăn khay dụng cụ vô trùng. Mở từng mí khăn một, không để dịch tràn ra ngoài, gấp nếp rẻ quạt chắc chắn, phần vô trùng hướng lên vị trí gấp cuối cùng.
-
Mở cáng kềm ra mép một chiếc khăn sạch và dùng tay lấy kèm. Dùng kèm gắp và sắp xếp các dụng cụ vô khuẩn còn lại.
-
Khử trùng bằng cách cầm một miếng bông tẩm dung dịch bằng kẹp. Tuân thủ các nguyên tắc khử trùng từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ xa đến gần, và khử trùng trong vòng 5 cm xung quanh vết khâu.
-
Đặt băng gạc ở vị trí an toàn, gần nhưng không đè lên vết khâu. Dùng kéo cắt nhẹ từng sợi chỉ, tránh để sợi chỉ đi dưới da, sau đó lấy chỉ khâu trên băng gạc để kiểm tra độ hoàn thiện;
-
Khử trùng vết khâu (trong vòng 5 cm) và băng vết thương bằng gạc;
-
Đến đây, quá trình cắt chỉ đã hoàn thành. Bạn có thể cởi găng tay và rửa tay.
Xử lý ngay sau cắt chỉ
Khi quy trình hoàn tất, thông báo cho bệnh nhân rằng thủ tục đã hoàn tất và để bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái. Thu gom và xử lý thiết bị y tế và chất thải đúng cách. Thường xuyên vệ sinh tay sau khi hoàn thành. Cuối cùng ghi chép vào hồ sơ đúng quy trình và đầy đủ.
Thay băng, cắt chỉ quận Long Biên ở đâu?
Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm đến là nên thay băng, cắt chỉ quận Long Biên ở đâu? Đối với chỉ khâu tiểu phẫu thì bạn có thể đến các trạm y tế hoặc phòng khám quận Long Biên gần nhà để các nhân viên y tế hỗ trợ thay băng và cắt chỉ. Không nhất thiết phải đến bệnh viện mổ để cắt chỉ, trừ khi có lịch tái khám hoặc chỉ định từ bác sĩ.
Nên tiến hành thay băng, cắt chỉ quận Long Biên ở đâu?
Hi vọng qua những chia sẻ của Phòng khám Galant về quy trình cắt chỉ và giới thiệu địa chỉ thay băng, cắt chỉ quận Long Biên uy tín đã giúp bạn có được những kiến thức bổ ích. Để tránh trường hợp xấu nhất, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp và tuân theo chỉ định của bác sĩ, chuyên gia y tế, không được tự ý xử lý vết thương.