Search
Close this search box.

Quan hệ đường hậu môn khi mang thai có an toàn?

Chỉ vì bạn đang mang thai không có nghĩa là đời sống tình dục sẽ bị ảnh hưởng. Các chuyên gia chia sẻ, quan hệ cửa sau khi mang thai là an toàn, miễn bạn cảm thấy khỏe và không có biến chứng thai kỳ.

1. Liệu rằng có thể quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai không?

Có bầu quan hệ hậu môn được không là điều mà một số chị em quan tâm khi đang ở trong giai đoạn thai kỳ. Quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai là quyết định vô cùng cá nhân, một số phụ nữ mang thai thích kích thích hậu môn trong giai đoạn mang thai hơn bình thường vì họ cho rằng lưu lượng máu tăng lên làm tăng cảm giác thần kinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ không thích quan hệ hậu môn khi mang thai.

Bạn có thể lo lắng về sức khỏe của em bé, niềm vui bản thân hoặc tự hỏi liệu quan hệ “cửa sau” khi mang thai có gây chuyển dạ hay không. Trong hầu hết các trường hợp, quan hệ tình dục qua đường hậu môn là an toàn, nhưng bạn nên bôi một lượng chất bôi trơn đủ lớn và yêu cầu đối tác nhẹ nhàng hơn. Bất kỳ cơn đau hoặc khó chịu nào là một dấu hiệu để dừng “cuộc yêu” lại ngay lập tức.

2. Các lưu ý đảm bảo an toàn trong quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai

Nếu bạn quyết định quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai, điều quan trọng là phải hiểu các mối quan tâm về an toàn. Theo các chuyên gia, đối với những người mới bắt đầu, kích thích hậu môn có thể gây kích ứng bệnh trĩ. Những cơn giãn tĩnh mạch ngứa ngáy, đau đớn cũng thường xuất hiện ở hậu môn và trực tràng khi mang thai, chúng càng khó chịu hơn khi bị kích thích.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng có thể gây kích ứng các vết nứt. Những vết rách nhỏ này có thể hình thành trong hậu môn do táo bón (một tình trạng phổ biến khác khi mang thai) và chúng dễ bị rách hay chảy máu. Rò hậu môn bị rách thường không nguy hiểm cho thai nhi nhưng chúng có thể gây khó chịu cho người mẹ.

Nếu bạn quyết định quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai, điều quan trọng là phải hiểu các mối quan tâm về an toàn. Theo các chuyên gia, đối với những người mới bắt đầu, kích thích hậu môn có thể gây kích ứng bệnh trĩ. Những cơn giãn tĩnh mạch ngứa ngáy, đau đớn cũng thường xuất hiện ở hậu môn và trực tràng khi mang thai, chúng càng khó chịu hơn khi bị kích thích.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng có thể gây kích ứng các vết nứt. Những vết rách nhỏ này có thể hình thành trong hậu môn do táo bón (một tình trạng phổ biến khác khi mang thai) và chúng dễ bị rách hay chảy máu. Rò hậu môn bị rách thường không nguy hiểm cho thai nhi nhưng chúng có thể gây khó chịu cho người mẹ.

Trong một số trường hợp, quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn – thường là khi nam giới chuyển từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn sang quan hệ tình dục qua đường âm đạo mà không thay bao cao su hoặc “rửa sạch” dương vật. Những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm này cũng có thể biểu hiện khi di chuyển đồ chơi tình dục từ hậu môn vào âm đạo mà không rửa sạch trước. Các bệnh nhiễm trùng có thể do quan hệ tình dục qua đường hậu môn bao gồm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Làm tăng nguy cơ sảy thai, cũng như chuyển dạ và sinh non;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể gây nhiễm trùng thận khiến phụ nữ có nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân;
  • Bệnh giardia: Do ký sinh trùng Giardia lamblia gây ra, bệnh giardia có liên quan đến suy dinh dưỡng, mất nước và giảm cân. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ của bạn;
  • Ngoài nhiễm trùng do vi khuẩn, quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục(STIs). Một số STI có thể được truyền sang em bé trong khi sinh (và hiếm khi qua nhau thai), dẫn đến những hậu quả lâu dài về sức khỏe. Ví dụ, bệnh lậu có liên quan đến sinh non và thai chết lưu; vi rút herpes có thể dẫn đến bệnh mụn rộp ở trẻ sơ sinh và các vấn đề về thần kinh; HPV thường gây ra các biến chứng khi sinh nở; viêm gan B có thể làm tổn thương gan.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong khi quan hệ hậu môn khi mang thai bạn nên:

  • Sử dụng bao cao su: Mục đích là để ngăn ngừa lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể truyền sang cho em bé. Nếu bạn chuyển từ quan hệ qua đường hậu môn sang đường âm đạo, hãy thay bao cao su hoặc rửa sạch cậu nhỏ của bạn trước để đảm bảo an toàn, phòng sự nhiễm khuẩn;
  • Sử dụng các chất bôi trơn: Hậu môn không bôi trơn tự nhiên, vì vậy hãy sử dụng chất bôi trơn gốc nước để tránh ma sát. Điều này có thể ngăn các vết nứt hậu môn bị rách và các búi trĩ không bùng phát. Bạn có thể phải sử dụng nhiều chất bôi trơn hơn khi quan hệ bằng đường hậu môn;
  • Quan hệ tình dục từ từ: Mục đích là để tránh bị rách trực tràng;
  • Dừng quan hệ tình dục qua đường hậu môn ngay nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu.

Lưu ý, bất kỳ loại quan hệ tình dục nào cũng có thể cảm thấy khác khi bạn mang thai. Nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau, hãy nói thẳng với đối tác để họ dừng lại.

3. Các trường hợp không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn?

Để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi, bạn không nên quan hệ cửa sau khi mang thai nếu có các vấn đề sức khỏe sau:

  • Bị trĩ: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể làm cho búi trĩ của bạn chảy nhiều máu và có thể gây nguy hiểm cho bạn và thai nhi;
  • Bị nhau tiền đạo thấp (nhau thai tiền đạo): Quan hệ qua đường hậu môn có thể làm hỏng nhau thai nếu nó bao phủ toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung của bạn. Cấu trúc giữa âm đạo và trực tràng chỉ có một vách ngăn mỏng, nếu dương vật đẩy vào nhau thai thì có thể gây nguy cơ chảy máu âm đạo;
  • Có vết cắt ở hậu môn (rò hậu môn). Táo bón thường gặp trong thai kỳ và việc rặn mạnh có thể dẫn đến hình thành các vết nứt. Vì thế, bạn có thể chảy máu và đau khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn;
  • Bạn hoặc bạn tình của bạn bị bệnh lây truyền qua đường tình dục: Việc lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục qua đường hậu môn dễ dàng hơn so với quan hệ tình dục qua đường âm đạo khiến bạn dễ bị mắc bệnh hơn.

Như vậy, quan hệ đường hậu môn khi mang thai là điều có thể xảy ra. Mặc dù có một số nguy cơ nếu quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai, nhưng nếu thực hiện đúng các lưu ý đảm bảo an toàn, bạn vẫn có thể tiếp tục và tận hưởng, trừ khi bác sĩ yêu cầu không nên làm như vậy.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%