Search
Close this search box.

Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không và nguyên nhân do đâu?

Tinh dịch bình thường có màu trắng đục, bao gồm tinh trùng mang thông tin di truyền của nam giới hòa lẫn trong tinh dịch. Sự xuất hiện của máu trong tinh dịch là tình trạng bất thường khiến nhiều nam giới lo lắng, đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Vậy xuất tinh ra máu có nguy hiểm không và nguyên nhân là do đâu?

1. Xuất tinh ra máu là gì và cách xác định xuất tinh ra máu cho bệnh lý

Tinh dịch bình thường khi xuất ra có màu trắng đục như sữa, hơi đặc dính nhẹ. Do chế độ ăn uống hoặc một số yếu tố tác động, tinh dịch có thể chuyển sang màu vàng ngà. Xuất tinh ra máu khi tinh dịch màu hồng, đỏ nhận thấy bằng mắt thường hoặc có sợi máu, đốm máu nhỏ. Đôi khi xuất tinh ra máu thì tinh dịch có màu nâu do máu đã hòa lẫn từ lâu và ngả màu.

Không phải tất cả các trường hợp xuất tinh ra máu đều nhận thấy bằng mắt thường. Khi lượng máu trong tinh dịch quá ít, chỉ có xét nghiệm tinh dịch tìm dấu vết hồng cầu và tế bào máu mới có thể phát hiện.

Tình trạng xuất tinh ra máu thường không kéo dài lâu và thường tự khỏi sau một vài ngày, tuy nhiên có thể tái phát nếu nguyên nhân gây ra chưa được khắc phục.

Khi phát hiện tình trạng xuất tinh ra máu, để kiểm tra và tìm nguyên nhân dễ dàng hơn, người bệnh nên tiếp tục theo dõi tần suất xuất hiện và các bất thường liên quan. Đặc biệt các triệu chứng đi kèm sau có thể báo hiệu nguy cơ bệnh lý như:

  • Tiểu buốt.
  • Sốt nhẹ.
  • Cảm giác đau khi xuất tinh.
  • Máu đồng thời lẫn trong nước tiểu.
  • Hiện tượng đau, sưng ở vùng tinh hoàn, bẹn, bìu.
  • Đau bụng dưới.
  • Đau lưng dưới.

2. Bác sĩ Nam khoa giải đáp: Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp xuất tinh ra máu không phải do bệnh lý nghiêm trọng, nhất là xảy ra ở nam giới dưới 40 tuổi và không đi kèm triệu chứng bất thường khác. Mức độ nguy hiểm của tình trạng xuất tinh ra máu còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, đôi khi việc xác định nguyên nhân là không dễ dàng. 

Cụ thể, những nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng khi xuất hiện triệu chứng xuất tinh ra máu như sau:

Viêm nhiễm đường sinh dục hoặc đường tiết niệu

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất tinh ra máu, tình trạng viêm nhiễm này có thể xảy ra ở nhiều bộ phận khác nhau của hệ sinh sản nam, phổ biến nhất là viêm đường dẫn tinh, viêm túi tinh, viêm niệu đạo,… 

Sự tấn công của vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc, kích thích viêm dẫn tới xung huyết và phù nề. Khi đó, tác động lực nhỏ có thể gây vỡ mạch máu và chảy máu, máu lẫn trong tinh trùng theo đường vận chuyển ở túi tinh, niệu đạo hay tuyến tiền liệt sẽ gây ra tình trạng xuất tinh ra máu.

Đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, điều trị viêm nhiễm sớm thường không để lại biến chứng gì, tình trạng xuất tinh ra máu cũng biến mất.

Tổn thương do thủ thuật y tế

Chấn thương gây chảy máu bộ phận bên trong liên quan có thể khiến máu trộn lẫn với tinh dịch và gây xuất tinh ra máu. Tổn thương này có thể đến từ các kỹ thuật như xạ trị ung thư tuyến tiền liệt, sinh thiết tuyến tiền liệt, đặt dụng cụ niệu đạo, thủ thuật cắt tinh hoàn, thắt ống dẫn tinh,… Đa phần trường hợp xuất tinh ra máu này không nguy hiểm, khi tổn thương phục hồi, máu sẽ không còn xuất hiện bất thường nữa.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng máu máu nhỏ nối từ cổ bàng quang đến sau niệu đạo bị nở rộng, việc xuất tinh khiến niệu đạo co thắt mạnh dẫn đến đứt tĩnh mạch nhỏ. Máu theo các đường này chảy ra ngoài lẫn với tinh dịch.

Ung thư

Ung thư ở các bộ phận sinh dục và tiết niệu đều có thể gây ra tình trạng xuất tinh có máu. Đây là những bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị, nếu không có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng của người bệnh.

Bệnh lý liên quan khác

Đôi khi xuất tinh ra máu là triệu chứng của các rối loạn hoặc bệnh lý toàn thân như: chứng máu khó đông, rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu, viêm gan mạn tính, xơ gan,…

Như vậy, xuất tinh ra máu có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, khi điều trị từ nguyên nhân, triệu chứng này cũng không còn xuất hiện. 

3. Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị xuất tinh ra máu

Chẩn đoán xuất tinh ra máu cần đạt được 2 mục tiêu: xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp thường dùng trong chẩn đoán là:

  • Thăm hỏi và khám thực thể: Nhận biết bất thường liên quan.
  • Xét nghiệm bệnh tình dục: Loại trừ nguy cơ chảy máu khi xuất tinh do bệnh lý đường tình dục.
  • Kiểm tra tuyến tiền liệt.
  • Xét nghiệm nước tiểu phát hiện nhiễm trùng và bất thường khác.
  • Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: siêu âm tinh hoàn, siêu âm ổ bụng, hệ tiết niệu.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ: đánh giá màu sắc tinh dịch.
  • Siêu âm qua ngả trực tràng: Tìm kiếm và chẩn đoán ung thư, khối u bất thường.

Dựa vào nguyên nhân được chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị thích hợp. Nếu nguyên nhân do chấn thương, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi. Một số biện pháp đơn giản như vệ sinh, chườm đá, dùng thuốc giảm đau có thể cải thiện triệu chứng liên quan. Nếu xuất tinh ra máu tiếp tục xuất hiện cùng triệu chứng nặng hơn, hãy tới khám kiểm tra lại.

Nếu nguyên nhân gây xuất tinh ra máu là nhiễm trùng, bạn cần điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Phẫu thuật là cần thiết trong các trường hợp tắc nghẽn đường sinh dục do sỏi bàng quang hay khối u. Nguy hiểm nhất là bệnh ung thư, cần điều trị sớm và tích cực ngăn ngừa khối u lớn di căn.

Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không? Muốn trả lời câu hỏi này, cần dựa trên triệu chứng và nguyên nhân để đánh giá, điều trị có thể là cần thiết nếu nguyên nhân do bệnh lý hoặc bất thường cấu trúc.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%