Một số cách giảm ngứa khi bị sán chó
Nhiều người bị ngứa dai dẳng nhưng không rõ nguyên nhân, đến khi đi kiểm tra xét nghiệm mới biết mình đã bị mắc sán chó mặc dù họ không tiếp xúc với chó, mèo. Những cơn ngứa càng ngày càng trầm trọng gây ra nhiều phiền toái, thậm chí làm cho người mắc phải sẽ bị mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Vậy có thể tham khảo một vài cách giảm ngứa để áp dụng khi bị sán chó trong bài viết này nhé!
Thế Nào Là Bệnh Sán Chó Ở Người?
Bệnh sán chó ở người (hay còn gọi là nhiễm sán chó Toxocara), lây nhiễm cho người do nuốt phải ấu trùng thông qua con đường ăn uống như: rau sống không rửa sạch, ăn thịt tái,… do nuôi thú cưng hay có thể do tiếp xúc với đất cát có nguy cơ nhiễm ấu trùng.
Trong đó trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị nhiễm sán chó nhất do thường hay có thói quen ngậm mút tay vào miệng. Sau khi nhiễm sán chó từ 1 – 2 tuần, trứng phát triển thành ấu trùng xâm nhập vào máu, di chuyển tới các bộ phận trong cơ thể và gây ra nhiều trở ngại cho sức khỏe con người.
Từ đó có thể xác định được nguyên nhân ban đầu ta bị nhiễm giun sán vào cơ thể là thông qua con đường da, miệng. Người nhiễm giun đũa chó khi nuốt trứng giun từ phân chó đi vào cơ thể thì các ấu trùng giun sau đó sẽ phóng thích và đi xuyên qua thành ruột, theo đường máu di chuyển đến khắp các bộ phận trong cơ thể.
Thời gian sống sót của các ấu trùng trong cơ thể người được xác định là nhiều tháng. Sau khi xâm nhập chúng có thể bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt nhưng trước khi bị chết đi chúng cũng đã kịp gây ra tổn thương tại các mô.
Dấu hiệu để nhận biết người bị nhiễm giun đũa chó có thể thông qua các triệu chứng nổi rõ ban đầu như: mẩn ngứa khắp người, nổi mề đay. Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, ăn kém, đau bụng,…
Nặng hơn có thể gây ra các bệnh như: nhức mỏi mắt hoặc đau nhức đầu, một thời gian sau mắt có thể bị mờ đi và giảm thị lực nhanh chóng.
Nếu thông qua chụp cộng hưởng từ sọ não thì ta có thể thấy hình ảnh tổn thương trên đỉnh hốc mắt. Từ đó có thể thấy ổ sán ở não, làm cho người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, đau cơ, yếu nửa người, chóng mặt, động kinh,…
Nếu được chẩn đoán có các dấu hiệu viêm não – màng não là báo hiệu bệnh nặng. Thường thì giai đoạn này xuất hiện khá muộn và có thể để lại di chứng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Theo các Bác sĩ chuyên khoa cho biết khi chúng ta ăn, uống thức ăn bị nhiễm ấu trùng sán, chúng vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan ở những bệnh nhân bị nhiễm sán lá gan lớn nếu không được phát hiện kịp thời sẽ làm đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan, gây tổn thương gan nghiêm trọng.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, sán cũng sẽ di chuyển đến nhiều chỗ và gây những tổn thương cho các bộ phận khác, điển hình như thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, thậm chí có trong bao khớp…
Dấu Hiệu Để Nhận Biết Bị Sán Chó Ở Người?
Nếu bị ngứa trên 2 tuần và đã dùng thuốc ngứa nhưng không hiệu quả. Ngứa có thể xuất hiện tại một vài vị trí như đầu, mặt, cổ, lưng, bụng hoặc toàn thân hay đôi khi chỉ nổi mẩn mà không ngứa, vùng nổi mẩn gồ lên mặt da, sờ thấy nóng thì có thể bạn đã bị nhiễm sán chó.
Tuy nhiên, nổi mẩn ngứa ở người còn có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý khác chứ không phải dựa vào ngứa để xác định mình bị sán chó.
Do đó, để có kết luận chính xác một người có bị nhiễm sán chó hay không phải thông qua xét nghiệm do các dấu hiệu nhiễm sán chó khá giống với một số bệnh lý khác.
