Sùi mào gà ở nữ rất khó nhận biết và điều trị bởi so với nam giới. Vì cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ phức tạp hơn nam giới nhiều. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và thực hiện điều trị đúng cách thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ở nữ giới. Vậy hiện tượng sùi mào gà ở nữ giới xuất hiện như thế nào? Vậy bệnh sùi mào gà ở nữ có thể điều trị dứt điểm được không? Nếu bạn đang thắc mắc những chủ đề này thì hãy cùng mình đi tìm câu trả lời trong bài viết hôm nay nhé!
Bệnh sùi mào gà ở nữ là gì?
Bệnh Sùi mào gà ở nữ hay còn được gọi là mụn cóc sinh dục đây được xem là bệnh nhiễm trùng do vi rút u nhú ở người có tên là HPV gây ra. Hiện tại có trên 100 chủng virus HPV khác nhau tuy nhiên trong đó HPV-6 và HPV-11 là chủng virus có thể gây ra bệnh sùi mào gà trực tiếp ở nữ giới. Thực tế thì chủng HPV gây ra tình trạng sùi mào gà và HPV có thể gây ung thư cổ tử cung là 2 loại HPV khác nhau nhé.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh này là trên bộ phận sinh dục xuất hiện các nốt sùi mào gà cũng có thể là nốt sùi hình hoa súp lơ hoặc sần sùi, Ngoài ra, chúng có thể thậm chí thể xuất hiện trên miệng ở người bị bệnh.
Thực tế bệnh sùi mào gà ở nữ rất khó phát hiện hơn so với nam giới. Bởi khác với nam giới, cấu tạo của các cơ quan sinh dục nữ rất phức tạp. Ngoài ra, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến “chuyện ấy” của vợ chồng mà còn có thể dẫn đến tình trạng vô sinh ở người phụ nữ.
Xem thêm: CHI PHÍ CHỮA BỆNH SỦI MÀO GÀ HIỆN NAY LÀ BAO NHIÊU?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sùi mào gà ở nữ giới?
Hiện nay, căn bệnh sùi mào gà ở nữ có thể lây nhiễm từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và cụ thể đó là:
Lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở nữ từ việc quan hệ tình dục
Đây là được xem là nguyên nhân lây truyền bệnh sùi mào gà ở nữ phổ biến nhất hiện nay. Virus có thể lây truyền qua việc quan hệ tình dục không an toàn và chúng có thể lây truyền ngay cả khi dương vật của nam giới không cần tiếp xúc vào trong âm đạo của phụ nữ.
Một người phụ nữ có thể phát triển bệnh nếu cô ấy tiếp xúc da kề da hoặc quan hệ tình dục bằng miệng hay quan hệ bằng đường hậu môn với chồng hay là bạn tình đang bị nhiễm bệnh sùi mào gà.
Lây nhiễm bệnh sùi mào gà từ mẹ sang con
Người phụ nữ mang thai bị bệnh sùi mào gà thì cần được điều trị tích cực trước khi sinh vì vi-rút có thể di chuyển từ bộ phận sinh dục của người mẹ sang đường hô hấp của trẻ sơ sinh và có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. sùi mào gà ở nữ có thể khiến phụ nữ mang thai có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, hay âm hộ …. Và có thể làm chảy máu không kiểm soát đe dọa tính mạng lẫn mẹ và bé; Vì vậy, quá trình điều trị cho sản phụ trước khi sinh là rất quan trọng để tránh những rủi ro không đáng có
Phụ nữ mang thai bị bệnh sùi mào gà có thể truyền bệnh cho con khi sinh thường. Ngoài ra, có nguy cơ nhiễm trùng nếu cơ thể bé tiếp xúc với các nốt sùi mào gà trên cơ thể của người mẹ sau khi sinh. Và trẻ em sơ sinh nhiễm HPV từ người mẹ có tỉ lệ tử vong cao
Lây nhiễm bệnh sùi mào gà từ vết thương hở
Nếu vô tình tiếp xúc da thịt với người đang bị bệnh sùi mào gà mà không may bản thân có vết thương hở. Thì khả năng cao bản thân bạn sẽ bị bị lây nhiễm. Thực tế dịch nhầy, mủ và máu sẽ là tác nhân có thể gây bệnh và có thể truyền trực tiếp virus từ người bị bệnh sang những người xung quanh
Lây nhiễm bệnh sùi mào gà từ việc dùng đồ chung
Thực tế các hội chị em có thói quen sử dụng đồ dùng của nhau như áo quần, giày dép hoặc khen tắm và đây được xem là nguy cơ bị lây nhiễm nếu người bạn ấy bị nhiễm bệnh.
Hiện tượng bệnh sùi mào gà ở nữ mà bạn cần chú ý
Bệnh sùi mào gà ở nữ khó phát hiện hơn do bệnh sùi mào gà ở nữ phức tạp hơn và có thời gian ủ bệnh lâu hơn nam. nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ đạt hiệu quả hơn rất nhiều so với việc phát hiện và can thiệp muộn. Vì vậy, chị em cần chú ý những hiện tượng của cơ thể nhằm cảnh báo sớm của bệnh sùi mào gà ở nữ. Những hiện tượng bệnh sùi mào gà ở nữ đó là:
Mụn cóc hoặc nốt sần xuất hiện dưới dạng mào trên môi lớn hoặc môi nhỏ ở âm đạo hay ở cổ tử cung hoặc vùng hậu môn. Mụn cóc có thể xuất hiện trên miệng, lưỡi và cổ họng khi quan hệ tình dục bằng miệng với bạn tình
Ở giai đoạn đầu, kích thước sùi mào gà nhỏ, mềm và sần sùi khi chạm vào. Khi nó trở nên tồi tệ hơn: mụn cóc lan rộng thành những đốm lớn hình súp lơ.
Đối với bệnh sùi mào gà, chị em có thể gặp các triệu chứng như tiểu tiện khó, tiểu nóng rát, tiểu tiện ra máu. …
Hầu hết các mụn cóc do virus tạo ra không gây ngứa hoặc đau, nhưng chúng tiếp xúc khi quan hệ tình dục có thể dễ dàng vỡ ra và chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng cho người bệnh
Vậy bệnh sùi mào gà ở nữ có thể điều trị dứt điểm được không?
Khi phát hiện mắc đến căn bệnh này, hầu hết chị em đều hoang mang và lo lắng không biết bệnh sùi mào gà ở nữ có chữa khỏi hoàn toàn được không. Theo BS: Nguyễn Đức Hinh cho biết hiện căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị và virus này vẫn có thể tái nhiễm ở người bệnh. Điều này có nghĩa là phụ nữ có thể tái phát sau khi thực hiện điều trị. Điều này có nghĩa là phụ nữ có thể mang mầm bệnh trong suốt quãng đời còn lại, có thể bản thân sẽ có hoặc không có triệu chứng. Và sẽ luôn có nguy cơ lây bệnh cho chồng hoặc bạn tình nếu họ luôn quan hệ tình dục không an toàn.
Theo BS: Nguyễn Đức Hinh khuyến cáo mọi người không nên tự ý sử dụng các bài thuốc trị mụn cóc thông thường để điều trị mụn cóc do virus gây ra . Điều trị không đúng cách có thể dẫn đến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, chị em nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị nhé.
Xem thêm: NẤM MÀO GÀ – TRỊ VIÊM MẮT, QUÁNG GÀ, VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG HÔ HẤP