Search
Close this search box.

Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 8.000 ca nhiễm HIV được phát hiện mới. Trong đó có từ 3.000 đến 4.000 ca tử vong vì HIV. Đây được coi là một căn bệnh thế kỷ, không những ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà nó còn có thể lây nhiễm tới những người xung quanh. Vậy những con đường lây nhiễm của HIV là gì? HIV có lây qua đường ăn uống không? Hãy cùng giải đáp tất cả những thắc mắc trên qua bài viết ngay sau đây.

HIV là gì?

Theo như quy định tại Điều 2, Pháp lệnh phòng chống lây nhiễm virus gây ra những hội chứng suy giảm hệ miễn dịch (HIV/AIDS), hai thuật ngữ HIV và AIDS này được hiểu cụ thể như sau:

HIV là 1 loại virus gây ra suy giảm miễn dịch ở người

  • HIV là loại virus gây ra suy giảm hệ miễn dịch ở người. Theo đó HIV có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường máu, qua quan hệ tình dục, lây truyền từ mẹ qua con trong suốt thời kỳ mang thai, thời kỳ sinh đẻ hay cho con bú.

  • AIDS lại là giai đoạn cuối trong quá trình nhiễm HIV gây ra tổn thương trên hệ thống miễn dịch cơ thể. Từ đó khiến cho cơ thể của người bệnh không có khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh, dẫn tới chết người.

HIV lây qua con đường nào?

Là 1 căn bệnh thế kỷ và đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có khả năng điều trị dứt điểm hoàn toàn. Vậy HIV lây qua con đường nào?

Lây truyền qua đường máu

Hiện tại HIV có rất nhiều trong máu toàn phần và trong những thành phần của máu ví dụ như tiểu cầu, hồng cầu, huyết tương, những yếu tố đông máu. Chính vì vậy HIV có thể lây truyền dễ dàng qua máu và những chế phẩm của máu nhiễm HIV.

HIV có thể lây truyền từ người này qua người khác thông qua những dụng cụ xuyên chích trực tiếp qua da ví dụ như trong những trường hợp sau:

HIV có rất nhiều trong máu toàn phần và trong những thành phần của máu

  • Sử dụng chung bơm kim tiêm, đặc biệt là với những ai tiêm chích ma túy.

  • Sử dụng chung những loại kim châm cứu, kim xăm trổ, những dụng cụ xăm mày, xăm lông mi và lưỡi dao cạo râu,…

  • Sử dụng chung hoặc sử dụng khi chưa tiệt khuẩn đúng cách những dụng cụ khám chữa bệnh, dụng cụ phẫu thuật,… có xuyên cắt qua da.

  • Lây truyền qua những vật dụng có thể bị dính máu người khác trong những trường hợp như sử dụng chung bàn chải đánh răng.

  • Bị lây truyền qua những tiếp xúc trực tiếp cùng máu khác, ví dụ như bị dính máu người nhiễm HIV vào những nơi có vết thương hở hay niêm mạc, da bị xây xát.

  • Bị lây truyền qua truyền máu, những sản phẩm của máu hay ghép những mô, những tạng,… bị nhiễm HIV hay qua những dụng cụ lấy máu, truyền máu,… không tiệt trùng được đúng cách.

Lây truyền qua đường tình dục

Tất cả những hình thức quan hệ tình dục (quan hệ dương vật – hậu môn, quan hệ dương vật – âm đạo, quan hệ dương vật – miệng) cùng 1 người nhiễm HIV đều có khả năng lây nhiễm HIV. Nhưng trên thực tế mỗi mức độ nguy cơ sẽ khác nhau. 

Tất cả những hình thức quan hệ tình dục cùng 1 người nhiễm HIV đều có khả năng lây nhiễm

Thông thường nguy cơ cao nhất là quan hệ qua đường hậu môn, sau đó là qua đường âm đạo, cuối cùng thông qua là qua đường miệng. Bên cạnh đó người nhận tinh dịch sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Ngoài ra sự lây nhiễm thông qua đường tình dục cũng sẽ xảy ra nếu như các dịch thể (máu và các dịch tiết sinh dục) bị lây nhiễm HIV (từ người nhiễm HIV) trực tiếp xâm nhập vào cơ thể bạn tình không nhiễm HIV.

