Search
Close this search box.

Vì sao chúng ta lại phải lấy cao răng? Quy trình lấy cao răng có đau không?

Xem nhanh nội dung

Lấy cao răng không chỉ là nhiệm vụ lấy lại vẻ đẹp của hàm rằng mà chúng còn liên quan đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến điều đó và nhiều người còn lo ngại rằng: Lấy cao răng có đau không? Chính vì điều này mà dẫn đến tâm lý lo ngại. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về  việc lấy cao răng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết này.

Vì sao chúng ta cần phải lấy cao răng?

Trước khi giúp độc giả trả lời câu hỏi: Lấy cao răng có đau không? Có lẽ chúng ta nên đi tìm hiểu về những rắc rối mà cao răng có thể đem đến cho con người là gì. Bởi vì, chỉ khi nào làm rõ được điều này thì các bạn mới có động lực với việc lấy cao răng.

Vậy cao răng là gì?

Cao răng hay còn gọi với một cái tên khác và vôi răng. Đây thực chất là những mảng bám và những mảnh vụ thức ăn bị sót lại trên răng. Dưới tác dụng của nước bọt, vi khuẩn… chúng bị vôi hóa tạo thành muối Calcium Phosphate và Canxi Carbonat.

Cao răng là gì?

Cao răng là gì?

Cao răng có màu trắng đục hoặc cũng có thể là màu vàng nâu và thường bám ở thân răng, chân răng và cả trên nướu. Chúng không những làm hàm răng của bạn bị mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều tổn hại khác cho vấn đề răng miệng. Vậy cụ thể thì những tổn hại đó là gì?

Những điều không ai ngờ tới về tác hại của cao răng.

  • Tác hại đầu tiên cần phải nói đến chính là khiến hơi thở của các bạn bị nặng mùi. Với những mảng bám bị tích tụ lâu ngày trên răng dẫn đến men răng bị phá hủy. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ bị sâu răng rất cao và đương nhiên hơi thở của bạn sẽ không được thơm tho như trước.
  • Cao răng được ví như là một “ngôi nhà” lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Chính vì điều này mà các bạn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác liên quan đến răng miệng như: Viêm nướu, sâu năng, viêm nha chu…

Tác hại của cao răng

Tác hại của cao răng

  • Việc vi khuẩn tích tụ nhiều trong miệng sẽ dẫn đến vùng khoang miệng sẽ phải đối mặt với các vấn đề khác liên quan tới các cơ quan khác như họng và miệng. Nguy cơ rất cao là các bạn sẽ bị mắc các loại bệnh như: Viêm amidan, viêm họng, viêm niêm mạc miệng, lở miệng…
  • Ngoài những vấn đề trên thì người bị cao răng còn phải đối mặt với tình trạng: Chảy máu chân răng, tụt nướu, lộ chân răng, e buốt khi ăn uống… Đây là vấn để rất nguy hiểm khiến hàm răng của chúng ta không được chắc chắn. Nguy cơ bị tiêu xương ổ răng là rất cao.

Bạn nghĩ sao khi còn băn khoăn với câu hỏi: Lấy cao răng có đau không mà không quan tâm tới những vấn đề sức khỏe mà mình có nguy cơ cao phải đối mặt? Một sự so sánh quá khập khiễng đúng không các bạn? Hy vọng các bạn sẽ có chính kiến của riêng mình.

Lấy cao răng có đau không

Thực tế, việc lấy cao răng có đau không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vậy bạn có thể căn cứ vào những dẫn chứng mà chúng tôi cung cấp sau đây để quyết định các bạn nhé.

Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của răng miệng.

Với những mảng bám cao răng mỏng, ít và không có dấu hiệu bị viêm nhiễm thì việc lấy cao răng sẽ không đau. Nhưng nếu các mảng bám xuất hiện các dấu hiệu bị viêm nhiễm thì việc lấy cao răng sẽ khó khăn với khách hàng rất nhiều. Như vậy, việc lấy cao răng có đau không phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề sức khỏe răng miệng của khách đúng không nào?

Lấy cao răng đau không phụ thuộc vào sức khỏe của răng miệng

Lấy cao răng đau không phụ thuộc vào sức khỏe của răng miệng

Phụ thuộc vào mức độ cao răng bị vôi hóa.

Thường thì cao răng sẽ được bao bọc xung quanh thân răng hoặc chân răng. Với công nghệ hiện đại như hiện nay thì việc lấy cao răng chỉ diễn ra trong vòng 15-20 phút và không có bất cứ vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng vôi hóa của cao bám sâu vào răng và chúng khá dày thì việc lấy cao răng sẽ tốn thời gian hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy bị ê buốt sau vài ngày lấy cao răng.

Lấy cao răng đau hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ thuật.

Với công nghệ lấy cao răng truyền thống trước đây, bác sĩ sẽ sử dụng một bộ dụng cụ lấy cao răng chuyên dụng thì quy trình lấy khá tốn thời gian. Đôi khi còn tạo nên cảm giác bất an, thiếu tự tin. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại như hiện nay, đó là sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ mảng bám cao răng đã giảm bớt được tối đa tình trạng bị ê buốt và loại bỏ hoàn toàn được cao răng.

Phụ thuộc vào tay nghề của các y bác sĩ.

Với những nha sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao thì việc lấy cao răng chắc chắn sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đương nhiên họ sẽ giảm thiểu được rất nhiều tác động không cần thiết tới các cơ quan khác như: Má, lưỡi, nướu… Hơn thế nữa tình trạng tổn thương men răng sẽ không xảy ra.

Phụ thuộc vào tay nghề của các y bác sĩ

Phụ thuộc vào tay nghề của các y bác sĩ

Đến đây chắc chắn độc giả đã hiểu rõ việc lấy cao răng có đau không rồi đúng không nào? Tuy nhiên, với góc độ cũng là một khách hàng thì chúng tôi cho rằng: Việc bị đau khi lấy cao răng vẫn ở mức độ cho phép và chúng dễ dàng hơn rất nhiều so với sức khỏe răng miệng của bạn đúng không nào?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%