Search
Close this search box.

Tiêm hpv mấy mũi và lịch tiêm như thế nào?

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là tổn thương ác tính đang phát triển tại cổ tử cung dưới nhiều dạng như chồi, sùi, loét, polyp hoặc thâm nhiễm và rất dễ chảy máu.

Giai đoạn ung thư cổ tử cung

Ung thư chỉ xuất hiện khi các tế bào trong cổ tử cung biến đổi và phát triển một cách bất thường và không kiểm soát. Ung thư cổ tử cung nó có thể là dạng xâm lấn tại chỗ hoặc là lan rộng đến các cơ quan khác của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao do ung thư ở phụ nữ và là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở phụ nữ trên khắp thế giới. Mỗi ngày, ở Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và có 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung (theo thống kê của HPV Information Centre).

Theo các nghiên cứu cho thấy, có hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung do vi-rút gọi là Human papillomavirus (HPV) thuộc tuýp nguy cơ cao. Vi-rút HPV có hơn 100 tuýp, trong đó có khoảng 15 tuýp là có khả năng gây ung thư, phổ biến nhất là HPV 16 và 18 (gây ra hơn 70% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung trên toàn cầu), kế đến là tuýp 31 và 45.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Hiện nay, việc phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung đối với các chị em phụ nữ là rất quan trọng. Cách để phòng ngừa ung thư cổ tử cung cho chị em đó là:

  • Chích ngừa ung thư cổ tử cung bằng các vắc-xin để ngăn chặn sự lây nhiễm của vi-rút HPV nguy cơ cao và giáo dục sức khỏe, ngăn ngừa được sự lây nhiễm;

  • Tầm soát của định kỳ bằng các tế bào CTC (còn gọi là tế bào CTC – âm đạo) và xét nghiệm HPV nhằm phát hiện sớm tuýp nguy cơ cao hay sự tổn thương bất thường để có biện pháp điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, sau khi đã tiêm chủng HPV, thì chị em vẫn cần phải duy trì việc khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm và phòng ngừa được các triệu chứng của mọi loại bệnh phụ khoa. Nếu phát hiện sớm kịp thời, ung thư cổ tử cung có thể sẽ được điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu như để bệnh tiến triển ở những giai đoạn muộn hơn thì khả năng tử vong sẽ cao.

Liều tiêm và lịch tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung như thế nào?

Tiêm vắc xin hpv mấy mũi và lịch như thế nào?

Hiện nay, tại Việt Nam vắc-xin phòng ngừa HPV theo khuyến cáo của các nhà sản xuất được chỉ định tiêm cho nữ giới từ độ tuổi 9 – 26, bất luận là đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Đây chính là thời điểm mà hiệu lực của vắc-xin HPV đạt cao nhất.

Đối với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và đã có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin thì sẽ không đạt được như mong muốn.

Nên các chị em hãy đi tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc-xin này sẽ có hiệu quả kéo dài lên tận 30 năm. Tuy nhiên thì vắc-xin này không có tác dụng đối với những ai đã mắc ung thư cổ tử cung.

Vậy thì chích ngừa hpv có mấy loại? Cần phải tiêm hpv mấy mũi? Hiện nay thì có 2 loại vắc-xin phòng ngừa vi-rút HPV được sử dụng tại Việt Nam bao gồm: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ).

2 loại vắc-xin này có 1 số điểm khác nhau cơ bản về số lượng chủng vi-rút HPV có thể phòng ngừa, đối tượng và lịch tiêm cũng như là tác dụng phòng ngừa.

Vắc xin Gardasil:

  • 4 tuýp HPV đó là 6, 11, 16 và 18;

  • Độ tuổi tiêm cho nữ giới từ 9 – 26 tuổi;

  • Vắc-xin này cần phải tiêm đủ 3 mũi chống ung thư cổ tử cung: Đối với mũi 1 sẽ là ngày tiêm mũi đầu tiên; còn đối với mũi số 2 là 2 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên; mũi số 3 là 6 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên.

Vắc-xin Cervarix:

  • Phòng 2 tuýp HPV (16 và 18);

  • Độ tuổi tiêm cho nữ giới từ 10 – 25 tuổi;

  • Vắc-xin này cũng cần phải tiêm đủ 3 mũi chống ung thư cổ tử cung: Với mũi 1 là ngày đã tiêm mũi đầu tiên; đối với mũi 2 sẽ là 1 tháng sau mũi đầu tiên; mũi số 3 là sau 6 tháng mũi đầu tiên.

 Một số các lưu ý khi tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Các lưu ý khi tiêm phòng hpv

  • Trước khi tiêm phòng HPV, bạn nên cần khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước để có thể đảm bảo an toàn khi tiêm chủng;

  • Tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung đầy đủ 3 mũi, và nên tiêm theo đúng lịch trình đưa ra để đảm bảo hiệu lực của thuốc;

  • Nếu như tiêm muộn so với lịch tiêm, thì bổ sung ngay mũi tiếp theo sớm nhất có thể. Không nhất thiết là phải tiêm lại từ đầu.

Chỉ định tiêm với những đối tượng phụ nữ có các đặc điểm sau:

  • Là một người khỏe mạnh;

  • Cơ thể chưa có sự phơi nhiễm với vi-rút HPV;

  • Trong vòng 4 tuần không tiêm chích vắc-xin nào và không được sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch như như corticoid, thuốc chống thải ghép…;

  • Không cần phải làm xét nghiệm Pap trước khi chích.

Chống chỉ định tiêm trong những trường dưới đây:

  • Đang có mắc các bệnh cấp tính nặng;

  • Không nên tiêm vắc-xin hpv trong thời gian đang mang thai hoặc dự tính sẽ có thai trong  6 tháng sắp tới hoặc cho con bú. Trường hợp nếu đang trong thời gian tiêm phòng HPV mà phát hiện là có thai thì thai phụ cần phải dừng tiêm. Sau khi sinh con xong mới được tiêm những mũi tiếp theo, nhưng thời gian hoàn tất cả 3 mũi tiêm sẽ không được hơn quá 2 năm;

  • Phụ nữ nếu có tiền căn quá nhạy cảm với nấm men hoặc bị dị ứng với bất cứ các thành phần nào trong thuốc chích ngừa.

Những tác dụng phụ sau khi tiêm chủng:

  • Vắc-xin phòng ngừa HPV sẽ có tác dụng phụ tại chỗ như sưng, nóng, đỏ và đau ở vết thương vừa tiêm;

  • Nếu như bên cạnh đó, có trường hợp xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn hay ngứa, nhưng chúng sẽ giảm dần dần và mất hẳn trong 1 thời gian ngắn;

  • Sau khi đã chích phòng ngừa vi-rút HPV, chị em cần phải ở lại theo dõi tại địa điểm tiêm trong vòng 30 phút và tiếp tục theo dõi các ngày sau đó ngay tại nhà.

Việc tiêm phòng vi-rút HPV sẽ không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Vì thế chị em cần phải tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mình. Luôn phải thực hiện quan hệ tình dục an toàn để giúp phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung 1 cách hiệu quả nhất.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%