Search
Close this search box.

Màu sắc tinh dịch nói lên điều gì?

Tinh dịch là dịch cơ thể có màu trắng đục, được tiết ra từ niệu đạo trong quá trình xuất tinh. Tinh dịch bao gồm tinh trùng di động và dịch giàu chất dinh dưỡng. Mục đích của tinh dịch là giúp vận chuyển tinh trùng và kích thích khả năng thụ tinh.

1. Tinh dịch được tạo nên như thế nào?

Tinh trùng được tạo ra ở tinh hoàn, dự trữ trong mào tinh hoàn và chiếm dưới 10% thể dịch tinh dịch. Trong quá trình xuất tinh, tinh trùng được vận chuyển trong ống dẫn tinh từ mào tinh đến niệu đạo và sau đó ra ngoài cơ thể hoặc vào trong âm đạo.

Khi tinh trùng di chuyển trong ống dẫn tinh, dịch nhầy được tiết ra từ 3 tuyến khác nhau trong cơ thể kết hợp với tinh trùng tạo nên tinh dịch. Những tuyến đó được gọi là tuyến sinh sản phụ và bao gồm tuyến hành niệu đạo (tuyến Cowper), tuyến tiền liệt và túi tinh.

  • Tuyến Cowper: Chiếm khoảng 5% thành phần của tinh dịch và được gọi là dịch trước xuất tinh. Lượng dịch này giúp bôi trơn niệu đạo, trung hòa axit, cho phép tinh trùng di chuyển dễ dàng
  • Tuyến tiền liệt: Chiếm khoảng 15-30% thành phần của tinh dịch, chứa nhiều axit phosphatase, axit citric, inositol, canxi, kẽm và magie. Tuyến tiền liệt cũng tiết ra các men làm ly giải tinh dịch khoảng 15-30 phút sau xuất tinh. Quá trình này cho phép tinh trùng được phóng thích từ từ. Tinh trùng sau đó có thể vào đến cổ tử cung và di chuyển đến cơ quan sinh sản của phụ nữ để thụ tinh với trứng.
  • Túi tinh: Chiếm khoảng 65-75% tinh dịch, chứa thành phần như fructose và prostaglandins. Fructose giúp nuôi dưỡng và cung cấp năng lượng cho tinh trùng. Prostaglandins giúp kích thích co thắt cơ âm đạo để đẩy tinh trùng di chuyển trong kênh âm đạo và qua cổ tử cung. Các yếu tố gây ngưng tụ tinh dịch cũng hiện diện trong tinh dịch làm cho tinh dịch có dạng đặc như gel ngay sau xuất tinh. Mục đích của quá trình này giúp giữ tinh trùng tại chỗ cho đến khi chúng được phóng thích từ từ trong quá trình ly giải.

2. Tính chất vật lý bình thường của tinh dịch?

Tinh dịch thường có màu trắng đục, có mùi clo và có vị ngọt nhẹ do có thành phần fructose. Tuy nhiên mùi vị sẽ thay đổi theo từng người. Nếu tinh dịch có mùi tanh, hôi, có thể bạn đang bị nhiễm khuẩn, cần đi khám ngay khi phát hiện.

Thể tích tinh dịch bình thường thay đổi theo từng người nhưng trung bình vào khoảng 3.4ml. Hai yếu tố có thể ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch là tình trạng mất nước và thời gian xuất tinh trước đó.

3. Màu sắc của tinh dịch nói lên điều gì?

3.1 Màu đỏ hay nâu

Đó là dấu hiệu của máu hay còn gọi là xuất tinh máu. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp là lành tính tuy nhiên cũng không nên chủ quan. Nguyên nhân thường gặp nhất là sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt, các nguyên nhân khác là nhiễm khuẩn các cơ quan sinh sản nam. Hiếm gặp hơn là do ung thư tuyến tiền liệt.

Xuất tinh máu thường tự khỏi. Tuy nhiên vẫn cần phải đi khám để kiểm tra tinh hoàn, tuyến tiền liệt, xét nghiệm nước tiểu, PSA/máu để loại trừ các nguyên nhân ác tính.

3.2 Màu vàng hay xanh

Một số nguyên nhân gây tinh dịch có màu vàng bao gồm:

  • Lẫn với nước tiểu: Do nước tiểu và tinh dịch di chuyển trong cùng một cơ quan là niệu đạo do đó đôi khi có lẫn một chút sắc tố vàng của nước tiểu.
  • Vàng da: Tình trạng vàng da do gan, do tăng bilirubin trong máu, do tán huyết cũng làm tinh dịch có màu vàng
  • Có nhiều bạch cầu trong tinh dịch: Tình trạng viêm sản xuất ra nhiều bạch cầu trong tinh dịch, tạo nên màu vàng trong tinh dịch. Tình trạng này thường là do nhiễm khuẩn.
  • Bệnh lây qua đường tình dục: Khi nhiễm các bệnh lý lây qua đường tình dục như lậu, chlamydia, herpes cũng làm tinh dịch có màu vàng. Đôi khi cũng làm tinh dịch có mùi hôi, khó chịu.
  • Chế độ ăn: Một số thực phẩm có thể nhuộm màu vàng cho tinh dịch hay làm thay đổi mùi của tinh dịch như tỏi, măng tây, bông cải

Việc điều trị tinh dịch có màu vàng tùy thuộc nguyên nhân. Nếu do nhiễm khuẩn, cần đi khám để được điều trị kháng sinh hay kháng virus. Ngoài ra với các nguyên nhân do thực phẩm, bạn cần giảm các chất tạo màu hóa học trong chế độ ăn, uống nhiều nước cũng có thể giúp điều trị.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%