Viêm vùng chậu mãn tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hiện nay, số người bị mắc bệnh viêm vùng chậu mãn tính ngày càng phổ biến, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh để. Các cơn đau thường âm ỉ ở vùng chậu và đôi khi đau nhói ở vùng bụng dưới. Mặc dù có rất nhiều người mắc phải căn bệnh này, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về bệnh. Hãy cùng Phòng khám Galant tìm hiểu thêm về bệnh đau vùng chậu mãn tính qua bài viết dưới đây

Thế nào là viêm vùng chậu mãn tính?

Đau vùng chậu mãn tính là gì?

Viêm vùng chậu mãn tính là cơn đau ở giữa hông và vùng giữa rốn, có thể kéo dài từ 6 tháng trở lên. Cơn đau có thể đến và đi đột ngột, đôi lúc có thể diễn ra trong kỳ kinh nguyệt hoặc vào một số thời điểm nhất định, chẳng hạn như khi đi tiểu, trước hoặc sau khi ăn hoặc khi quan hệ tình dục.

Đau vùng chậu mãn tính có thể xuất phát từ một số bệnh lý và có thể loại bỏ cơn đau bằng cách điều trị bệnh lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không thể xác định căn nguyên dẫn đến triệu chứng bệnh. Đối với trường hợp này, mục tiêu của việc điều trị là làm giảm các triệu chứng và cơn đau cho bệnh nhân, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống.

ooupa7jq6bnjnakrvmwkrwad4bqqfiuic8hfompzh llhq xyyfdr88ingdfcfrzxamglzearhofoy0jidia0zixklyytrtuet1fmmjuwmle nlpaacwlllxydveyrepcmzixhih oje

Tổng quan về tình trạng viêm vùng chậu cấp mãn tính

Biểu hiện viêm vùng chậu mãn tính

Khi mắc phải bệnh đau vùng chậu mãn tính, hầu hết các bệnh nhân đều có những biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm: 

  • Có những trường hợp đau dai dẳng, âm ỉ, ngắt quãng. Nhưng đôi khi nó chỉ biểu hiện như tức nặng trong vùng tiểu khu.

  • Đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục, đau khi rụng trứng hoặc đau khi ấn vào một số vùng xương chậu.

  • Cơn đau có thể đau nhói như dao đâm, ngứa ran như kiến bò và có thể trầm trọng hơn khi đi bộ, chạy hoặc hoạt động nhiều. Tuy nhiên, cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

  • Một số cơn đau chỉ xảy ra khi người bệnh đứng hoặc ngồi.

  • Dịch âm đạo tiết ra có màu sắc và kết cấu bất thường, kèm theo mùi hôi khó chịu

  • Chu kỳ kinh bị mất hoặc không đến thường xuyên, bệnh nhân bị chuột rút khi hành kinh trầm trọng hơn so với bình thường

  • Đau vùng chậu khiến người bệnh luôn khó chịu, bất an, bồn chồn, sốt cao, ăn không ngon, ngủ không yên, khó tập trung trong công việc, mệt mỏi. Từ đó, có thể dẫn đến các tình trạng bệnh khác như suy nhược cơ thể, trầm cảm và không hòa nhập được xã hội.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bắt gặp các biểu hiện khác không được đề cập trên. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về triệu chứng của bệnh, bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa. 

Nguyên nhân gây ra viêm vùng chậu mãn tính

Viêm nhiễm vùng chậu mãn tính ngày nay vẫn là một căn bệnh phức tạp do bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Đôi khi, đau vùng chậu mãn tính hình thành từ một căn bệnh nào đó gây ra, nhưng cũng có thể do nhiều tình trạng sức khỏe gây ra. Theo đó, một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm vùng chậu bao gồm:

Yếu tố miễn dịch

Khi nhiệm vụ phòng vệ tự nhiên của cơ thể bị tấn công, hoặc hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, nội tiết thay đổi. Hoặc các mầm bệnh gây hại xâm nhập sẽ là điều kiện thuận lợi để dẫn đến tình trạng viêm vùng chậu mãn tính.

