Search
Close this search box.

Viêm Gan B Có Ăn Được Tỏi Đen Không?

Tỏi đen được ví là một loại “Thần dược” mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người như tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch; cải thiện chức năng xương khớp; hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh như cảm cúm, tim mạch, thậm chí là ung thư. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được tỏi đen và nếu quá lạm dụng hay ăn không đúng cách có thể làm gây hại cho sức khỏe. Vậy người bị bệnh viêm gan B có ăn được tỏi đen hay không? thì hãy cùng mình theo dõi đến hết bài viết này nhé

Giải đáp: viêm gan B có nên ăn tỏi không?

Trong Y học, Tỏi là một loại thảo dược có công dụng rất lớn điều trị nhiều bệnh cho con người và người ta sử dụng nó như một loại “thực phẩm chức năng” nhằm hỗ trợ phòng ngừa các loại bệnh lý trong cơ thể, từ đó nhiều người chọn ăn Tỏi để phòng ngừa bệnh Viêm gan. Theo các chuyên gia, tỏi đen có thể có công dụng tốt trong việc bảo vệ tế bào gan thông qua cơ chế chống oxy hóa giúp hạ men gan ở một số người có bệnh lý về gan. Thế nhưng, tỏi không có khả năng loại bỏ virus, đồng thời một số thành phần trong tỏi có chất kích thích đối với dạ dày và ruột, làm ức chế tiết dịch tiêu hóa ở đường ruột, gây ảnh hưởng đến người sử dụng đã thường bị các triệu chứng và tình trạng viêm gan.

Ngoài ra, những thành phần có trong tỏi có thể làm giảm hemoglobin trong máu và dẫn đến tình trạng thiếu máu ở người. Do đó, gây trở ngại lớn đến sức khỏe của người bị bệnh viêm gan B. Vì thế, khuyến cáo người bị bệnh viêm gan B nên hạn chế sử dụng loại thảo dược này.

Tỏi Đen Là Gì?

Tỏi đen là một loại thành phẩm từ củ tỏi đã qua chế biến và không có sẵn trong tự nhiên. Để có thể tạo ra tỏi đen thì thông qua phản ứng Maillard từ củ tỏi trắng thông thường sẽ trải qua quá trình lên men ở nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C), độ ẩm dao động khoảng 80 – 90%. Thời gian lên men kéo dài từ 30 đến 60 ngày. Sau quá trình lên men theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất định thì thịt tỏi từ màu trắng sẽ chuyển sang màu đen, nên được gọi là tỏi đen.

Phản ứng Maillard là phản ứng của amino axit với các tinh thể đường, hình thành nên hợp chất Melanoidin. Tương tự như khi áp chảo thịt, quá trình này sẽ làm cho tép tỏi có màu đen và vị ngọt, mềm, dễ ăn hơn tỏi thông thường.

Công Dụng Của Tỏi Đen

Từ cách sử dụng tỏi trắng thông thường để chế biến thành các dạng thực phẩm đặc trưng khác nhau thì sự xuất hiện và sử dụng rộng rãi của tỏi đen có thể nói là đã xếp tên mình vào một trong những vị thuốc mới mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Đồng thời tỏi đen có thể ăn được trực tiếp mà không cần phải qua chế biến.

Theo nghiên cứu khoa học, trong quá trình lên men xuất hiện nhiều thành phần mới tốt cho sức khỏe như S-allyl-L-cysteine (SAC), S-allyl mercapto cysteine (SMAC)… đặc biệt có các thành phần dinh dưỡng như: acid amin, nguyên tố vi lượng, Polyphenol toàn phần tăng 3 lần, flavonoid và thiosulphat tăng 5 lần. Một số lợi ích của tỏi đen mang đến cho người dùng như:

3.1. Giúp tăng Cường Sức Đề Kháng và Hệ Miễn Dịch

Kể cả khi ở trạng thái thường thì tỏi tươi cũng được biết đến với nhiều công dụng như kháng virus, kháng nấm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Do đó, Tỏi đen khi trải qua quá trình lên men sẽ sản sinh ra nhiều chất và làm gia tăng hoạt tính của các dược chất, từ đó có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch. Allicin là một loại axit amin ở trong tỏi và có khả năng tiêu diệt được nhiều loại virus, vi khuẩn khác nhau kể cả khi đã được pha loãng. 

Ngoài ra, loại tỏi này còn có hiệu quả nhanh chóng trong việc giúp người bệnh hồi phục sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh nhân bị cảm cúm, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt, suy giảm miễn dịch do sử dụng hóa chất, chiếu xạ điều trị ung thư.

3.2. Ngăn Ngừa Bệnh Tim Mạch 

Tỏi đen là một vị thuốc tuyệt vời của tim và hệ tuần hoàn vì là chất chống oxy hóa và cân bằng huyết áp nhờ chứa chất allicin. Các bài thuốc từ tỏi đen mang lại nhiều công dụng như làm loãng máu, làm giảm tập hợp tiểu cầu, giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ và duy trì huyết áp khỏe mạnh.

