Có rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, trong đó không thể không nhắc đến bệnh herpes môi. Đây là căn bệnh gây khó chịu cho vùng miệng, làm cho vùng môi khô, rát và xuất hiện mụn rộp. Hầu như những bệnh nhân nhiễm herpes miệng đều thường tự chăm sóc tại nhà, trường hợp bệnh nhân quá khó chịu sẽ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin để bạn hiểu rõ hơn về bệnh Herpes môi.
Bệnh Herpes môi: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân gây Herpes môi
Bệnh Herpes môi là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Virus – tác nhân gây nên căn bệnh này là Herpes simplex – đây là chủng virus gây nên tình trạng mụn rộp xuất hiện ở người. Herpes simplex có hai chủng, trong đó: chủng thứ nhất hay còn được gọi là HSV- 1 thường gây mụn rộp ở miệng; chủng thứ hai hay còn được gọi là HSV- 2 chủ yếu gây mụn rộp ở các bộ phận, cơ quan sinh dục.
Bệnh nhân khi bị nhiễm herpes ở môi xuất hiện tình trạng mụn mọc quanh khu vực miệng, tại môi. Người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng mụn nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn được tác nhân gây bệnh. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị triệt để căn bệnh này, do đó bệnh herpes môi có thể tái phát nhiều lần. Thông thường có thể tái phát lại tình trạng nhiễm herpes miệng nếu gặp một số yếu tố, tác nhân tác động trong môi trường sống như:
Nguyên nhân gây nên tình trạng Herpes môi
-
Người bệnh tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là khu vực môi.
-
Khi nhiễm bệnh, hệ miễn dịch kém đi, xuất hiện các tình trạng như dị ứng thực phẩm, suy diễn hệ miễn dịch; Phụ nữ khi mang thai thay đổi hormone chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây tái phát bệnh.
-
Khu vực nướu, môi bị tổn thương hoặc đang gặp phải bệnh lý răng miệng.
-
Cơ thể ở trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.
-
Phẫu thuật thẩm mỹ khu vực miệng, vùng môi có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của vùng da nhiễm virus herpes simplex, bệnh tái phát.
Triệu chứng của bệnh Herpes môi
Thông thường, khi xuất hiện các nốt mụn quanh miệng, trong môi nhiều người lầm tưởng rằng mình đang bị nóng trong người, bị nhiệt miệng,… Tuy nhiên, tình trạng này cũng dấu hiệu của bệnh nhiễm herpes miệng, một tình trạng vô cùng nguy hiểm mà ít người biết và suy nghĩ đến. Sự chủ quan khi không nhận biết đúng tình trạng bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng bị nhiễm herpes miệng là gì?
Việc nhận biết triệu chứng của bệnh Herpes môi vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân có thể nhận biết liệu mình có đang bị nhiễm virus herpes để có biện pháp ngăn ngừa và đối phó kịp thời. Sau đây là những triệu chứng của bệnh Herpes môi:
-
Đầu tiên, khi mới bị virus Herpes tấn công và nhiễm bệnh: vùng da ở khu vực môi, miệng của người bị nhiễm bệnh có cảm giác châm chích, đau rát, xuất hiện tình trạng nổi đỏ, sưng lên và vùng da bị đau nhức, khó chịu.
-
Tiếp đến: xuất hiện mụn nước mọc li ti ở khu vực môi, quanh miệng thành từng đám. Từ hình dạng li ti các mục nước phát triển và lớn dần.
-
Sau một thời gian hình thành và phát triển, mụn nước bị vỡ ra làm chảy dịch, gây nên tình trạng các vết loét nông. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu với mức độ, tần suất lớn. Lúc này, bệnh nhân bắt đầu gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.
-
Đau họng: là một triệu chứng có thể xảy ra, nhưng gặp không nhiều ở những người bị bệnh herpes miệng. Người bệnh bị đau họng là do virus tấn công, xâm nhập vào niêm mạc họng làm tổn thương, gây nên tình đau họng.
-
Sau vài tuần, các vết loét khô, đóng vảy và dần lành lại và không thấy vết tích gì. Nhưng những lần sau nếu tiếp tục tái phát, có thể để lại sẹo thâm.