Khi ngứa da và điều trị da liễu nhiều lần không dứt bệnh ngứa thì cần phải xét nghiệm ngay để phát hiện nhiễm sán chó và điều trị kịp thời.
Tại sao người bị nhiễm sán chó thường kéo theo ngứa? Đó là do ấu trùng sán chó đã tiết ra chất độc thông qua quá trình di chuyển trong máu.
Cơ thể chúng ta sẽ nhận biết đây là thành phần có hại, từ đó phản ứng bằng cách giải phóng và tăng cường chất histamin có sẵn trong cơ thể để chống lại chất độc mà ấu trùng sán chó tiết ra. Khi nồng độ histamin gia tăng sẽ kéo theo hiện tượng nổi mẩn ngứa cùng một vài triệu chứng khác như phù mạch, nóng da, cảm giác mệt mỏi khó chịu cho cơ thể.
Tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh sán chó, số lượng ấu trùng, thể tạng cũng như miễn dịch của mỗi người mà có những biểu hiện mẩn ngứa ở da do bệnh sán chó kéo dài, ngắn khác nhau.
Sán Chó và Cách Giảm ngứa
Với một số thông tin vừa được đề cập bên trên, ta có thể hiểu được khi người bị nhiễm sán chó một vài tuần sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa kéo dài.
Trong đó, ngứa có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác, do đó việc xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân bị bệnh có phải nhiễm sán chó hay không là cực kì cần thiết để góp phần mang lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải phối hợp chặt chẽ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để có thể nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng ngứa do sán chó gây ra.
Tình trạng ngứa do nhiễm sán chó có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, từ lòng bàn tay, lòng bàn chân rồi lan ra lưng bụng, ngực, đùi…
Bạn sẽ cảm nhận được hiện tượng chỗ ngứa phù lên, nóng da, người bệnh càng ngứa càng gãi và lâu ngày sẽ nổi mụn rải rác, cảm giác bị nóng rát, châm chích khó chịu mỗi khi đổ mồ hôi. Một điều đáng chú ý đối với người bị nhiễm sán chó là ngứa da do nhiễm giun sán dù điều trị da liễu như thế nào cũng không thể khỏi ngứa được.
Bệnh nhân nếu có các triệu chứng ngứa da do nhiễm giun sán thì thường dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần.
Vậy có nào điều trị giảm ngứa khi bị sán chó một cách hiệu quả không? Có thể nói câu trả lời đó chính là sử dụng các loại thuốc điều trị giun sán, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách hay liều lượng cũng là yếu tố chính tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây ra bệnh trầm trọng hơn.
Do đó người bệnh cần nắm được các nguyên tắc dưới đây để có thể điều trị hiệu quả bệnh ngứa da do giun sán một cách nhanh nhất:
- Mỗi loại giun sán sẽ có một loại thuốc điều trị khác nhau, Fugacar không phải là thuốc có thể trị tất cả các loại giun sán. Do đó nếu có các triệu chứng như trên thì cần xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh tình, đồng thời phối hợp sử dụng các loại thuốc theo phác đồ của bác sĩ để có thể kịp thời điều trị hiệu quả.
- Theo các chuyên gia thì khi nhiễm giun sán ở ruột thời gian điều trị ngắn hơn bệnh giun sán trong máu mặc dù dùng cùng một loại thuốc. Do đó, thời gian điều trị khi bị mắc mỗi loại giun sán là khác nhau.
- Cần xác định chính xác các thể bệnh để điều trị theo phác đồ vì có thể có thể có hai thể bệnh khác nhau do một loại ký sinh trùng gây ra.
- Với người bị bệnh sán chó Toxocara thì liệu trình chữa trị tối thiểu là từ 5 – 15 ngày; bên cạnh đó cần phối hợp đồng thời giữa các loại thuốc cần thiết để điều trị ấu trùng trong máu.
Người bị nhiễm sán chó thì triệu chứng ngứa là triệu chứng xuất hiện điển hình. Do đó, đầu tiên người bệnh cần biết cách để giảm ngứa khi bị sán chó là uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng.
Trường hợp người nghi ngờ bị bệnh có thể xét nghiệm máu và dùng các loại thuốc điều trị bệnh giun sán phù hợp để có thể kịp thời chữa trị dứt điểm các tình trạng ngứa ở da.
Xem thêm: THỜI GIAN Ủ BỆNH SÁN CHÓ
Xem thêm: GIUN SÁN CHÓ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT