Search
Close this search box.

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Vai trò của vắc xin HPV

Sùi mào gà là một bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể biến chứng thành khối u ác tính, dẫn đến ung thư cơ quan sinh sản ở nam và nữ giới. Vậy virus gây bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Tiêm vắc xin HPV có thể phòng ngừa bệnh sùi mào gà hiệu quả? Trong bài viết sau đây, Galant sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này.

Bệnh sùi mào gà  

Benh sui mao ga la gi? Sùi mào gà là một bệnh truyền nhiễm do Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Vi rút sẽ lây bệnh qua da và bộ phận sinh dục, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra nhiều loại ung thư ở cả nam và nữ. Bao gồm ung thư cổ tử cung, khối u ở âm đạo, ung thư dương vật, ung thư hậu môn và ung thư hầu họng.  

Hiện nay có khoảng 100 chủng HPV, tuy nhiên chỉ có khoảng 20 – 30 trong số đó gây ra sùi mào gà. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà tương đối lâu hơn, có thể lên đến 8 – 9 tháng mới bắt đầu phát bệnh.

Xem thêm: >>>Mụn gai sinh dục nam và mụn gai sinh dục nữ xuất hiện khi nào

>>>cách chữa gai sinh dục nam tại nhà an toàn hiệu quả

Sùi mào gà là một bệnh truyền nhiễm qua QHTD do virus HPV gây nên

Triệu chứng

Triệu chứng xuất hiện đầu tiên là các vết sùi mềm, nhỏ, màu hồng hoặc nâu da. Do biểu hiện của bệnh ở giai đoạn đầu không rõ ràng nên rất dễ bị chẩn đoán nhầm là giang mai, mụn cóc sinh dục,… Tuy nhiên, sau khi nhiễm bệnh vài tháng, các tổn thương sẽ liên kết lại thành mảng lớn và có hình dạng giống như súp lơ hoặc hoa mào gà. 

Sùi mào gà có thể xuất hiện dưới dạng một cụm mụn cơm hoặc chỉ một nốt sùi đơn lẻ. Ngoài ra, các triệu chứng của sùi mào gà có thể khác nhau tùy thuộc vào giới tính.

Triệu chứng ở nam

  • Sùi mào gà ở nam giới có thể xuất hiện trên bìu, dương vật, đùi, bẹn, bên trong hoặc xung quanh hậu môn. 

  • Các nốt sùi thường có màu da, nâu hoặc hồng nhạt ở bộ phận sinh dục gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có thể chảy máu, đau rát sau khi quan hệ tình dục. 

  • Ngoài ra, sùi mào gà cũng có thể xuất hiện trên miệng, môi, lưỡi, họng của người có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm HPV.

Triệu chứng ở nữ

Các dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà ở nữ giới la gi? Dưới đây là những triệu chứng dễ nhận thấy ở nữ giới khi mắc bệnh sùi mào gà mà bạn có thể tham khảo: 

  • Sùi mào gà do nhiễm HPV ở phụ nữ có thể xuất hiện ở bên trong hoặc bên ngoài âm đạo, cổ tử cung  và hậu môn. 

  • Tương tự như ở nam giới, bệnh sùi mào gà ở nữ cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác và gây ra tình trạng như: ngứa rát, đau, tiết dịch âm đạo, khó chịu, chảy máu khi quan hệ tình dục,… 

Bên cạnh đó, bệnh nhân sùi mào gà cũng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa khi gặp các triệu chứng trên hoặc khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Bộ phận sinh dục ngứa hoặc bị kích ứng

  • Quan hệ tình dục gây cảm giác đau đớn

  • Tiểu khó, đau rát khi tiểu

  • Bộ phận sinh dục có mùi hôi, tiết dịch bất thường, đỏ tấy,..

Các triệu chứng nhận biết thường thấy ở bệnh nhân mắc sùi mào gà

Biến chứng

Sùi mào gà là một bệnh lý xã hội rất nguy hiểm với khả năng lây nhiễm nhanh chóng, khiến người bệnh cảm thấy rất đau, khó chịu, tự ti,… Nếu bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, kịp thời thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và chức năng sinh sản của người bệnh. Cụ thể như:   

Phát triển thành ung thư

Bệnh sùi mào gà có thể gây ung thư cho cả nam và nữ. Thống kê cho thấy, khoảng 10,2% nữ giới bị sùi mào gà ở cổ tử cung, 5% ở hậu môn, 5% ở âm đạo có thể bị ung thư. Ở nam giới, 15% trường hợp mắc bệnh sùi mào gà chuyển thành ung thư dương vật. 

Khi mắc bệnh sùi mào gà do quan hệ tình dục bằng miệng, người bệnh còn có thể bị ung thư vùng hầu họng, ung thư vòm họng.

Ảnh hưởng đến thai kỳ

Khi mang thai, lượng hormone trong cơ thể của người phụ nữ tăng lên cao. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến sùi mào gà ngày càng phát triển lan rộng hơn, to hơn và gây chảy máu. Các nốt sùi không chỉ gây khó khăn khi đi vệ sinh do tăng kích thước, mà còn làm giảm độ đàn hồi của mô âm đạo, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở tự nhiên và khiến thai phụ khó sinh.

Mặc dù rất hiếm, nhưng một số trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh sùi mào gà cũng có nguy cơ bị u nhú thanh quản, gây khàn tiếng, khóc yếu,… Trong trường hợp nặng, bệnh có thể lan xuống khí quản, phổi gây tắc nghẽn đường thở. 

Ảnh hưởng khả năng sinh sản

Sùi mào gà có thể làm biến dạng dương vật, tắc niệu đạo, tắc ống dẫn tinh, ung thư cổ tử cung,… làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả hai giới. Một số nghiên cứu cho rằng sự hiện diện của virus HPV trong tinh dịch có thể làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, dẫn đến vô sinh ở nam giới. Nếu tinh trùng chứa HPV thụ tinh với trứng cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?

Vi rút HPV gây ra bệnh sùi mào gà rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác. Vậy virus gây bệnh sùi mào gà lây qua đường nào

Quan hệ tình dục 

Theo thống kê, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh sùi mào đều bị nhiễm virus HPV thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Có thể nói, môi trường tương đối ẩm ướt của âm đạo là điều kiện lý tưởng để virus phát triển và sinh sản nhanh chóng.

Nhưng chúng ta cần biết rõ quan hệ tình dục không an toàn là thế nào? Đó là việc bạn quan hệ tình dục với nhiều người mà không sử dụng bao cao su. Do đó, việc xác định nguồn lây bệnh rất khó kiểm soát, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho nhiều người. 

Một số người còn quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ qua đường hậu môn,… đây là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị sùi mào gà ở miệng, hậu môn. Bệnh nhân có thể cảm thấy vô cùng lo sợ và tự ti vì sự vẻ ngoài của mình.

Xem thêm: BỆNH SÙI MÀO GÀ NHẸ CÓ NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NÀO?

>>>Top 5 địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà ở TPHCM uy tín

>>>Mua thuốc tây chữa bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín?

QHTD là con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh sùi mào gà

Từ mẹ sang con

Khi được hỏi virus HPV gây ra sùi mào gà lây qua đường nào, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua trường hợp phụ nữ mang thai lây nhiễm cho thai nhi. Nếu mẹ bị nhiễm trùng khi mang thai và sinh thường qua đường âm đạo thì khả năng lây nhiễm sang thai nhi là rất cao. Khi phát hiện tình trạng này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bé. Và bạn nên làm theo hướng dẫn để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Dùng chung đồ cá nhân

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh sùi mào gà còn có thể lây nhiễm khi bạn sử dụng chung vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh. Ví dụ: sử dụng quần áo, bàn chải, khăn tắm,.. với người bệnh, vô tình các vật dụng này bị dính dịch mủ của các nốt sùi. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên chủ động sử dụng đồ của riêng mình và hạn chế dùng đồ sinh hoạt với người khác. Đây cũng là một cách hiệu quả và đơn giản để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Đường máu, vết thương hở 

Virus HPV gây ra sùi mào gà lây qua đường nào khác? Vết thương hở nơi chứa virus HPV có thể là nguồn lây bệnh sùi mào gà. Bạn có thể trở thành nạn nhân của sùi mào gà khi bạn chạm vào vết thương hở, máu nơi có virus và sau đó vô tình chạm vào vùng da nhạy cảm hoặc vết thương trên cơ thể.

Tiếp xúc các vết thương hở với người bệnh cũng dẫn đến lây nhiễm sùi mào gà

Virus gây ra bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

Vi rút HPV được tìm thấy trong tuyến nước bọt, máu và chất nhầy của người bị nhiễm bệnh. Khi bạn tiếp xúc với bất kỳ trường hợp mắc bệnh sùi mào gà nào đều có khả năng lây nhiễm virus HPV và gây ra bệnh sùi mào gà.

Chế độ ăn uống mặc dù chưa có báo cáo chính thức, nhưng cũng có thể là nguyên nhân lây nhiễm sùi mào gà. Nếu dùng chung thức ăn hoặc vật dụng bị nhiễm vi rút này trong tình trạng có tổn thương bề mặt niêm mạc miệng, niêm mạc của đường tiêu hóa, có thể gồm những trường hợp sau đây: 

  • Ăn uống chung với người mắc bệnh sùi mào gà, niêm mạc miệng bị tổn thương. 

  • Khi màng nhầy của đường tiêu hóa bị tổn thương, việc dùng chung các đồ dùng như bát, đũa,.. với những người bị nhiễm sùi mào gà có khả năng mắc bệnh rất cao. 

Mặc dù khả năng lây nhiễm sùi mào gà qua đường ăn uống không cao nhưng vẫn có thể xảy ra. Do đó, mỗi chúng ta nên biết cách phòng tránh bệnh tật cho bản thân, nhất là khi sống ở nơi đông người, nhất là người lạ hoặc người lần đầu gặp gỡ. 

Nếu để lâu bệnh ngày không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến những diễn biến xấu, thậm chí có thể chuyển thành ung thư gây nguy hiểm cho người bệnh. 

Vắc-xin dự phòng HPV có vai trò như thế nào?

Vi rút HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, tiếp xúc trực tiếp da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc qua tiếp xúc với tử cung, dương vật, âm đạo, hậu môn. Những hành động như hôn hoặc chạm vào bộ phận sinh dục của bạn tình bằng miệng cũng làm tăng nguy cơ lây truyền HPV. 

Vắc xin HPV là loại vắc xin giúp ngăn ngừa bệnh sùi mào gà và các bệnh như ung thư cổ tử cung do vi rút HPV gây ra. Vậy tiêm chấm thuốc sùi mào gà có đau không? Việc tiêm ngừa vắc xin HPV cũng tương tự như các loại vắc xin khác nên hoàn toàn không gây đau đớn cho người tiêm.

Hiện nay, có hai loại vắc xin HPV phổ biến đang được sử dụng, đó là Cervarix (Bỉ) và Gardasil (Mỹ). Giữa hai loại vắc xin này có những điểm khác nhau cơ bản về thời gian tiêm chủng, đối tượng tiêm, tác dụng phòng bệnh và số lượng chủng vi rút

Vắc xin Cervarix

Vắc xin phòng ngừa HPV Cervarix được sản xuất tại nước Bỉ – GlaxoSmithKline. Đây là loại vắc-xin có công dụng bảo vệ con người khỏi hai chủng HPV, đó là HPV-16 và  HPV-18 gây sùi mào gà ở người. Vắc xin Cervarix được chấp thuận sử dụng cho phụ nữ trong độ tuổi từ 10 đến 25 để phòng ngừa sùi mào gà cũng như ung thư cổ tử cung. 

