Vi khuẩn chlamydiatrachomatis gây ra bệnh nấm chlamydia – một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Mặc dù các triệu chứng của nhiễm chlamydia thường nhẹ hoặc không có, nhưng nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là vô sinh ở cả nam và nữ. Hãy cùng phòng khám đa khoa Galant tìm hiểu vi khuẩn chlamydia có nguy hiểm không nhé.
Vi khuẩn nấm chlamydia là gì?
Chlamydia definicion
Chlamydia trachomatis là con gì? Vi khuẩn nấm chlamydia là vi khuẩn nội bào vì chúng không thể tổng hợp các hợp chất năng lượng cao phân tử. Vi khuẩn này có chu kỳ sinh sản khác thường, các chu kỳ nối tiếp nhau theo hai hình thái rất đặc biệt để đáp ứng với đời sống ngoài tế bào và nội tế bào. Chu kỳ sinh sản của vi khuẩn Chlamydia khoảng 48-72 giờ, các tế bào bị phá hủy và thể cơ bản bị nhiễm bệnh được giải phóng.
Vi khuan chlamydia có 3 biến thể sinh học với các biểu hiện sinh học và lâm sàng riêng biệt.
-
Biến thể dẫn đến bệnh mắt hột (trachoma – serovars A, B và C)
-
Biến chứng dẫn đến các bệnh về đường sinh dục ở cơ thể người (viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo, viêm vòi trứng, tử cung,…). Chủ yếu là gây viêm niệu đạo không hoặc có triệu chứng.
-
Biến thể gây ra bệnh hột xoài có cùng nhóm huyết thanh với biến thể gây bệnh mắt hột. Tuy nhiên có nhiều bệnh cảnh lâm sàng tấn công gây nhiều tổn thương ở vùng tiết niệu và sinh dục.
Hình ảnh vi khuẩn chlamydia gây bệnh ở cơ thể người
Biểu hiện của bệnh nấm chlamydia
Đa số các trường hợp bị chlamydia tấn công đều không có triệu chứng. Nếu có, các biểu hiện của bệnh sẽ không xuất hiện trong vài tuần sau khi bệnh nhân quan hệ tình dục với một bạn tình bị nhiễm bệnh. Ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng, nấm chlamydia vẫn có thể gây hại cho cơ quan sinh sản của bạn.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhận thấy điều gì đó bất thường xảy ra với cơ thể mình bằng một số biểu hiện sau:
Biểu hiện nấm chlamydia ở nam
Các triệu chứng nhiễm bệnh của nam giới thường rất ít nên người bệnh dễ chủ quan, dễ nhầm lẫn với bệnh lậu mãn tính. Thời gian ủ bệnh chlamydia ở nam thường khoảng 1 – 3 tuần. Các triệu chứng sau xuất hiện khi nhiễm vi khuẩn nấm chlamydia sp gồm:
-
Tiết dịch đường tiết niệu số lượng nhỏ hoặc vừa phải, hiếm khi nhiều hơn. Dịch tiết thường trong, đục hoặc có màu vàng. Có thể có xảy ra hiện tượng chảy dịch nhỏ giọt ở miệng sáo.
-
Rối loạn hệ thống tiết niệu, chẳng hạn như: khó tiểu, tiểu buốt, ngứa niệu đạo
-
Đau bụng dưới
-
Một hoặc cả hai tinh hoàn nam giới bị sưng và đau
-
Tinh dịch xuất ra khá ít, loãng, đôi khi có lẫn máu.
Biểu hiện ở nữ giới
Bệnh nấm chlamydia ở nữ giới hầu hết không có triệu chứng, nhưng một số biểu hiện sau có thể xảy ra:
-
Dịch cổ tử cung có màu trong hoặc vàng với số lượng vừa phải, kèm theo ngứa âm đạo.
-
Đi tiểu khó, tiểu rắt, viêm niệu đạo.
-
Đau sau khi quan hệ tình dục.
-
Dễ chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu sau khi khám
-
Bệnh nhân bị đau bụng dưới và vùng lưng, đau thắt như đau do nhiễm trùng niệu đạo
-
Đau bụng kèm theo sốt cao, buồn nôn và ra máu giữa kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn chlamydia tại trực tràng, tại cổ họng (chlamydia i halsen). Điều này xảy ra là khi cả hai quan hệ tình dục qua đường hậu môn, đường miệng bên hoặc bệnh lây nhiễm bệnh từ vùng khác.
Nữ giới cảm thấy đau sau khi quan hệ là dấu hiệu của bệnh nấm chlamydia
Các phương thức lây truyền phổ biến của vi khuẩn nấm chlamydia
Vi khuẩn chlamydia chủ yếu lây lan thông qua quan hệ tình dục không an toàn dưới mọi hình thức (âm đạo, hậu môn hoặc miệng). Ngoài ra, vi khuẩn nấm chlamydia cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở bằng đường âm đạo. Bất kỳ ai đang hoạt động tình dục đều có khả năng bị nhiễm chlamydia, đặc biệt là người càng nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.
Vi khuẩn gây bệnh chlamydia còn có thể hiện diện trong các vật dụng sinh hoạt cá nhân như khăn tắm, quần lót, khăn giấy dính bẩn,… Người bệnh có thể bị nhiễm bệnh gián tiếp nếu sử dụng các vật dụng này lau tại vùng kín. Ngoài ra, một con đường lây nhiễm bệnh khó xảy ra là từ nguồn nước. Thông thường, những con đường này có xu hướng phổ biến hơn ở những khu vực sinh sống bị ô nhiễm nặng, không đảm bảo vệ sinh.
Xem thêm: Triệu chứng chlamydia và biện pháp phòng ngừa bệnh
Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không- Đây là câu trả lời
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh chlamydia:
-
Ở phụ nữ trẻ, cổ tử cung chưa trưởng thành hoàn toàn nên rất dễ mắc bệnh chlamydia, đặc biệt là càng sinh hoạt tình dục sớm thì nguy cơ càng cao.
-
Những người đồng tính nam cũng có nguy cơ nhiễm chlamydia khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn.
Vi khuẩn nấm chlamydia có nguy hiểm không?
Biến chứng bệnh chlamydia
Mắc bệnh chlamydia mãn tính sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản và kèm theo nhiều bệnh lý đi kèm như:
-
Bị dính và tắc tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và các bộ phận xung quanh hệ thống sinh sản nữ bị dính với nhau bằng các dải xơ mỏng.
-
Tắc ống dẫn trứng là do các dải xơ làm ống dẫn trứng gấp góc hoặc dính ống dẫn trứng bị tắc.
-
Viêm cổ tử cung
-
Vi khuẩn nấm Chlamydia gây viêm niệu đạo có khả năng đi ngược lên đường sinh sản, gây ra những tổn thương vùng chậu, mà hậu quả dẫn đến là vô sinh, có thai ngoài tử cung
-
Trong thời kỳ mang thai, vi khuẩn chlamydia có thể gây vỡ ối sớm, nhiễm trùng nước ối, sinh non, nhiễm trùng hậu sản và chlamydia cho trẻ sơ sinh.
-
Nhiễm trùng đường sinh dục trên và viêm phần phụ có thể gây tổn thương lâu dài cho tử cung, ống dẫn trứng và các mô xung quanh. Chúng là nguyên nhân gây ra đau vùng chậu mãn tính.
-
Vi khuẩn chlamydia cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS nếu có phơi nhiễm.
-
Ung thư tử cung có thể xảy ra khi bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia và HPV – một loại vi rút sinh dục.
-
Nam giới khi bị nhiễm vi khuẩn chlamydia có thể gây viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, vi khuẩn chlamydia cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
-
Đôi khi, nhiễm chlamydia sinh dục có thể gây ra các biến chứng viêm khớp liên quan đến tổn thương da, viêm niệu đạo (Hội chứng Reiter) và viêm mắt.
