Search
Close this search box.

Bệnh lậu lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Xem nhanh nội dung

Bệnh lậu có thể lây qua nhiều con đường và có nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh có tính nhạy cảm nên nhiều người còn ngại khi khám và điều trị.  Vậy bệnh lậu lây qua đường nào? Biểu hiện ra sao? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh lậu lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?

Bệnh lậu có thể lây qua các con đường khác nhau. Nếu như không nắm được rõ bạn có thể lây mà không biết. Hơn nữa, đây là một căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu như không chữa trị kịp thời.

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Những con đường lây bệnh:

  • Lây qua đường tình dục

Đa phần bệnh nhân đều nhiễm bệnh qua con đường này. Khi quan hệ tình dục không an toàn ở mọi hình thức đều có thể bị nhiễm bệnh. Kể cả quan hệ qua đường hậu môn, qua miệng hay cơ quan sinh dục không an toàn. Nếu quan hệ tình dục với nhiều người bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

  • Lây từ mẹ sang con

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu thì bệnh có thể truyền từ mẹ sang con khi sinh thường. Trong quá trình chuyển dạ, thai nhi sẽ theo ống dẫn ra ngoài, ở âm đạo và cổ tử cung có xoắn khuẩn tiếp xúc với thai nhi nên rất dễ nhiễm bệnh.

  • Lây qua đường truyền máu

Khi đi hiến máu, truyền máu hay dùng chung bơm kim tiêm hoặc tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh. Bạn sẽ có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh.

  • Lây qua tiếp xúc gián tiếp

Vi khuẩn bệnh lậu tồn tại ở những vật dụng như: bồn tắm, bàn chải đánh răng, nhà vệ sinh,… Vì vậy, nếu như dùng chung những vật này với người bệnh thì nguy cơ lây bệnh rất cao.

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Sự nguy hiểm của căn bệnh này đối với con người:

  • Gây vô sinh, làm giảm chức năng sinh sản.
  • Ở nữ giới, gây viêm, tắc vòi trứng, nguy cơ vô sinh, mang thai ngoài tử cung.
  • Ở nam giới, gây viêm tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh, tinh hoàn.
  • Với phụ nữ mang thai: có thể truyền bệnh từ mẹ sang con. Gây ra bệnh lậu bẩm sinh ở con trẻ.
  • Phụ nữ mang thai bị bệnh trẻ sinh ra có nguy cơ viêm màng não, viêm não, viêm kết mạc.

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN

Biểu hiện của bệnh lậu

Bệnh lậu xuất hiện biểu hiện rất sớm, khoảng 10-20 ngày từ khi bị nhiễm vi khuẩn. Ở nam và nữ cũng có biểu hiện khác nhau.

Biểu hiện ở nam giới

Ở nam giới khi mắc bệnh thường có những biểu hiện sau:

  • Đi tiểu bất thường: tiểu buốt, đau, nước tiểu có lẫn mủ hoặc máu, nóng rát khi tiểu, tiểu nhiều lần.
  • Dương vâth chảy mủ xanh hoặc vàng. Chảy mủ càng nhiều khi nhiễm trùng càng nặng.
  • Quanh dương vật sưng đỏ, ngứa quy đầu.

Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới

Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới

  • Viêm mào tinh hoàn: đối với người ban đầu không có triệu chứng, khi vi khuẩn đã lây đến những vùng xung quanh như tinh hoàn, bìu sẽ làm đau háng và viêm tinh hoàn.
  • Đau rát khi quan hệ hay dương vật cương lên, hay bị cương dương.
  • Sốt nhẹ, hoảng hốt, mệt mỏi, ăn không ngon.
  • Ngứa niệu đạo, sưng và đau lỗ niệu đạo.

Biểu hiện ở nữ giới

Ở nữ giới có biểu hiện khác với nam giới, thường không rõ nên hay nhầm với bệnh phụ khoa nên thường không được quan tâm. Nữ giới thường sẽ có những biểu hiện như:

  • Lỗ niệu đạo màu đỏ.
  • Âm đạo chảy máu mặc dù không phải trong kỳ kinh.
  • Buồn nôn, sốt, nôn.
  • Khí hư màu vàng hoặc trắng, mùi tanh, chảy nhiều dịch âm đạo bất thường.
  • Tiểu buốt, tiểu nhiều, khi đi tiểu cảm thấy nóng rát.
  • Đau lưng, đau vùng chậu, đau bụng, đặc biệt khi quan hệ đau.
  • Cổ tử cung bị phù nề, chảy mủ và máu, sưng đỏ.

Biểu hiện ở cả nam và nữ

Căn bệnh này cũng có một số biểu hiểu chung ở cả nam và nữ đó là:

  • Đau họng, amidan sưng và mưng mủ, viêm họng,…
  • Mệt mỏi, sức khoẻ giảm, ăn không ngon.
  • Tiêu chảy, tiết dịch hậu môn, đại tiện đau, ngứa ngáy khó chịu,…

Phương pháp phòng chống bệnh lậu

Một số phương pháp có thể phòng chống bệnh như:

Cách phòng tránh bệnh lậu

Cách phòng tránh bệnh lậu

  • Nên quan hệ tình dục một cách an toàn và chung thuỷ với 1 bạn tình.
  • Khi quan hệ dùng bao cao su hoặc những biện pháp bảo vệ. Phương pháp này sẽ hạn chế được tình trạng lây nhiễm.
  • Không sử dụng chung với người khác đồ cá nhân. Nhất là vật dụng ở nhà tắm công cộng, khách sạn, nhà nghỉ.
  • Không quan hệ với người có nhiều bạn tình.
  • Tập thể dục và ăn uống một cách hợp lý, khoa học nhằm tăng sức đề kháng.
  • Với người có nguy cơ mắc bệnh cao nên khám theo định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm soát bệnh. Đối với người bình thường nên 1 năm 1 lần khám tổng quát.

Là một căn bệnh nếu như không phát hiện ra sớm để điều trị thì sẽ dẫn đến biến chứng rất nguy hiểm. Vì thế, bạn cần quan tâm đến sức khoẻ của mình nhiều hơn. Qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được bệnh lậu lây qua đường nào và sự nguy hiểm của bệnh. Hãy đến với phòng khám đa khoa GALANT nếu bạn đang có nhu cầu kiểm tra về sức khỏe của mình.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

  • Hotline: 0943 108 138 * 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ sở 2:  23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

  • Hotline: 0976 856 463 * 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 7304 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%