hqwjte42tgsnnrq6ypx3uebi

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm vùng chậu

Viêm vùng chậu cấp tiến triển

Viêm nhiễm vùng chậu giai đoạn cấp tính nếu không được chữa trị triệt để có thể phát triển thành viêm nhiễm vùng chậu mãn tính do để lâu ngày. Mầm bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp do các bộ phận lân cận bị viêm nhiễm như: viêm ruột thừa, viêm phúc mạc,.. từ đó dẫn đến bệnh viêm  nhiễm vùng chậu mãn tính. Tác nhân gây bệnh phổ biến là vi khuẩn Escherichia coli.

Nhiễm Chlamydia

Hầu hết những bệnh nhân bị viêm vùng chậu giai đoạn mãn tính nhưng không có tiền sử viêm vùng chậu cấp tính có thể là do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động quan hệ tình dục không an toàn.

Sau phá thai, hậu sản và phẫu thuật phụ khoa

Các hoạt động phụ khoa như phá thai, cắt tử cung, dẫn lưu ống dẫn trứng, nạo hút thai, nội soi tử cung và các phẫu thuật xâm lấn khác có thể làm tổn thương khoang chậu ở mức độ nhất định. Hoặc không nghiêm chỉnh tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn đều có thể làm cho niêm mạc sinh dục bị tổn thương, như: hoại tử, chảy máu. Từ đó dẫn đến thâm nhiễm mầm bệnh khiến cho hệ thực vật nội sinh của đường sinh dục bị viêm nhiễm.

Do vệ sinh kém

Nếu bộ phận sinh dục không được vệ sinh đúng cách, đặc biệt là không làm sạch âm hộ sau khi giao hợp sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhất là viêm phần phụ. Bên cạnh đó, việc thụt rửa âm đạo cũng là một trong những thói quen có hại dẫn đến bệnh viêm vùng chậu, nhưng nhiều nữ giới lại lầm tưởng sẽ giúp vùng kín sạch sâu hơn. 

Trên thực tế, việc thụt rửa âm đạo có thể làm mất sự cân bằng độ pH của âm đạo, có thể phá vỡ hệ vi khuẩn trong vùng kín và dẫn đến nhiễm trùng vùng chậu.

Vệ sinh kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra viêm vùng chậu

Liên quan tuổi tác và hoạt động tình dục

Bệnh viêm vùng chậu mãn tính phần lớn xảy ra ở những nữ giới trong độ tuổi sinh hoạt tình dục. Đặc biệt là phụ nữ trẻ tuổi, quan hệ tình dục thường xuyên, có nhiều bạn tình hoặc mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Nhiễm trùng đường sinh dục

Nếu các chị em đã bị viêm nhiễm phụ khoa ở cơ quan sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung thì khả năng cao vi khuẩn có thể phát triển ngược dòng lên cơ quan sinh dục vùng chậu. Nếu không tiến hành điều trị bệnh kịp thời có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng chậu mãn tính.

Phương pháp chẩn đoán viêm vùng chậu mãn tính

Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh viêm nhiễm vùng chậu mãn tính, trước tiên bạn cần đi thăm khám và cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử mắc bệnh của mình cho bác sĩ biết. Chẳng hạn như bạn có tiền sử bệnh viêm vùng chậu hay không, bạn đã từng phẫu thuật hoặc xạ trị vùng bụng hoặc vùng khung chậu hay không, đang dùng các loại thuốc nào,…. 