Hiện tại, vắc xin Cervarix gồm có 3 liều với liều tiềm cụ thể như sau:

  • Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm vắc xin

  • Mũi 2: Sau khi tiêm mũi đầu tiên 1 tháng

  • Mũi 3: Sau khi tiêm mũi đầu tiên 6 tháng

Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra là trước khi phụ nữ có hoạt động tình dục lần đầu tiên. Cụ thể, vắc-xin Cervarix nên được tiêm ở tuổi 11 hoặc 12, hoặc liều tiêm đầu tiên sớm nhất có thể được thực hiện khi 9 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ từ 13 tuổi trở lên mà chưa tiêm vắc xin HPV thì vẫn có thể đi tiêm cho đến khi quá 26 tuổi.

Vắc xin Cervarix có công dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của virus HPV gây bệnh sùi mào gà

Vắc xin Gardasil

Vắc xin Gardasil có nguồn gốc từ Hoa Kỳ – Merck Sharp & Dohme. Đây là loại vắc-xin bảo vệ cơ thể con người khỏi 4 chủng virus HPV, đó là loại 6, 11, 16 và 18. Độ tuổi thích hợp để tiêm vắc xin Gardasil là từ 9 đến 26 tuổi. 

Vắc xin Gardasil có tác dụng ngăn ngừa sùi mào gà, ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung và ung thư âm đạo. Trong đó: ung thư âm hộ, âm đạo và cổ tử cung do HPV chủng 16 và 18 gây nên, còn bệnh sùi mào gà do HPV chủng 6 và 11 gây nên. 

Hiện tại, liều tiêm vắc xin Gardasil gồm 3 mũi, cụ thể:

  • Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm vắc xin

  • Mũi 2: Sau khi tiêm mũi đầu tiên 2 tháng

  • Mũi 3: Sau khi tiêm mũi đầu tiên 6 tháng

Lưu ý rằng, nếu vắc xin Gardasil không được tiêm theo lịch đã nêu trong phác đồ, thì có thể sử dụng lịch tiêm linh hoạt, với điều kiện: mũi tiêm vắc xin thứ 2 phải cách mũi thứ nhất ít nhất 2 tháng, và mũi tiêm thứ 3 cách tối thiểu 3 tháng đối với mũi thứ 2.

Đối tượng nào cần được tiêm ngừa vắc xin HPV 

Hiện tại, vắc xin phòng chống bệnh sùi mào gà cũng như ngừa ung thư cổ tử cung được chấp nhận tiêm cho trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26. Nhưng trẻ em gái tốt nhất nên tiêm phòng ở độ tuổi 11 đến 12 tuổi.

Ngoài ra, chị em nên tiêm phòng càng sớm càng tốt, nhất là phụ nữ dưới 26 tuổi chưa lập gia đình và chưa quan hệ tình dục là tiêm vắc xin hiệu quả nhất. Tuy nhiên, những người đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin này. Việc tiêm phòng sớm là cần thiết để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ cơ thể khỏi chủng vi rút này, hiệu quả của vắc xin ngừa sùi mào gà, ung thư cổ tử cung có thể kéo dài đến 30 năm.

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đã nhiễm vi rút HPV thì việc sử dụng vắc xin không còn tác dụng chống lại chủng vi rút gây bệnh. Mà chỉ có công dụng bảo vệ cơ thể và chống lại các chủng vi rút HPV mới so với những chủng virus khác có trong vắc xin. 

Tất cả nữ giới nên tiêm phòng vắc xin HPV để ngừa bệnh ung thư cổ tử cung

Như vậy, bài viết hôm nay đã giúp bạn giải đáp vấn đề virus gây bệnh sùi mào gà lây qua đường nào, cũng như chia sẻ cách phòng tránh bệnh sùi mào gà tốt nhất. Galant mong rằng các thông tin trên có thể mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Hãy liên hệ đến website galantclinic.com để được các chuyên gia tư vấn nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%