Search
Close this search box.

Ung thư cổ tử cung ra máu nhiều hay ít – Triệu chứng bệnh

1. Bệnh ung thư cổ tử cung ở Việt Nam 

Bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh thường hay gặp và nguy hiểm với chị em phụ nữ. Trung bình mỗi năm trên thế giới ghi nhận khoảng 500 nghìn ca nhiễm mới, trong đó khoảng 250 nghìn ca tử vong (số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO).

20230130 ung thu co tu cung giai doan 1 7

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, mỗi ngày Việt Nam đang ghi nhận 14 trường hợp phát hiện mới ung thư cổ tử cung, trong đó đến 50% ca phát hiện muộn và tử vong. Những bệnh nhân khác sẽ phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như: vô sinh, suy giảm sức khỏe, nguy cơ tái phá hay, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chủ yếu là do virusHPV (chiếm đến 99,7% trường hợp nhiễm bệnh). Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm virusHPV, song để phát triển thành bệnh ung thư cổ tử cung sẽ cần nhiều yếu tố khác. Độ tuổi từ 20 đến 30 là có nguy cơ nhiễm virusHPV cao nhất, nhưng cần một thời gian tương đối dài để tiến triển thành ung thư.

2. Triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung điển hình

Bệnh nhân có thể có 1  hay nhiều triệu chứng dưới đây với mức độ khác nhau:

2.1. Xuất huyết âm đạo

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của  ung thư cổ tử cung. Chị em phụ nữ bị chảy máu âm đạo kể cả ko phải trong những ngày chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu xuất huyết bất thường có thể khác nhau, nhiều hay ít còn phụ thuộc vào các tổn thương khối u ung thư gây ra. Vì thế nếu thấy hiện tượng này kéo dài và xảy ra thường xuyên, ko nên chủ quan mà cần sớm đi thăm khắm.

2.2. Dịch tiết âm đạo bất thường

Dịch âm đạo ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường có màu sắc lạ như xanh, vàng, chứa mủ, dịch màu nâu do lẫn máu,… và Kèm với đó là mùi hôi khó chịu.

2.3. Đau khi quan hệ tình dục

Cảm giác đau khi quan hệ sẽ ko xảy ra nếu bạn có sức khỏe và cuộc sống quan hệ tình dục bình thường. Nếu đột nhiên gặp phải cảm giác này, đặc biệt còn bị chảy máu sau khi quan hệ thì rất có thể bạn đang mắc bệnh. Cần các xét nghiệm kiểm tra để xác định vấn đề này.

2.4. Đi tiểu thường xuyên

Nhiều người khá bất ngờ khi biết rằng việc đi tiểu thường xuyên lại liên quan đến căn bệnh ung thư cổ tử cung. Thực tế ko ít chị em phụ nữ có dấu hiệu bệnh lý này nhưng thường nhầm lẫn sang các bệnh lý tiết niệu như viêm bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,… và riệu chứng này sẽ kéo dài và ngày càng nặng hơn.

2.5. Thiếu máu

Phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch khi mắc bệnh ung thư cổ tử cung đó là  do lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh giảm sút, lượng tế bào bạch cầu đc tăng cường để chống lại bệnh. Hậu quả là tình trạng thiếu máu, người bệnh cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, suy kiệt năng lượng, mất cảm giác ngon miệng hay  sụt cân bất thường,…

2.6. Đau xương chậu

Khi khối u ung thư phát triển, ko chỉ gây xuất huyết âm đạo bất thường, bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau vùng chậu. Vì thế nếu chị em thấy bị đau vùng chậu ko liên quan đến kì kinh, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ nặng hơn, đau hơn khi quan hệ tình dục hay đi tiểu thì khả năng cao nguyên nhân gây bệnh là ung thư cổ tử cung.

2.7. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Ung thư cổ tử cung cũng ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng của chị em phụ nữ, làm rối loạn hormone trong cơ thể. Kết quả là bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt với tình trạng như: kinh nguyệt kéo dài, trễ kinh, máu kinh màu đen sẫm, yhay có mùi hôi bất thường,…

20200128 121452 285671 tre kinhmax 800x800 1

2.8. Đau lưng

Triệu chứng không phổ biến nhưng khối u ung thư có thể gây ra những cơn đau lưng lan xuống chân, nhiều chị em còn lầm tưởng do kỳ kinh nguyệt. Đôi khi người bệnh còn bị sưng phù 2 chân.

Mặc dù có nhiều triệu chứng nhưng những triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung tương đối nhạt nhòa, dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý phụ khoa khác. Vì thế rất khó để phát hiện bệnh ở giai đoạn khởi phát hay tiền ung thư, phương pháp hiệu quả hơn vẫn là xét nghiệm virus HPV và sàng lọc sớm bệnh. 

Mặc dù thời gian tiến triển bệnh khá dài ( từ 5 – 20 năm) song điều nguy hiểm là bệnh diễn tiến âm thầm, triệu chứng khá mờ nhạt và dễ gây nhầm lẫn. Ung thư cổ tử cung nếu đc phát hiện sớm có thể chữa trị khỏi hoàn toàn và đảm bảo được khả năng sinh sản.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%