Search
Close this search box.

Ung thư cổ tử cung có sinh con được không?

Phụ nữ bị mắc ung thư cổ tử cung phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực từ sức khỏe đếm tâm lý và hạnh phúc gia đình. Hiện nay nhiều chị em quan tâm đến các câu hỏi như: ung thư cổ tử cung có sinh con được không? Có thể quan hệ như bình thường không? Nếu chưa quan hệ thì có thể bị ung thư cổ tử cung không? Hãy cùng phòng khám Galant Clinic tìm hiểu các vấn đề này nhé!

Bị ung thư cổ tử cung có mang thai và sinh con không?

Có thể mang thai và sinh con khi mắc ung thư cổ tử cung nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời. Nếu bệnh được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh là cao và buồng trứng có thể được bảo tồn trước khi tiến hành xạ trị, giúp bệnh nhân duy trì chức năng sinh sản và chất lượng cuộc sống sau điều trị. Việc phát hiện bệnh sớm cần được tầm soát định kỳ và khám nhanh khi có triệu chứng cảnh báo.

Phương pháp điều trị dễ dàng như đốt điện/ đốt bằng laser hoặc đông lạnh tế bào bất thường, và phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung (hay sinh thiết nón) có tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%. Những phương pháp này không ảnh hưởng tới độ ham muốn quan hệ tình dục và khả năng sinh sản của bệnh nhân sau này, vì vậy, nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, họ có thể hoàn toàn sinh con.

Trong những trường hợp ung thư cổ tử cung di căn đến nhiều cơ quan khác, việc điều trị cần rộng hơn và phức tạp hơn, bao gồm phẫu thuật triệt để cắt bỏ tử cung và các tổ chức xung quanh. Bệnh nhân không thể sinh con.

Do đó, khả năng mang thai và sinh con của bệnh nhân ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào việc bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời, và phương pháp điều trị được áp dụng.

ung thu co tu cung co sinh con duoc khong

Mắc ung thư cổ tử cung khi đang mang thai có sao không?

Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ mang thai khá hiếm, chỉ xảy ra khoảng 3% trong số những phụ nữ mắc bệnh này. Trong thai kỳ, bác sĩ sản khoa sẽ tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) để chẩn đoán nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Tuy nhiên, quá trình hóa trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, phụ thuộc vào tuổi thai, giai đoạn ung thư, khối u và tình trạng sức khỏe tổng thể của mẹ. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, thì có thể trì hoãn điều trị cho đến khi thai trưởng thành. Nếu ung thư ở giai đoạn muộn, thường phải chấm dứt thai kỳ và điều trị ngay lập tức.

Việc khám thai định kỳ đúng lịch trong thai kỳ là rất quan trọng để phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, từ đó đảm bảo được sức khỏe của cả mẹ và con.

Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?

Trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung, không nên quan hệ tình dục vì người bệnh không đủ sức khỏe và hứng thú, cũng như không phù hợp với quá trình điều trị. Sau khi điều trị hoàn tất, người bệnh có thể quan hệ tình dục trở lại.

Tuy nhiên, lúc đầu có thể gặp khó khăn như đau, khô rát và chảy máu niêm mạc âm đạo. Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ như sử dụng thuốc bôi trơn, chất dưỡng ẩm âm đạo, và thực hiện các bài tập Kegel. Nếu cần thiết, người bệnh có thể được điều trị thuốc chống lo âu và chống trầm cảm hoặc tập luyện các bài tập cơ sàn chậu.

Điều trị ung thư cổ tử cung ảnh hưởng như thế nào đến chức năng sinh dục?

Việc điều trị ung thư cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh dục của phụ nữ.

Phương pháp điều trị ung thư bao gồm phẫu thuật và xạ trị và chúng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nhất định. Đặc biệt là ảnh hưởng đến chức năng sinh dục. Phẫu thuật cắt rộng chu cung và mô cạnh âm đạo có thể gây tổn thương đến đám rối thần kinh thực vật chi phối các tạng trong vùng chậu, dẫn đến giảm tiết dịch nhờn âm đạo và giảm khoái cảm tình dục.

Cắt tử cung tận gốc hay buồng trứng có thể làm giảm độ dài và gây khô âm đạo, giảm ham muốn và làm thay đổi cấu trúc và hình dạng của âm hộ. Xạ trị có thể dẫn đến khô và đau âm đạo, cũng như các tác dụng phụ khác như mệt mỏi, nôn ói và giảm hoạt động sinh dục. Hóa trị cũng có thể thúc đẩy phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh sớm và gây ra nhiều hệ lụy trong sinh hoạt tình dục của phụ nữ trẻ hoặc phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%