Search
Close this search box.

Thế nào là trám răng? Trám răng có đau không

Việc trám răng răng bằng những công nghệ mới hiện đại ngày nay thường rất an toàn và cố gắng đem sự đau đớn cho bệnh nhân giảm đến mức tối thiểu. Những cảm giác ê buốt vẫn sẽ xuất hiện trong một số tình huống nhưng để trả lời cho các câu hỏi việc Trám răng có đau không và thế nào là trám răng thì bạn hãy theo dõi bài viết của Phòng khám đa khoa Galant để có thêm thông tin nhé!

Trám răng là gì?

Trám răng là gì?

Thế nào là trám răng?

Trám răng là một phương pháp điều trị sâu răng bằng cách sử dụng những công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực nha khoa để lấp đầy những lỗ sâu trên răng. Bạn nên trám răng khi các lỗ sâu vừa mới chớm mỏ hoặc còn nhỏ để có thể bảo vệ được men và ngà răng, tránh được trường hợp phải lấy tủy gây đau đớn.

Trám răng có đau không?

Trám răng có đau không?

Các trường hợp cần phải trám răng sau đây:

  • Sâu răng ở trên bề mặt men răng
  • Sâu ở mòn cổ răng
  • Răng bị vỡ, nứt, mẻ,…

Ngoài ra, còn có nguyên nhân chính thường gặp là do vệ sinh răng miệng không kỹ càng hoặc đánh răng không đúng cách như chải răng theo chiều ngang, đánh răng quá mạnh,… khiến răng bị mòn men gây ê buốt. Việc trám răng có đau không sẽ dựa vào từng cơ địa của mỗi người mà cho ra những kết quả khác nhau.

Quy trình và các bước thực hiện trám răng có đau không?

Trám răng gồm 5 bước

Trám răng gồm 5 bước

Bước 1: Khám và nhận tư vấn từ phòng khám

Bạn sẽ xác định được mức độ sâu răng nặng hay nhẹ, lỗ sâu đã ăn vào bên trong hay chỉ mới chớm nở để có thể lựa chọn cách điều trị thích hợp. Nếu tình trạng vết sâu đã ăn vào bên trong răng thì phải thực hiện thêm bước lấy tủy trong quá trình trám răng.

Bước 2: Thực hiện nạo vét lỗ sâu

Đây là bước loại trừ các tác nhân gây hại cho răng, đe dọa đến tình trạng răng miệng và gây đau đớn bằng cách làm sạch mảng bám, thức ăn thừa mắc trên răng,… để có thể đạt được thành công trong quá trình trám răng.

Việc trám răng có đau không thường sẽ được xác định sau bước thực hiện nạo vét lỗ sâu vì phần lớn bệnh nhân thường sẽ đau nhức và khá ê buốt ở răng sau khi hết thuốc tê ở bước này nên nha sĩ sẽ có những hỗ trợ trong quá trình trám răng để bệnh nhân có cảm giác thoải mái hơn.

Xem thêm: NẤM SINH DỤC NAM: NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG – CÁCH PHÒNG NGỪA

Bước 3: Hàn trám răng

Sau khi thực hiện nạo vét lỗ sâu thì nha sĩ sẽ lựa chọn vật liệu trám để đưa vào vết sâu. Có cách hàn trám răng phổ biến được kể đến sau đây:

Hàn trám răng trực tiếp

Đây là cách tiêu biểu của các kỹ thuật Fuji, Composite, Amalgam,… trực tiếp đưa các vật liệu hàn trám đưa vào vị trí sâu và cố định lại bằng keo kết dính chuyên dụng trong nha khoa mang lại mặt nhai hài hòa.

Hàn trám răng gián tiếp

Hàm trám răng gián tiếp thường được áp dụng cho các vết sâu lớn, nhất là răng hàm. Cách này phải trải qua thêm một bước lấy dấu hàm và gửi về phòng Labo để thiết kế.

Bước 4: Chiếu đèn là khô lớp trám

Việc chiếu đèn sẽ kéo dài trong vòng 40 giây với mục đích làm khô lớp keo, tạo điều kiện để các miếng trám đông cứng và bám chắc vào răng trong một thời gian dài.

Bước 5: Điều chỉnh lại chỗ hàn trám

Đây là bước cuối cùng của quá trình hàn trám răng, nha sĩ sẽ thực hiện loại bỏ các phần trám bị dư thừa để mặt trám được nhẵn mịn để không gây khó chịu cho bệnh nhân và đem lại tính thẩm mỹ cao.

Xem thêm: CÁC BỆNH XÃ HỘI VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA CHÚNG TRÊN CƠ THỂ

Những lưu ý sau khi trám răng

  • Nghỉ ngơi và không được ăn uống ngay sau khi trám răng trong vòng 2 giờ để vết trám có thời gian đông cứng lại.
  • Nếu sau khi trám xuất hiện các trường hợp đau nhức, ê buốt,… khi hết thuốc tê thì hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên sâu.
  • Không được ăn những thức quá cứng hoặc dai để tránh tình trạng bong tróc lớp trám và nên lựa chọn thức ăn mềm, lỏng để răng, hàm dễ thực hiện hoạt động tiêu hóa thức ăn để không tác động nhiều đến răng mới trám.

Không nên ăn đồ quá cứng sau khi trám

Không nên ăn đồ quá cứng sau khi trám

  • Những trường hợp trám răng vì thẩm mỹ thì nên hạn chế đồ ăn, thức uống có màu để không gây xỉn màu trên răng đem lại hiệu quả cao nhất.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kỹ càng sau khi trám và sử dụng các kem đánh răng có chứa Fluor để giúp răng chắc khỏe.

Việc đau nhức và ê buốt sau khi trám răng (hậu thuốc tê) là việc không thể tránh khỏi nhưng ngày nay các nha khoa đã cải tiến công nghệ và có những biện pháp giảm đau cho bệnh nhân nên bạn không cần phải e ngại việc trám răng có đau không.

Bài viết đã cung cấp các thông tin về các quy trình trám răng cụ thể của các phòng khám uy tín, mong các bạn sẽ cảm thấy hữu ích khi theo dõi bài viết này nhé! Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

  • Hotline: 0943 108 138 * 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ sở 2:  23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

  • Hotline: 0976 856 463 * 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 7304 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%