Giá tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là xét nghiệm gì?

Cổ tử cung là 1 bộ phận nằm ở đỉnh trong cùng của âm đạo, là phần nối liền với tử cung, kênh cổ tử cung thông với buồng tử cung.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là xét nghiệm như thế nào?

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp nhằm tìm ra các tế bào bị biến đổi bất thường ở cổ tử cung, các tế bào bất thường này có thể phát triển thành ung thư.

tai xuong 9 2

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm tìm các thay đổi trong tế bào cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư. Xét nghiệm sàng lọc bao gồm:

  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (còn gọi là xét nghiệm Pap)
  • Xét nghiệm tìm ra virus gây u nhú ở người (virusHPV), thường chỉ đc khuyến cáo thực hiện ở những đối tượng phụ nữ trong khoảng từ 30 đến 65 tuổi.

Vì sao bạn nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Theo các chuyên gia sức khỏe thì khi tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường sẽ mất từ 3 đến 7 năm để phát triển thành ung thư. Do đó, việc tầm soát thường xuyên giúp phát hiện các thay đổi bất thường trong tế bào cổ tử cung, từ đó ngăn ngừa ung thư phát triển và tăng cơ hội điều trị.

Với những người phụ nữ có tế bào cổ tử cung biến đổi nhẹ, các bác sĩ thường sẽ chỉ định theo dõi cho đến khi các tế bào trở về bình thường. Trường hợp biến đổi nặng sẽ đc điều trị cắt bỏ vùng tổn thương.

Những phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Hiện nay, có hai phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung đc sử dụng phổ biến nhất là xét nghiệm Pap (PAP- Smear), và xét nghiệm tìm virusHPV gây u nhú ở người còn gọi là xét nghiệm HPV. Cả hai xét nghiệm đều sử dụng các tế bào lấy từ cổ tử cung.

  1. Xét nghiệm Pap smear (còn gọi là Pap hoặc phết tế bào tử cung)

Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu đc lấy từ cổ tử cung của bạn để tìm tế bào ung thư hay các tế bào bất thường có thể trở thành ung thư. Nếu kết quả bình thường, các bác sĩ thường đề nghị người bệnh kiểm tra định kỳ mỗi 3 năm một lần. Độ tuổi thích hợp để thực hiện xét nghiệm Pap này là từ 21 tuổi trở lên.

xet nghiem pap 011 2

2. Xét nghiệm tìm virus HPV gây u nhú ở người (virus HPV)

HPV  là virus gây u nhú ở người (HPV) là 1 loại vi rút rất phổ biến có thể lây truyền qua da kề da hay quan hệ tình dục. Có hơn 100 loại HPV, 70% trường hợp nhiễm trùng dẫn đến ung thư cổ tử cung là do HPV type 16 và HPV type 18 gây ra.

Việc thực hiện xét nghiệm virusHPV gây u nhú ở người hay còn gọi là xét nghiệm HPV nhằm tìm kiếm virus có nguy cơ cao HPV type 16 và 18 cũng như 12 loại virus nguy cơ cao khác gây ra các thay đổi trong tế bào cổ tử cung. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện kết hợp xét nghiệm virus HPV và xét nghiệm Pap để cho ra kết quả chính xác nhất.

Việc phát hiện sớm virus HPV là chìa khóa để ngăn ngừa phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung xảy ra. Trường hợp có kết quả bình thường, bạn chỉ cần thực hiện xét nghiệm này sau mỗi 5 năm/lần.

Theo các chuyên gia sức khỏe:

  • Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi nên thực hiện xét nghiệm Pap  3 năm một lần
  • Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi nên thực hiện xét nghiệm virusHPV kết hợp Pap smear 5 năm một lần
  • Phụ nữ trên 65 tuổi thì ko cần thực hiện sàng lọc nếu người bệnh đã thực hiện tầm soát đầy đủ trước đó.

Giá tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?

Tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền hay chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh ? Thực tế, mức phí tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ khác nhau ở mỗi cơ sở y tế, dao động từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài triệu.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến chi phí của 1 lần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Dưới đây là những mức phí thăm khám cơ bản mà người bệnh hay người nhà cần chuẩn bị:

  • Phí dịch vụ khám bệnh: Mức phí này có thể từ vài chục đến vài trăm nghìn , còn tùy vào mỗi cơ sở y tế khác nhau.
  • Phí xét nghiệm tế bào cổ tử cung Pap smear: dao động từ khoảng 180.000 – 700.000 đồng
  • Phí soi cổ tử cung: khoảng từ 250.000 đồng trở lên
  • Phí làm xét nghiệm virusHPV: khoảng từ 900.000 – 1.500.000 đồng.( còn phụ thuộc vào cơ sở y tế )

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%