Search
Close this search box.

Sưng hạch bạch huyết được biết đến là một trong những dấu hiệu cơ bản nhất của tình trạng nhiễm trùng, trong đó có bao gồm cả việc người bệnh bị nhiễm HIV. Những xét nghiệm chẩn đoán khi nghi ngờ đã tiếp xúc với HIV sẽ không cho kết quả chính xác và đây là giai đoạn ủ bệnh hoặc giai đoạn cửa sổ nhiễm. Vậy thời kỳ cửa sổ và sưng hạch bạch huyết HIV kéo dài bao lâu?

Bệnh HIV/AIDS

HIV là một tình trạng bệnh nhân nhiễm virus gây nên sự suy giảm miễn dịch trong cơ thể. Virus này sẽ tấn công vào hệ thống miễn dịch, sau đó phá hủy hệ thống miễn dịch, sau đó phá hủy những tế bào bạch cầu, còn được gọi là tế bào lympho.

Nếu một người bị nhiễm HIV sẽ được gọi là dương tính với bệnh HIV. Tuy vậy, nếu sau khi nhiễm mà người bệnh xét nghiệm máu quá sớm cũng có thể sẽ cho ra kết quả là âm tính.

Điểm khác biệt của HIV so với một số virus khác là loại virus này sẽ tồn tại ở trong cơ thể của con người suốt đời. Sau khi nhiễm bệnh HIV trong một thời gian dài thì người bệnh sẽ phát triển thành hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Căn bệnh được gây ra bởi virus HIV sẽ được gọi chung bởi cái tên HIV/AIDS.

Virus HIV sẽ phá hủy hoặc giết chết những tế bào miễn dịch trong cơ thể con người và cơ thể sẽ không thể chống lại được căn bệnh này. Những người bị bệnh AIDS sẽ có nhiều nguy cơ tử vong do mắc những căn bệnh nhiễm trùng cơ hội, đây là những căn bệnh không quá nghiêm trọng đối với cơ thể của con người.

HIV?AIDS sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch

NỔI HẠCH Ở CỔ CÓ PHẢI BỊ HIV KHÔNG

Thời kỳ cửa sổ của bệnh HIV là gì? Thời kỳ này sẽ thường kéo dài trong thời gian bao lâu?

Sưng hạch bạch huyết HIV kéo dài bao lâu là một trong những thắc mắc thường thấy của những người mắc phải căn bệnh này hoặc đang tìm hiểu về bệnh. Để giải đáp thắc mắc, các bạn cần phải tìm hiểu thời kỳ cửa sổ của bệnh HIV kéo dài bao lâu.

Vậy giai đoạn cửa sổ là gì? Đây là một khoảng thời gian kéo dài từ lúc mới nhiễm HIV đến khi cơ thể của người bệnh tạo ra được lượng kháng thể chống lại virus này hoặc có đủ lượng ARN HIV để có thể phát hiện được bằng những loại xét nghiệm.

Thời kỳ cửa sổ là từ khi nhiễm HIV cho đến khi có thể phát hiện được bệnh

Vậy thời kỳ cửa sổ sẽ kéo dài trong thời gian là bao lâu? Tùy thuộc theo cơ địa của con người cũng như loại xét nghiệm mà thời kỳ cửa sổ có thể sẽ kéo dài trong khoảng thời gian không giống nhau. Đối với các xét nghiệm tìm nguyên hoặc kháng thể thì thời kỳ cửa sổ sẽ kéo dài trong khoảng từ 18 đến 90 ngày. Trong khi đó, nếu đó là những xét nghiệm tìm ADN hoặc ARN virus thì giai đoạn cửa sổ sẽ kéo dài khoảng từ 10 đến 33 ngày.

Tính theo con số trung bình thì thời kỳ cửa sổ của bệnh HIV thường sẽ kéo dài trong khoảng 18 ngày. Tính đến thời điểm hiện tại, nền y học vẫn chưa phát triển bất cứ hình thức xét nghiệm nào có thể phát hiện ra căn bệnh HIV ngay lập tức, sau khi người đó đã tiếp xúc cùng với nguồn lây bệnh. Trên thực tế, cơ thể của con người cần phải có thời gian để có thể tạo ra được các kháng thể trong máu, đồng thời virus cũng cần thời gian để có thể sinh sôi với tải lượng đủ để có thể phát hiện ra được.

Lưu ý rằng tuy rằng kết quả xét nghiệm bệnh ban đầu là âm tính thì người bị nhiễm HIV vẫn có thể lây truyền cho người khác.

Thời kỳ cửa sổ kéo dài bao lâu?

HẠCH NHIỄM HIV CÓ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh HIV ở thời kỳ cửa sổ là gì?

Trong khoảng thời gian đầu người bệnh bị nhiễm HIV thì người bệnh có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng giống với cảm cúm thông thường ở giai đoạn cửa sổ. Sưng hạch bạch huyết HIV kéo dài bao lâu là câu hỏi được nhiều người đặt ra trong thời kỳ cửa sổ của bệnh bởi sưng hạch cũng là một trong những triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác của bệnh bao gồm:

  • Mệt mỏi

  • Phát ban

  • Đau mỏi người và đau đầu

Triệu chứng bệnh HIV ở thời kỳ cửa sổ có khả năng sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày cho đến vài tuần. Mỗi người bệnh cũng sẽ có những biểu hiện khác nhau, có lúc sẽ nhẹ hoặc là nặng hơn so với những người khác. Đối với một vài trường hợp thì người bệnh ở giai đoạn đầu sẽ không có bất cứ một biểu hiện hay triệu chứng báo hiệu nào, rất nhiều người vẫn nghĩ rằng mình không nhiễm HIV.

Những dấu hiệu nhiễm HIV thời kỳ cửa sổ

> 16 DẤU HIỆU HIV TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN ĐỂ ĐIỀU TRỊ SỚM

Sưng hạch bạch huyết kéo dài trong thời gian bao lâu?

Vậy sưng hạch bạch huyết HIV kéo dài bao lâu? Hạch bạch huyết chính là một phần trong hệ bạch huyết, đây là một hệ thống có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Đây là một hệ thống có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ miễn dịch, là một dạng chất lỏng lưu thông toàn cơ thể, một phần của hạch bạch huyết được tạo ra bởi những tế bào bạch cầu, đây là một loại tế bào có thể tấn công các loại virus và vi khuẩn.

Hạch bạch huyết sẽ nằm ở một số bộ phận như cổ, nách và bẹn với hình dạng dài không vượt quá 2.5cm. Những hạch bạch huyết sẽ chịu trách nhiệm là lọc bạch huyết, đồng thời chịu trách nhiệm sản xuất những tế bào miễn dịch.

Bị sưng hạch bạch huyết chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc bị nhiễm trùng, trong đó có cả việc nhiễm HIV. Các bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay nếu nhiễm trùng kéo dài từ 2 đến quá 4 tuần.

Sưng hạch bạch huyết HIV kéo dài bao lâu?

Bạn nên làm gì sau khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?

Sau khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV thì dưới đây là những điều mà bạn cần làm ngay để bảo vệ bản thân cùng với mọi người xung quanh:

  • Đối với bản thân: Với những trường hợp các bạn bị máu hoặc là dịch cơ thể từ người nghi nhiễm HIV bắn vào mắt, miệng và da thì bạn cần làm sạch vết thương bằng nước sạch hoặc là nước muối sinh lý. Bạn tuyệt đối không được chà xát mạnh khiến da bị trầy xước, bỏ đi những quần áo hay dụng cụ bị dính phơi nhiễm. Trong trường hợp bạn bị đâm bởi vật nhọn dính máu hoặc dịch cơ thể người nhiễm HIV đâm thì phải rửa vết thương bằng xà phòng và không hút máu, bóp hoặc nặn vết thương và sát trùng bởi dung dịch sát khuẩn trong ít nhất là 5 phút. Sau đó, dùng băng gạc băng lại vết thương và đến trung tâm y tế. Trong trường hợp các bạn quan hệ tinh dục không an toàn cùng người bị nhiễm HIV thì cần phải đến các cơ sở y tế ngay trong thời gian 24 giờ để theo dõi sức khỏe.

  • Đối với cộng đồng: Trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm và điều trị dự phòng bệnh HIV thì các bạn tuân thủ tuyệt đối theo những quy tắc tránh lây nhiễm như cần quan hệ tình dục an toàn, không tiếp xúc thêm với máu hay dịch của người bị nghi nhiễm HIV và không sử dụng chung bơm kim tiêm.

Những điều cần làm khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV

Điều trị HIV sớm để có kết quả tốt

HIV là căn bệnh không có khả năng chữa được hoàn toàn nhưng điều đó không có nghĩa là không thể chống lại sự phát triển của bệnh. Sau khi bạn quan hệ tình dục không an toàn hay sử dụng chung kim tiêm,… với người bị nhiễm HIV. Thông qua đó, các bạn cần phải trao đổi cùng bác sĩ để có thể điều trị chủ động. 

Điều trị HIV sớm sẽ giúp duy trì cuộc sống bình thường

Bài viết trên là những chia sẻ đến các bạn đọc về câu hỏi sưng hạch bạch huyết HIV kéo dài bao lâu. Để có thể được chữa trị kịp thời và duy trì cuộc sống bình thường, các bạn nên thăm khám khi nghi nhiễm và được tư vấn bởi các bác sĩ. Hãy truy cập ngay trang web https://galantclinic.com/ để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan các bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *