HIV là một căn bệnh rất nguy hiểm, gây ra sự suy giảm miễn dịch bên trong cơ thể con người và từ đó khiến họ dễ bị nhiễm phải những virus, vi khuẩn có hại, con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh này chính là lây qua đường tình dục. Vậy quan hệ bằng miệng có bị HIV và tỷ lệ lây nhiễm là bao nhiêu?
Bệnh HIV có thể lây truyền qua đường miệng không?
Quan hệ bằng miệng có bị HIV không chính là một câu hỏi phổ biến liên quan đến căn bệnh này. Đường tình dục là một trong những con đường lây truyền phổ biến của căn bệnh HIV. Bệnh này có thể sẽ lây qua việc quan hệ bằng miệng khi bạn liếm mút vào cậu bé hay cô bé của đối phương.
Trên thực tế, nếu sử dụng phương pháp quan hệ tình dục bằng miệng thì thường sẽ tiếp xúc niêm mạc máu và máu ở những trường hợp có vết xước và loét tại cơ quan sinh dục, đồng thời kết hợp thêm việc trầy xước và loét ở trong khoang miệng và viêm nhiễm hay bị chảy máu chân răng,… Điều này có thể sẽ tăng nguy cơ bạn tình của mình bị nhiễm HIV. Bên cạnh đó, khi “đối tác” của bạn là nữ thì virus nguy hiểm này cũng sẽ dễ lây truyền hơn khi người đó đang có kinh nguyệt.
Ngoài ra, quan hệ bằng miệng có bị HIV không còn là do trong quá trình thực hiện oral sex, 2 bạn có thể kiểm soát được cảm xúc và có những hành động mạnh bạo dẫn đến việc bị tổn thương niêm mạc hay không. Tuy rằng các bạn sử dụng nước súc miệng hay bao cao su, màng chắn miệng có thể khiến nguy cơ nhiễm trùng giảm xuống nhưng vẫn không thể loại bỏ được rủi ro lây nhiễm khi “đối tác” đang bị mắc bệnh.
Tuy nhiên, niêm mạc của họng, miệng cùng với nước bọt là những hàng rào tự nhiên có thể chống lại bệnh HIV. Niêm mạc của họng, miệng cùng với dạ dày là những hàng rào cực tốt có thể tránh việc bị lây nhiễm HIV nếu chúng đang không bị loét, rách hay bị tổn thương. Đồng thời, nước bọt cũng có chứa protein cùng với một số lượng ít muối và có thể sẽ giúp chủ động giảm khả năng lây nhiễm của căn bệnh HIV. Khi nước bọt có chứa HIV thì khả năng lây nhiễm cũng sẽ cực kỳ thấp.
Do đó, để HIV có thể lây được thông qua đường miệng thì niêm mạc miệng cần phải bị tổn thương và không nguyên vẹn.
Quan hệ bằng miệng có bị HIV không?
> 4 điều cần biết khi quan hệ bằng miệng
Nguy cơ lây nhiễm HIV thông qua đường miệng là gì?
Sau quan hệ bằng miệng có bị HIV không, hãy cùng tìm hiểu nguy cơ lây nhiễm là gì các bạn nhé.
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng khi 1 người đang dùng thuốc HIV, đồng thời có tải lượng virus không thể ghi nhận thì hoàn toàn không có khả năng lây truyền HIV. Có thể sẽ mất thời gian là 6 tháng kể từ lúc bắt đầu điều trị cho đến lúc tải lượng virus không thể ghi nhận lại được.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra được rằng nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục bằng miệng rất thấp nhưng điều này không phải là không thể xảy ra. Đồng thời, nguy cơ sẽ tăng cao nếu người quan hệ có những điều sau đây:
-
Những vết trầy, vết loét hay có trợt trong khoang miệng hoặc nướu.
-
Bị viêm họng và nhiễm trùng miệng, họng.
-
Dương tính với HIV và có tải lượng virus có thể ghi nhận được.
-
Có bất cứ một vết trầy hoặc loét hay vết viêm nào ở cơ quan sinh dục.
Nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ bằng miệng vẫn có thể có
Tỷ lệ lây nhiễm HIV thông qua đường miệng
Sau quan hệ bằng miệng có bị HIV không thì nhiều người cũng đặt ra câu hỏi tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường miệng là bao nhiêu. Tuy rằng quan hệ tình dục bằng miệng vẫn sẽ có nguy cơ bị nhiễm HIV, tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm sẽ thấp hơn khi bạn dùng những phương thức như quan hệ thông qua cửa sau hoặc là đường âm đạo. Tuy nhiên, tỷ lệ sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
-
Vị trí quan hệ: Tỷ lệ lây truyền sẽ phụ thuộc việc người mang virus là người cho hay là người nhận khi quan hệ tình dục bằng miệng. Khi người nhiễm HIV là người được nhận khẩu giao trong lúc quan hệ thì nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình sẽ cao hơn bởi trong miệng họ có khả năng sẽ có những vết thương hở. Tuy rằng trong nước bọt có chứa enzyme có thể trung hòa virus nhưng nếu miệng vết thương đang bị hở và bạn tiếp xúc trực tiếp với virus gây bệnh thì hoàn toàn có thể lây nhiễm HIV.
