Search
Close this search box.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung sẽ thực hiện như thế nào ?

1. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung âm đạo là gì?

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung hay còn đc gọi là xét nghiệm Pap được thực hiện để phát hiện sớm các tổn thương hay những thay đổi bất thường trong cổ tử cung ở phụ nữ, những bất thường này có thể gây nên bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm cho phụ nữ.

– Cổ tử cung là phần hẹp nối giữa âm đạo và tử cung. Cổ tử cung là 1 phần quan trọng trong hệ thống sinh dục của phụ nữ. Nó là nơi dẫn máu từ trong tử cung ra ngoài mỗi khi có chu kỳ kinh nguyệt; là con đường dẫn tinh trùng vào trong tử cung và trong quá trình sinh nở cổ tử cung sẽ mở rộng để đẩy thai nhi ra ngoài.

– Ung thư cổ tử cung là căn bệnh khá nguy hiểm, chiếm tỷ lệ tử vong cao ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung xảy ra do sự biến đổi ác tính của các tế bào cổ tử cung.

2. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm Pap sẽ đc các bác sĩ lâm sàng trực tiếp thực hiện. Các bước thực hiện xét nghiệm này như sau:

– Bạn đc nằm trên giường bệnh và bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách nằm sao cho thuận tiện nhất cho việc lấy mẫu.

– Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên khoa (mỏ vịt) để mở rộng và cố định âm đạo của bạn giúp quan sát dễ dàng vùng cổ tử cung hơn.

– Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng (tăm bông hay bàn chải lấy mẫu) để lấy các tế bào trên bề mặt cổ tử cung của bạn.

Các tế bào này sau khi lấy sẽ đc phết lên một lam kính hoặc đc bảo quản trong các lọ đựng mẫu chuyên biệt và gửi đến phòng xét nghiệm để quan sát dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này sẽ giúp quan sát các tế bào bất thường có nguy cơ tiến triển thành bệnh ung thư hay có thể tìm thấy các tế bào biến đổi hình thái do virus gây ra.

Có 1 số lưu ý bạn cần ghi nhớ trước khi làm xét nghiệm để kết quả chính xác hơn đó là:

+ Ko quan hệ tình dục trong từ 2 – 3 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm.

+ Ko sử dụng thuốc đặt âm đạo hay các chất thụt rửa âm đạo, băng vệ sinh trước khi làm xét nghiệm.

+ Nên đi vệ sinh trước khi làm xét nghiệm để tránh gây cảm giác khó chịu trong khi thu thập mẫu bệnh phẩm.

+ Việc sử dụng các thuốc điều trị, sử dụng các biện pháp tránh thai, đang mang thai hay các thông tin về chu kỳ kinh nguyệt,… sẽ đc các bác sĩ khai thác thêm để họ có thể phân tích và tư vấn chính xác kết quả quả bạn.

Kết quả xét nghiệm bình thường là Âm tính: ko phát hiện thấy các tế bào bất thường trong cổ tử cung của bạn. Còn khi kết quả của bạn cho thấy có phát hiện các tế bào bất thường thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện thêm các phương pháp, xét nghiệm khác để chẩn đoán tình trạng bệnh.

3. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung âm đạo dành cho ai?

Xét nghiệm Pap là xét nghiệm dành cho phụ nữ, khuyến khích những phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên đi thực hiện xét nghiệm này. Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên xét nghiệm Pap thường đc kết hợp với xét nghiệm virusHPV .

Thời gian xét nghiệm lặp lại thường từ 2 đến 3 năm bởi vì thông thường tế bào ung thư cổ tử cung phải mất một vài năm để phát triển nên có thể trong lần đầu tiên xét nghiệm sẽ ko phát hiện đc tế bào lạ. Có thể do 1 số yếu tố khách quan mà trong lần xét nghiệm đầu chưa phát hiện đc tế bào lạ như: số lượng tế bào thu đc ở cổ tử cung ít nên ko phát hiện được hay có thể do các tế bào trong máu che mất tế bào ung thư. Xét nghiệm định kỳ sẽ giúp phát hiện kịp thời nguy cơ mắc bệnh và có phương pháp điều trị sớm.

– Một số trường hợp có nguy cơ nên đi xét nghiệm kiểm tra thường xuyên đó là:

+ Người bị nhiễm HIV.

+ Những người có hệ miễn dịch suy giảm do sử dụng kéo dài corticoid, người bệnh sau hóa trị hay ghép tạng.

+ Những người có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung, bao gồm:

  • Người đã nhiễm HPV.
  • Hút thuốc,cơ thể có tình trạng thừa cân.
  • Quan hệ tình dục ko an toàn.
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai: uống thuốc tránh thai trong thời gian dài, dùng vòng tránh thai để ngừa thai.
  • Bị nhiễm Chlamydia.
  • Mang thai nhiều lần hay mang thai khi còn quá trẻ (chưa đủ 18 tuổi).
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm: nhiễm HIV/AIDS.
  • Ko thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%