3.3. Giúp Ngừa Và Hỗ Trợ Điều Trị Ung Thư

Tỏi đen có tác dụng ức chế các tế bào ung thư như: ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư đại tràng, trực tràng, … Nhờ vào hợp chất có trong tỏi đen sau khi lên men như S-allyl-L-cysteine (SAC). Bên cạnh tác dụng ngăn ngừa, ức chế các loại bệnh ung thư thì đồng thời tỏi đen cũng có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư một cách đáng kể.

3.4. Làm giảm mỡ máu cũng như hạ cholesterol máu

Việc dư thừa lượng cholesterol trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường… Do đó, có thể sử dụng tỏi đen thường xuyên và một cách hợp lý sẽ giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol trong máu và duy trì chúng ở mức bình thường, đồng thời tăng HDL – Cholesterol có ích cho cơ thể.

Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với những người trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như người thừa cân, béo phì, người cao tuổi,… 

3.5. Chống Oxy Hóa

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra và khẳng định rằng, so với tỏi thông thường thì tỏi đen có khả năng chống oxy hóa cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà cần sử dụng hợp lý, đúng cách để mang lại công dụng tốt nhất trong quá trình chăm sóc da và làm trì hoãn quá trình lão hóa da, đồng thời có thể điều trị các bệnh như viêm da một cách hiệu quả. 

3.6. Bảo Vệ Tế Bào Gan

Để bảo vệ tế bào gan hiệu quả chúng ta có thể sử dụng thường xuyên và đúng cách tỏi đã lên men. Đặc biệt là những người hàng ngày phải tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ nên sử dụng tỏi đen lên men thường xuyên.

3.7. Giảm đau, viêm khớp

Ngoài những lợi ích mà loại thực phẩm này đã mang lại thì còn có tác dụng trong khác như giảm đau, giảm viêm khớp. Hơn nữa, việc sử dụng tỏi đen cũng góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi và cải thiện chức năng sau tổn thương của các khối cơ, giúp chúng trở nên dẻo dai và khỏe mạnh hơn. 

Viêm Gan B Có Nên Ăn Tỏi Đen không?

Nhìn chung, Tỏi đen cũng giống như tỏi thường bởi chúng có chứa một số thành phần khi ăn vào dạ dày, ruột sẽ gây kích thích mạnh và gây ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, chính vì thế khi người có bệnh viêm gan B ăn vào thường sẽ gây ra các triệu chứng như: buồn nôn, mệt mỏi…

Ngoài ra, bệnh nhân khi sử dụng tỏi đen cũng làm giảm hemoglobin và có thể dẫn đến bệnh thiếu máu, từ đó ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm gan B. Khi cơ thể thiếu máu sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng cơ thể suy nhược , sức đề kháng suy giảm và tệ hơn là sản sinh ra nhiều chứng bệnh khác.

Một Số Trường Hợp Không Nên Dùng Tỏi Đen

Bên cạnh những thông tin đã được đưa ra về một số công dụng “thần kì” của Tỏi đen mang lại cho sức khỏe con người thì việc sử dụng nó lại được khuyến cáo KHÔNG nên dùng ở một số trường hợp như:

  • Người mắc bệnh về mắt: Các nghiên cứu đã chỉ ra rõ ở một số người bị bệnh về mắt khi ăn tỏi trong một thời gian dài có thể làm tổn thương thị lực. Vì thế, người có các bệnh về mắt, suy giảm thị lực, thiếu máu, ù tai, hoa mắt, trí nhớ kém không nên ăn tỏi, kể cả tỏi đen.
  • Người mắc bệnh về thận: Mặc dù đã thông qua quá trình phản ứng lên men với điều kiện nhiệt độ nghiêm ngặt thế nhưng Tỏi đen vẫn còn đặc tính hăng cay, do đó mà các bệnh nhân đang điều trị thận không nên ăn. Ngoài ra, người mắc bệnh về thận khi ăn tỏi đen không chỉ khiến cho bệnh thận tái phát nặng hơn, mà còn làm mất hiệu quả của thuốc điều trị, thậm chí là sản sinh ra các phản ứng liên tục, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
  • Người bị tiêu chảy: Trường hợp người bị tiêu chảy hay mắc các bệnh về đường ruột cần hạn chế không ăn tỏi vì dễ gây tổn thương niêm mạc hệ đường ruột, gây xung huyết, gây trở ngại trong quá trình tiêu hóa và phân giải các chất ở đường ruột, làm cho tình trạng đau bụng và tiêu chảy nặng hơn.

Ngoài ra, một số trường hợp như sau cũng không nên sử dụng tỏi đen như: Người có tạng nhiệt nóng, sốt; phụ nữ mang thai; người bị dị ứng với tỏi; người bị đau dạ dày; người dùng thuốc chống đông máu; người bị huyết áp thấp…

Hi vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về bệnh Viêm Gan B Có Ăn Được Tỏi Đen Không? Từ đó có thể vận dụng hợp lý những kiến thức vào quá trình hỗ trợ điều trị để cải thiện tình trạng viêm gan B, đồng thời, có thể tăng cường sức đề kháng cho gan chống lại các tác nhân bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, hỗ trợ cho gan luôn được khỏe.

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%