-
Tải lượng virus có trong cơ thể: Quan hệ bằng miệng có bị HIV không sẽ tùy thuộc vào việc người bệnh có tải lượng virus là bao nhiêu. Khi số lượng virus có trong cơ thể càng cao thì tỷ lệ lây truyền sẽ càng lớn.
-
Sự phóng tinh: Khi oral sẽ thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bạn tình. Tuy nhiên, nếu chỉ với quá trình phóng tinh thông thường thì tỷ lệ lây nhiễm sẽ không quá cao.
-
Vết cắt và loét: Có những vết cắt và loét ở trong hậu môn, âm đạo, lưỡi hoặc khoang miệng chính là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho việc quan hệ qua miệng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn. Bất cứ chất dịch nào trên cơ thể nếu tiếp xúc với chất dịch của người bị bệnh thì cũng sẽ có nguy cơ nhiễm HIV cực cao.
-
Kinh nguyệt: Những tế bào có chứa virus HIV có thể sẽ bong tróc khỏi tử cung nếu người nữ đang trong quá trình hành kinh. Khi miệng tiếp xúc với máu hoặc là chất dịch chứa các tế bào nguy hiểm này sẽ sẽ tăng tỷ lệ nhiễm HIV.
-
Viêm niệu đạo: Đây là tình trạng niệu đạo bị kích thích và bị viêm, gia tăng nguy cơ bị nhiễm HIV.
Những yếu tố gia tăng tỷ lệ nhiễm bệnh HIV
> HIV KHÓ LÂY TỪ NỮ SANG NAM PHẢI KHÔNG? TỶ LỆ LÂY BAO NHIÊU?
Làm cách nào để lây truyền HIV
Khi quan hệ tình dục thì HIV có thể sẽ được lây truyền khi nướu, họng hay miệng của người thực hiện oral sex bị xước, viêm hoặc loét và nhiễm trùng, từ đó sẽ khiến cho virus có trong dịch cơ thể người bị nhiễm lây sang máu của người thực hiện.
HIV có thể bị lây truyền thông qua các vết xước và viêm
Thế nào là quan hệ an toàn?
Quan hệ tình dục an toàn là khi có sử dụng bao cao su ở nam hoặc nữ trong quá trình thực hiện nếu bạn tình của mình bị mắc bệnh HIV và đồng thời có tải lượng virus ghi nhận được.
Nên sử dụng bao cao su trong khi quan hệ
Lời khuyên hữu ích dành cho người bị mắc bệnh HIV
Bên cạnh quan hệ bằng miệng có bị HIV không thì những lời khuyên hữu ích dành cho người không bị mắc bệnh dưới đây cũng rất quan trọng. Nguy cơ mắc bệnh HIV khi quan hệ bằng miệng bằng miệng mà không được bảo vệ cùng người bị nhiễm HIV sẽ tăng cao nếu bạn đang bị:
-
Nhiễm trùng họng, có bao gồm những bệnh lây qua đường tình dục và như bệnh lậu và herpes, giang mai.
-
Thực hiện các thủ thuật nha khoa trong thời gian gần và hay bị chảy máu ở chân răng.
-
Có tổn thương ở niêm mạc miệng và họng.
Khi bạn có những vấn đề kể trên thì nên tránh quan hệ tình dục bằng miệng mà không có bất cứ biện pháp bảo vệ nào. Ngoài ra, không dùng tăm, chỉ nha khoa hay là đánh răng trước khi quan hệ và chỉ nên có ít bạn tình.
Những lời khuyên bạn cần biết nếu bị nhiễm HIV
Chống phơi nhiễm khi bạn đã lỡ quan hệ tình dục không được bảo vệ an toàn
Khi tiếp cận người bệnh trước 72 giờ thì nên dùng thuốc chống phơi nhiễm PEP, đồng thời xét nghiệm HIV và đảm bảo không bị HIV trước đây. Sau mỗi mốc thời gian là 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng thì người bệnh cần xét nghiệm theo dõi.
Uống thuốc chống phơi nhiễm ngay khi bạn tiếp cận cùng người bệnh
Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm bệnh HIV uy tín
Nếu bạn đang cần tìm một nơi để tư vấn và xét nghiệm HIV an toàn, uy tín thì Galant Clinic chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Phòng khám đa khoa Galant hoạt động với tiêu chí Bảo mật – Thân thiện – Thấu hiểu – Trách nhiệm. Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tinh thần trách nghiệm và nhiều kinh nghiệm, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, các bạn có thể có được sự hỗ trợ tốt nhất tại đây.
Thông tin liên hệ của Galant Clinic:
-
Cơ sở 1: Số 104 đường Trần Bình Trọng, phường 1, quận 5
-
Hotline: 0943 108 138
-
Cơ sở 2: Số 23 đường Yên Đỗ, phường 1, quận Bình Thạnh
-
Hotline: 0976 856 463
-
Cơ sở 3: Số 96 đường Ngô Thị Thu Minh, phường 2, quận Tân Bình
-
Hotline: 0901 386 618
Xem thêm:
> XÉT NGHIỆM HIV BAO NHIÊU TIỀN
> 16 DẤU HIỆU HIV TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN ĐỂ ĐIỀU TRỊ SỚM
Bài viết trên là những giải đáp cho các bạn về câu hỏi quan hệ bằng miệng có bị HIV không cùng với những nguyên nhân gây ra bệnh và triệu chứng. Để được tư vấn chính xác nhất, các bạn hãy truy cập ngay trang web https://galantclinic.com/ nhé.