Vi khuẩn nấm chlamydia có thể gây ung thư tử cung nếu mắc bệnh mãn tính
Điều trị bệnh nấm chlamydia (chlamydia behandling)
Như đã đề cập, bệnh chlamydia nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng làm cha mẹ, nên cần được chẩn đoán và chữa bệnh kịp thời.
-
Ngay cả khi không có triệu chứng, cả bạn và bạn tình nên được điều trị cùng nhau để tránh tái phát bệnh và lây nhiễm chéo.
-
Trong thời gian chữa bệnh nấm chlamydia người bệnh cần hạn chế quan hệ tình dục
-
Nên sử dụng thuốc trị bệnh đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc bên ngoài và tự ý ngưng thuốc để tránh bệnh tái phát.
-
Các loại thuốc điều trị chlamydia được bác sĩ kê đơn thường thuộc nhóm kháng sinh quen thuộc: tetracycline, azithromycin và doxiciclina chlamydia (doxycyclin chlamydia). Các loại thuốc nên được sử dụng liên tiếp trong 7 – 10 ngày để đạt hiệu quả cao.
Dự phòng bệnh nấm chlamydia
Để giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, tất cả phụ nữ từ 25 tuổi trở xuống có hoạt động tình dục nên được tầm soát chlamydia ít nhất 1 lần/ năm. Việc tầm soát hàng năm cũng được các bác sĩ khuyến nghị cho những phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ nhiễm vi khuẩn nấm chlamydia (người có bạn tình mới hoặc quan hệ bừa bãi).
Bên cạnh đó, tất cả phụ nữ mang thai cũng nên thực hiện khám sàng lọc chlamydia. Hoặc có thể sử dụng que test veroval chlamydia để kiểm tra bệnh nấm chlamydia tại nhà. Khi đã nhiễm vi khuẩn chlamydia, người bệnh cần tuân thủ điều trị và chữa bệnh dự phòng cho bạn tình của mình để hạn chế khả năng lây bệnh.
Bất kỳ biểu hiện nào ở bộ phận sinh dục như: tiết dịch bất thường, có mùi khó chịu, đau, nóng rát khi đi tiểu hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh đều có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, STDs. Vì vậy, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa sớm để tránh các biến chứng.
Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN
Nếu bạn biết hoặc nghi ngờ mình bị bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung, đặc biệt là bệnh chlamydia, hãy chủ động điều trị sớm để ngăn ngừa nguy cơ viêm phần phụ. Những người bị nhiễm chlamydia không nên tiếp tục quan hệ tình dục cho đến khi tất cả các đối tác tình dục đã được kiểm tra và điều trị nếu cần thiết.
Phụ nữ có thai nên tầm soát bệnh nấm chlamydia để dự phòng bệnh lây cho trẻ sơ sinh
Trên đây toàn bộ thông tin về vi khuẩn nấm chlamydia mà phòng khám đa khoa Galant cung cấp đến bạn đọc. Nếu phát hiện sớm, bệnh chlamydia có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh, vì vậy bạn nên thăm khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời. Đồng thời tránh những biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
> Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Chi phí có cao không?
> Điều trị giang mai như thế nào? Thời gian bao lâu?
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT
CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
Hotline: 0943 108 138 * 028. 7303 1869
Làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)
CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0976 856 463 * 028. 7302 1869
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
CS3: 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q. Tân Bình
Hotline: 0901 386 618 * 028. 7304 1869
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
CS4: 15 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11
Hotline: 0932 623 048* 028. 7300 5222
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
CS5: 417/21 Quang Trung. P10, Quận Gò Vấp
Hotline: 0906 200 902* 028. 7305 1869
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com * www.galantclinic.com * www.dieutrihiv.com
#galantclinic #phongkhamdakhoa #namkhoa #xetnghiemhiv #benhdalieu #dieutrihiv #benhmantinh #xetnghiemnoitiet #dieutrihivbaohiemyte #dieutriARV #hormone #glbt