Ngoài ra, bạn nên đi khám sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc tiết niệu để làm các xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng chậu mãn tính.

cjpzaymgy zvr4a 5j93laaqhk3xrxb ljsatk13bv5aexeaflx2rgwkslokvhxbwrtw jplrm9fmt7tjj2xfmolt7txhkhlkmglu0xwvkwojcen9epyihtihamw1vftve wedbftufl

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ tình trạng bệnh sử khi khám viêm vùng chậu

Một số xét nghiệm chẩn đoán viêm vùng chậu mãn tính

Một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm vùng chậu mãn tính mà bạn có thể tham khảo dưới đây:

Siêu âm

Đây là một phương pháp kiểm tra sử dụng sóng siêu âm với tần số cao để tạo ra hình ảnh chính xác về cấu trúc bên trong của cơ thể bệnh nhân. Phương pháp xét nghiệm này giúp phát hiện các khối u của buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc tử cung.

Xét nghiệm nước tiểu và máu

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm kiểm tra nhiễm trùng trong khi thăm khám vùng chậu. Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Tổng phân tích máu sẽ được thực hiện để kiểm tra số lượng tế bào máu.

Nội soi

Là kỹ thuật y học hiện đại được ứng dụng trong chẩn đoán và khám bệnh bằng cách sử dụng các dụng cụ chuyên khoa để trực tiếp quan sát bên trong các bộ phận của cơ thể. Với sự hỗ trợ của kxy thuật nội soi, bác sĩ có thể chụp ảnh, quay phim bên trong các cơ quan, sinh thiết, lấy dị vật và thậm chí có thể thực hiện phẫu thuật nội soi.

kq9epri7yoivqnczyk47

Xét nghiệm viêm nhiễm vùng chậu mãn tính bằng phương pháp soi ổ bụng

Nội soi bàng quang

Đây là phương pháp xét nghiệm bằng cách sử dụng ống soi bàng quang để kiểm tra bên niệu đạo và bàng quang – những bộ phận không thể nhìn thấy bằng phương pháp chụp X-quang.

Nội soi đại tràng

Một xét nghiệm được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong trực tràng và ruột già (ruột kết). Phương pháp này giúp giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh đại tràng cũng như hỗ trợ tìm ra các nguy cơ phát triển ung thư.

Nội soi đại tràng sigma

Một hình thức xét nghiệm đơn giản và hiệu đại giúp xác định mức độ tổn thương của đại tràng sigma (đoạn cuối của đại tràng, trong giống như ký hiệu sigma). Từ đó có thể xác định được mức độ nghiêm trọng hiện tại của bệnh.

Các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm vùng chậu mãn tính

Mặc dù các biểu hiện của bệnh viêm nhiễm vùng chậu mãn tính không dữ dội và nghiêm trọng như giai đoạn viêm vùng chậu cấp tính. Tuy nhiên, viêm vùng chậu giai đoạn mãn tính lại khó điều trị hơn, nếu không điều trị dứt điểm bệnh rất dễ tái phát nhiều lần.

Điều trị kháng sinh

Bệnh viêm vùng chậu mãn tính đa số bắt nguồn từ nhiễm trùng, người bệnh có thể tiêm hoặc uống một số loại thuốc kháng sinh chuyên biệt. Trong khi sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ, bệnh nhân cũng có thể tiêm bắp, dùng hyaluronidase (hyaluronidase) hoặc chymotrypsin hoặc. Sử dụng cách ngày một lần, một đợt điều trị từ 7 – 10 lần, để tạo điều kiện làm tan chất kết dính và giảm viêm. 

Đối với những người bệnh bị dị ứng tại chỗ hoặc toàn thân nên ngưng dùng thuốc. Một số trường hợp sử dụng đồng thời kháng sinh và dexamethasone dạng viên uống với liều lượng ngày 3 lần, nên chú ý giảm dần dexamethasone trước khi ngừng thuốc.

Liệu pháp kháng sinh điều trị viêm vùng chậu rất hiệu quả đối với những bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên bệnh viêm nhiễm vùng chậu mãn tính thường không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh.

Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe người bệnh. Bao gồm phản ứng da, rối loạn tiêu hóa, tác dụng phụ có thể nghiêm trọng trên gan và tạo ra các loại vi khuẩn kháng thuốc.

vi8otvm kmughhq4rgo fpp0tfqw9pvyltdrvkxvdalbm y9fhnnsv9pwtul0 xds2aryw8 y8pk8htjuggbceplprh2ztwzkmutfckxzkvexvhcqk 8qkbo2cy0vkfkg0n2t 3jyzdz

Bệnh nhân mắc viêm vùng chậu nhẹ thường được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh

Vật lý trị liệu

Nhiệt ấm có tác dụng thúc đẩy sự lưu thông máu cục bộ trong vùng xương chậu, giúp các mô cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy sự hấp thụ và phân giải viêm nhiễm. Đồng thời, phương pháp điều trị này có thể phối hợp với các thuốc liên quan nhằm nâng cao quá trình hấp thu và sử dụng thuốc của cơ thể. 

Các phương pháp vật lý trị liệu thường được bác sĩ chỉ định thực hiện bao gồm: sóng ngắn vi sóng, laser, điện di, áp lạnh nitơ lỏng,.. Ngoài ra có thể kết hợp thêm với nhiều loại thuốc khác nhau như streptomycin, penicillin,..

Điều trị ngoại khoa

Bệnh nhân bị viêm vùng chậu cấp mãn tính có thể chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật hiện đại nếu thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả. Hoặc xảy ra tình trạng dính kết các cơ quan vùng chậu, ổ áp xe chứa đầy mủ. Tuy nhiên, cần xem xét cẩn thận các chỉ định phẫu thuật để tránh gây tổn thương cho tử cung.

Áp dụng phương pháp phẫu thuật trong điều trị viêm vùng chậu nguy hiểm

Điều trị chung

Ngoài việc chữa viêm vùng chậu mãn tính bằng thuốc hay biện pháp ngoại khoa, người bệnh cũng thể chữa khỏi bệnh bằng cách tăng cường sức khỏe. Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống và vệ sinh vùng kín phù hợp. Chẳng hạn như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

  • Khi gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm không phù hợp. Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no.

  • Giảm hoặc loại bỏ căng thẳng, tăng cường vận động, tập thói quen đại tiện ngày 1 lần, tập khí công, yoga,…

  • Có thể áp dụng một số biện pháp như tiêm lidocain vào các điểm đau, kích thích sợi thần kinh điện qua da. Hoặc trị liệu tâm lý và tư vấn nếu cần thiết để giúp khôi phục lại sự cân bằng trong cuộc sống.

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng, sử dụng biện pháp quan hệ an toàn

  • Thường xuyên đi xét nghiệm định kỳ để kiểm tra bản thân có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không,

  • Tránh thụt rửa âm đạo mạnh, sử dụng các loại DDVS có tính tẩy rửa mạnh, mặc quần lót quá chật, không thoáng khí.

  • Vệ sinh kỹ càng vùng kín sau khi sử dụng nhà vệ sinh chung hoặc riêng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo của bạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm vùng chậu mãn tính mà Phòng khám đa khoa Galant muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết đã mang đến cho mọi người những kiến thức hữu ích về bệnh lý nghiêm trọng này. Khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu, bệnh nhân cần phải đến ngay cơ sở y tế uy tín hoặc Phòng khám Galant để được thăm khám và điều trị kịp thời.  

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

Hotline: 0943 108 138 *  028. 7303 1869

Làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)

CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0976 856 463 *  028. 7302 1869

 Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

CS3: 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q. Tân Bình

Hotline: 0901 386 618 *  028. 7304 1869

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

CS4: 15 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11

Hotline: 0932 623 048*  028. 7300 5222

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

CS5: 417/21 Quang Trung. P10, Quận Gò Vấp

Hotline: 0906 200 902*  028. 7305 1869

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

Email: cskh@galantclinic.com * www.galantclinic.com * www.dieutrihiv.com 

#galantclinic #phongkhamdakhoa #namkhoa #xetnghiemhiv #benhdalieu #dieutrihiv #benhmantinh #xetnghiemnoitiet #dieutrihivbaohiemyte #dieutriARV #hormone #glbt

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%