Lây truyền từ mẹ qua con

  • Ở giai đoạn mang thai: HIV từ máu của người mẹ nhiễm HIV thông qua rau thai để xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thai nhi.

  • Ở giai đoạn sinh con: HIV từ nước ối, dịch âm đạo, dịch tử cung của người mẹ sẽ xâm nhập trực tiếp vào trẻ khi sinh (thông qua niêm mạc mũi, mắt, hậu môn hay da xây xát của trẻ nhỏ trong quá trình sinh đẻ). Trong giai đoạn sinh con HIV có thể từ máu mẹ thông qua những vết loét tại cơ quan sinh dục của mẹ mà dính vào trong cơ thể (hay niêm mạc) trẻ sơ sinh.

HIV từ máu của người mẹ thông qua rau thai để xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thai nhi

  • Ở giai đoạn cho con bú: HIV có thể sẽ lây qua sữa hay qua những vết nứt ở phần núm vú của người mẹ. Đặc biệt là khi trẻ nhỏ đang có những tổn thương ở phần niêm mạc miệng

Xem thêm:

> XÉT NGHIỆM HIV LÀ GÌ? XÉT NGHIỆM HIV Ở ĐÂU NHANH VÀ CHÍNH XÁC?

> XÉT NGHIỆM HIV BAO NHIÊU TIỀN

> 16 DẤU HIỆU HIV TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN ĐỂ ĐIỀU TRỊ SỚM

 Điều Trị HIV Ở Đâu

Bệnh HIV có lây qua đường ăn uống không?

Hiện tại ăn uống chung với người nhiễm HIV sẽ không có khả năng lây bệnh. Đặc biệt trên thực tế cũng chưa có 1 trường hợp nhiễm HIV nào thông qua đường uống nước hoặc ngồi ăn chung người nhiễm HIV. Với những trường hợp người bệnh bị chảy máu ở vùng miệng hay bị lở loét có thể đến trực tiếp những trung tâm y tế HIV/AIDS để được tư vấn và làm các xét nghiệm. Tuy nhiên khả năng lây nhiễm HIV qua trường hợp này cũng rất thấp.

Có thể kết luận rằng HIV bên ngoài cơ thể hầu như không tồn tại sau vài giờ khi rời khỏi cơ thể con người. Bên cạnh đó nguy cơ lây nhiễm nếu như có tiếp xúc với phần máu khô bên ngoài môi trường người nhiễm HIV cũng rất thấp và hầu như sẽ không xảy ra. Tuy virus HIV vẫn có trong dịch tiết nước mắt, nước bọt và cả trong nước tiểu của người bệnh, nhưng sẽ không có khả năng lây nhiễm do số lượng virus quá thấp.

Hiện tại ăn uống chung với người nhiễm HIV sẽ không có khả năng lây nhiễm HIV

Những ai có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV ví dụ như quan hệ không an toàn, tiêm chích ma tuý hoặc xăm mình, là người bệnh phải thực hiện truyền máu hoặc những sản phẩm của máu,… Bạn cần phải thực hiện khám sàng lọc những bệnh xã hội tại những cơ sở uy tín để cho ra kết quả chính xác nhất và có phác đồ điều trị kịp thời.

Bệnh HIV có thể lây qua đường miệng không và yếu tố nguy cơ là gì?

Những bệnh tình dục lây qua đường miệng

Kết luận 

Như vậy qua bài viết trên https://galantclinic.com/ đã giúp giải đáp thắc mắc bệnh HIV có lây qua đường ăn uống không. Theo đó có thể thấy được rằng khả năng lây truyền qua con đường ăn uống là rất thấp và hầu như sẽ không xảy ra. Hy vọng với những thông tin được cung cấp và chia sẻ qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, kịp thời sàng lọc và điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *