Cao răng là gì? Vì sao phải lấy cao răng?… Vấn đề răng miệng luôn là đề tài muôn thuở đối với tất cả mọi người và ít nhất trong đời ai cũng phải gặp một lần. Để giúp các bạn hiểu thấu đáo các vấn đề liên quan đến cao răng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết này các bạn nhé.
Cao răng là gì?
Nói một cách chính xác thì cao răng là những chất cặn lắng, chúng bám trên bề mặt của răng hoặc bám trên nướu. Cao răng còn được gọi với một cái tên khác đó là vôi răng. Xét về thành phần hóa học thì cao răng gồm có: Canxi phosphate, canxi cacbonat được kết hợp với một số cặn mềm, vụn thức ăn, vi khuẩn, các chất khoáng ở trong khoang miệng và xác chết của tế bào…
Xét về thành phần của cao răng, người ta chia chúng ra làm 2 loại chính đó là: Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Mỗi một loại cao răng có thành phần khác nhau. Cụ thể là:
Cao răng là gì?
- Với cao răng thường là những mảng bám được hình thành bởi các chất mà chúng tôi đã liệt kê ở trên và chúng chưa xảy ra tình trạng bị viêm nhiễm.
- Còn cao răng huyết thanh thực chất cũng là cao răng thường nhưng lại xảy ra hiện tượng viêm lợi. Tại các vùng viêm này sẽ tiết ra dịch kèm theo cả hiện tượng chảy máu. Khi máu chảy ra sẽ ngấm vào cao răng và khiến chúng chuyển thành màu đỏ. Những mảng bám cao răng này được gọi là cao răng huyết thanh.
Vậy theo các bạn nghĩ thì lấy cao răng nên hay không nên? Để giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm một nội dung nữa đó là nguyên nhân hình thành các mảng bám cao răng này là gì các bạn nhé.
Nguyên nhân hình thành cao răng.
Khi biết được nguyên nhân hình thành các mảng bám cao răng thì chúng tôi chắc chắn rằng, các bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của việc lấy cao răng. Thường thì cao răng thường hay cao răng huyết thanh đều được hình thành do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân hình thành cao răng
- Do người bệnh có chế độ vệ sinh răng miệng chưa đảm bảo. Cụ thể như: Đánh răng không đúng cách, kem đánh răng không hợp, bài chải đánh răng không thay thường xuyên hoặc quá cứng…
- Không dùng chỉ nha khoa cũng là nguyên nhân khiến cao răng hình thành. Bởi những mảng bám thức ăn còn sót lại cũng là nhân tố hình thành cao răng.
- Người có chế độ ăn uống không phù hợp. Cụ thể như: Những người ăn nhiều đường, nhiều tinh bột thì màng bám hình thành càng dầy…
Đây là những nguyên nhân khiến cho răng và nướu sẽ hình thành lên các mảng bám. Bởi chỉ cần sau khi ăn xong, răng không được làm sạch sẽ là cơ hội để vi khuẩn tấn công. Chúng tích tụ lâu ngày sẽ tạo lên 1 lớp cao răng dầy ở trên răng hoặc nướu.
Những lý do mà chúng ta nên biết về việc lấy cao răng.
Như đã phân tích ở trên thì chúng ta biết được rằng, việc lấy cao răng là rất quan trọng. Vậy thực hư, lợi ích của việc lấy cao răng là gì? Theo các nhà khoa học phân tích thì có rất nhiều lý do chính đáng để chúng ta làm công việc này một cách thường niên. Cụ thể là:
Lợi ích của việc lấy cao răng
- Lý do đầu tiên cần nói đến đó là: Các mảng bám cao răng là nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm nhiễm cho vấn đề răng lợi. Từ hiện tượng viêm sẽ khiến răng xảy ra hiện tượng tiêu xương. Điều này đồng nghĩa với việc vùng lợi không có chỗ bám. Đương nhiên vùng chân răng sẽ bị lộ ra và gây nên hiện tượng ê buốt cho hàm răng của bạn. Lấy cao răng sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
- Khi chiều dài của răng dài hơn thì vùng chân răng bám vào lợi sẽ ngắn hơn. Điều này khiến răng không được bám chắc và rất dễ bị lung lay. Đây là lý do khiến quá trình tiêu xương xảy ra nhanh hơn bình thường.
- Một lý do không thể bỏ qua nữa đó là cao răng có thể khiến cho người bệnh bị mắc một số bệnh khác về răng miệng như: Răng bị sâu, viêm nướu, hôi miệng…
- Ngoài ra, các bệnh về viêm lợi còn có thể gây ra các bệnh về họng như: Viêm amidan, viêm họng, viêm vùng niêm mạc miệng…
- Không lấy cao răng thường xuyên còn ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề thẩm mỹ. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến công việc, giao tiếp và chất lượng cuộc sống…
Bạn nghĩ sao về những nội dung mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết về việc lấy cao răng? Hy vọng, bài viết sẽ giúp các bạn nhận ra tầm quan trọng của công việc này. Chúng không những bảo vệ sức khỏe cho bản thân mà còn giúp các bạn có một bộ răng đẹp và khỏe mạnh.