-
Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như bị sốt, cổ bị sưng hạch, đau nhức cơ bắp nhưng ở mức độ nhẹ,…
Người bị nhiễm herpes miệng xuất hiện mụn li ti theo từng đám
Tuy nhiên, có một vài trường hợp lần đầu tiên nhiễm bệnh có thể không xuất hiện tình trạng mụn rộp. Thế nhưng, nếu xuất hiện tình trạng mụn rộp, mụn có thể lan tới ở bất kỳ vị trí nào ở miệng thì nếu chú ý vì trong những lần tái phát lần sau tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Triệu chứng chlamydia và biện pháp phòng ngừa bệnh
Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không- Đây là câu trả lời
Điều trị và phòng ngừa Herpes môi như thế nào?
Về cơ bản, nhiễm herpes miệng không gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, an toàn của tính mạng nhưng có thể gây biến chứng về da hoặc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nếu như không được chăm sóc, điều trị tốt. Ai cũng có thể mắc bệnh herpes môi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh, dễ tái phát bệnh nhiều lần nhất và cũng là đối tượng có thể xuất hiện những biến chứng nặng.
Do đó, hiểu và nhận biết về việc điều trị và phòng ngừa bệnh Herpes môi rất quan trọng giúp bảo vệ tốt sức khỏe. Sau đây mà các phương pháp điều trị Herpes môi và cách để phòng ngừa Herpes môi tái phát.
Nên điều trị bệnh herpes môi như thế nào?
Các phương pháp điều trị Herpes môi
Hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp điều trị Herpes môi triệt để, khỏi bệnh hoàn toàn. Thế nhưng, tình trạng bệnh có thể được cải thiện nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Sau đây là một số phương pháp điều trị Herpes môi:
-
Dùng thuốc bôi mỡ hoặc kem bôi: Khi bị bệnh Herpes môi, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu ở khu vực miệng. Việc kiểm soát cơn đau, cơn ngứa ở miệng rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình làm lành môi bằng cách dùng thuốc bôi mỡ hoặc kem bôi kháng virus. Có thể tham khảo các loại thuốc bôi mỡ hoặc kem bôi tại phòng khám đa khoa Galant.
-
Dùng thuốc kháng virus: Bệnh nhân bị herpes môi có thể điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc kháng virus dưới sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị bệnh sẽ giúp làm giảm nhanh triệu chứng nhưng cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn.
-
Chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm herpes miệng đúng cách sẽ làm giảm nhẹ triệu chứng và tốc độ phục hồi tăng nhanh, cụ thể: Chườm lạnh bằng cách sử dụng nước đá hoặc đá được bọc trong vải lên vùng môi trong khoảng 20 phút lần, khoảng 2 – 3 lần trong ngày; Không nên dùng thuốc giảm đau, giảm sốt không có sự chỉ định của bác sĩ; Hạn chế sử dụng các thực phẩm khô; Dưỡng ẩm cho vùng da bị bệnh và Uống nhiều nước.
Một số phương pháp điều trị bệnh Herpes môi
Làm gì để phòng ngừa Herpes môi tái phát.
Người bị nhiễm Herpes lần đầu hoàn toàn có thể tái phát trở lại và tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn. Việc tái phát bệnh herpes môi không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, hệ miễn dịch của cơ thể mà còn để lại vết thâm trên khuôn mặt, làm mất thẩm mỹ. Việc nhận biết các làm thế nào để phòng ngừa Herpes môi tái phát rất quan trọng trong việc ngăn ngừa lây nhiễm và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp, những việc nên làm để ngăn ngừa tái phát, lây nhiễm bệnh:
-
Tránh tiếp xúc trực tiếp như hôn, quan hệ tình dục đối những người có dấu hiệu bệnh hoặc bạn thân đang có dấu hiệu hoặc đang mắc bệnh.
-
Không nên chạm vào mụn rộp của người nhiễm bệnh dù mụn rộp xuất hiện ở môi hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Nên sử dụng găng tay khi tiếp xúc vào vết mụn và nên sát khuẩn sau khi tiếp xúc.
-
Không nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian quá lâu, đặc biệt là tránh tiếp xúc với ánh mặt trời quá mạnh. Nếu phải ra ngoài trời, tốt nhất nên sử dụng son dưỡng môi chống tia UV và đeo khẩu trang.
-
Khi quan hệ tình dục, hãy sử dụng bao cao su và màn chắn miệng. Không nên quan hệ tình dục với nhiều người để tránh tình trạng lây nhiễm và tái phát bệnh.
Cách ngăn ngừa herpes môi tái phát
Bệnh Herpes miệng không quá nguy hiểm nhưng mang đến rất nhiều bất tiện cho cuộc sống của người nhiễm bệnh. Bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn, triệt để mà còn rất dễ tái phát, vì vậy việc chăm sóc, phòng ngừa bệnh có vai trò vô cùng quan trọng.
Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN
> Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Chi phí có cao không?
> Điều trị giang mai như thế nào? Thời gian bao lâu?
Herpes môi có lây không?
Herpes môi là một bệnh không quá nguy hiểm nhưng không thể điều trị hoàn toàn, triệt để. Lý do bởi vì virus Herpes simplex có sức sống vô cùng dai dẳng nên khó điều trị dứt điểm. Virus Herpes Simplex có thể tồn tại trong máu, trong dịch tiết, trong nước bọt,… Vì thế nên con đường lây nhiễm của bệnh herpes môi rất đa dạng.
Nhiễm Herpes miệng là căn bệnh có mức độ lây nhiễm rất cao. Đặc biệt với những người tiếp xúc gần thì rất dễ lây nhiễm. Đối với những bệnh nhân bị nhiễm herpes miệng do virus Herpes simplex gây ra, người bệnh thường dễ bị nhiễm bệnh thông qua các đường sau:
-
Lây qua đường tiếp xúc trực tiếp bằng miệng: hôn, quan hệ tình dục bằng miệng, tiếp xúc nước bọt,… nhất là người bệnh đang trong giai đoạn khởi phát thì khả năng lây nhiễm rất cao, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
-
Lây qua đường gián tiếp: dùng chung đồ dùng khi ăn uống, dùng chung vật dụng trang điểm, mỹ phẩm hay sử dụng chung vật dụng cá nhân như dao cạo râu, khẩu trang,…
-
Lây nhiễm thông qua các vị trí trên cơ thể: các bộ phận khác trên cơ thể cũng có thể bị nhiễm herpes nếu như người bệnh sờ tay lên vùng môi và trực tiếp đụng chạm vào vết thương hở. Đặc biệt virus Herpes Simplex rất yêu thích khu vực của các bộ phận sinh dục.
Bệnh Herpes môi có thể lây nhiễm qua những con đường nào?
Điều trị bổ sung
Người bị nhiễm herpes miệng ngoài điều trị thông thường có thể điều trị bổ sung bằng cách sử dụng thêm một số loại thuốc bổ nhằm giảm bớt nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Hiểu một cách đơn giản, bệnh nhân có thể điều trị bổ sung bằng cách: Bệnh nhân nên bổ sung thêm vitamin C, chanh bạc hà, lysine trong giai đoạn khởi phát bệnh nhằm tăng cường và hỗ trợ hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh. Cụ thể:
-
Vitamin C: có thể sử dụng vitamin C dưới nhiều hình thức như thuốc viên uống, thuốc bôi ở dạng lỏng hay dạng kem cục bộ.
-
Bổ sung Lysine ở dạng thuốc viên. Thông thường ở thuốc bôi ngoài da đã có chứa sẵn chanh bạc hà để bệnh nhân kết hợp điều trị.
-
Ngoài ra, người bệnh có thể giảm thiểu thời gian phát bệnh bằng cách sử dụng kem bôi có chứa kẽm oxit.
Điều trị bổ sung không thể chữa trị, điều trị khỏi hoàn toàn bệnh herpes môi. Tuy nhiên, việc điều trị bổ sung sẽ làm giảm tình trạng phát bệnh, giảm triệu chứng, tránh được những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Điều này còn giảm thời gian điều trị bệnh, giảm khả năng tái phát bệnh trở lại.
Vitamin C hỗ trợ điều trị bổ sung Herpes môi
Cách chữa Herpes môi tại nhà
Thông thường, người bị nhiễm Herpes miệng hoàn toàn có thể tự điều trị bệnh tại nhà. Tình trạng mụn rộp – triệu chứng của bệnh Herpes môi có thể tự lành nếu như bệnh nhân thực hiện cách điều trị tại nhà như sau khi biết mình đã bị nhiễm bệnh:
-
Sử dụng một chiếc khăn ướt mát đắp lên khu vực mụn rộp, khu vực lở loét khoảng 3 lần trong một ngày, mỗi lần đắp khoảng 20 phút. Điều này sẽ giúp khu vực mụn rộp, lở loét giảm sưng, giảm tấy đỏ.
-
Dùng một số loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ tại phòng khám đa khoa Galant để giảm cơn đau. Việc tham khảo và nhận được hướng dẫn sử dụng của bác sĩ rất quan trọng nhằm hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là những tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng.
-
Sử dụng nước súc miệng có chứa baking soda rất hiệu quả trong việc làm giảm cơn đau miệng.
-
Tránh sử dụng các loại thực phẩm có chứa axit, chẳng hạn như những trái cây họ cam, cà chua, quýt,…
-
Giúp giảm đau và vết thương nhanh lành bằng việc bôi thuốc mỡ hàng ngày.
Cách điều trị Herpes môi tại nhà
Đây là một số cách mà người bệnh có thể tự điều trị bệnh herpes môi hiệu quả. Thế nhưng, việc thăm khám bác sĩ để nhận định mức độ, tình trạng bệnh và được hướng dẫn sử dụng loại thuốc hợp lý rất quan trọng để đảm bảo điều trị hiệu quả, nhanh chóng. Đặc biệt đối với trẻ em, khi phát hiện nhiễm herpes môi nên thăm khám bác sĩ sớm để nhận được cách điều trị, loại thuốc cần sử dụng, không nên tự ý sử dụng thuốc gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngăn ngừa Herpes môi tái phát
Người bệnh khi nhiễm herpes miệng hoàn toàn có thể bị tái phát trở lại. Khi tái phát bệnh, tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức khỏe cũng như thẩm mỹ trên khuôn mặt. Do đó, việc tìm hiểu những biện pháp ngăn ngừa Herpes môi tái phát rất quan trọng. Sau đây là một số biện pháp có thể ngăn ngừa bệnh Herpes môi tát như sau:
-
Không nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu, sự tác động của ánh nắng mặt trời có thể khiến bệnh dễ dàng tái phát trở lại. Nên sử dụng kem chống nắng trong mọi thời điểm, đặc biệt nên sử dụng son dưỡng môi có chống tia UV và bảo vệ cho khuôn mặt tránh sự tác động trực tiếp từ ánh sáng mặt trời.
-
Hạn chế, không nên tiếp xúc gần, tránh tiếp xúc thân mật với những người bị bệnh Herpes môi, kể cả những người xuất hiện tình trạng mụn rộp, tình trạng có vết loét miệng và những người bị herpes sinh dục.
-
Không nên sử dụng những thực phẩm có thể tăng khả năng phát bệnh. Đặc biệt không nên ăn các loại hạt, gelatin hoặc socola.
-
Không nên dùng chung các dụng cụ vệ sinh hoặc sử dụng lại những vật dụng cá nhân mà người nhiễm bệnh đã dùng như khăn tắm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng.
Giảm tình trạng Herpes môi tái phát trở lại
Đối với trẻ em, để ngăn ngừa bệnh Herpes môi tái phát, nên tập cho trẻ em các thói quen sau:
-
Tập cho trẻ thói quen rửa tay, vệ sinh tay thường xuyên.
-
Nên vệ sinh, rửa sạch đồ chơi trẻ em thường xuyên bằng chất khử trùng và tuyệt đối không cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng.
-
Nên mụn rộp của trẻ của hiện tượng vỡ hay rỉ dịch, nên cho trẻ ở nhà để tránh tình trạng lây nhiễm cho đến khi mụn nước bắt đầu đóng vảy.
-
Hãy sử dụng găng tay một lần hoặc sử dụng thuốc mỡ khi bôi vào vết mụn loét của trẻ.
Thực hiện những biện pháp trên rất quan trọng nhằm ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm bệnh Herpes môi sang người khác và ngăn ngừa tình trạng phát bệnh trở lại.
Trẻ em không nên sử dụng thuốc điều trị Herpes môi tùy ý
Bệnh Herpes môi là căn bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt thường gặp ở trẻ em, những đối tượng chưa ý thức được mức độ nguy hiểm và mức độ quan trọng ngăn ngừa, phòng ngừa những căn bệnh này. Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn nhận biết được căn bệnh và có những biện pháp ngăn ngừa, điều trị kịp thời. Nếu có dấu hiệu bất thường, các bạn có thể đến Hệ thống phòng khám đa khoa Galant:
-
CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
0943 108 138 * 028. 7303 1869
Làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)
-
CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
0976 856 463 * 028. 7302 1869
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
-
CS3: 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q. Tân Bình
0901 386 618 * 028. 7304 1869
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
-
CS4: 15 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11
0932 623 048* 028. 7300 5222
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
-
CS5: 417/21 Quang Trung. P10, Quận Gò Vấp
0906 200 902* 028. 7305 1869
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
cskh@galantclinic.com
www.galantclinic.com
www.dieutrihiv.com
#galantclinic #phongkhamdakhoa #namkhoa #xetnghiemhiv #benhdalieu #dieutrihiv #benhmantinh #xetnghiemnoitiet #dieutrihivbaohiemyte #dieutriARV #hormone #glbt