Search
Close this search box.

quan hệ tình dục rồi có tiêm hpv được không?

Người đã quan hệ rồi có tiêm HPV được không?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao, cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy để mà bảo vệ đuọc sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ nên thực hiện tiêm phòng vắc xin HPV, nhằm phòng tránh các căn bệnh này. Hơn nữa, chích ngừa HPV còn có thể hạn chế được nhiều bệnh lý khác do vi-rút này gây ra như ung thư âm đạo, sùi mào gà, u nhú đường sinh dục,…

hddy9udz0zkxi3cztnwgmxg3i5phyuqo1flloqwd26ml8rkjfvhqpuzq4qjpz opgnebridt 8dpaiegeq tiegfijfhukcqcuiyb0obl68ddzlx2gflbuv6qsseqpwcbvnstv1wuadiitiryjxv89n3rrdaro neusobu36gcjms yhmuelkb0fquo9g

Tiêm vắc xin HPV là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung 

Hiệu quả của vacxin HPV có kết quả tối đa khi tiêm cho những trường hợp nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 và chưa từng quan hệ tình dục. Do vậy mà có nhiều người đã đặt ra nghi vấn: “Đã quan hệ có tiêm HPV được không?”. Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể tiêm vacxin HPV khi đã quan hệ, tuy nhiên, hiệu quả sẽ không được cao. Một lưu ý trước khi tiêm phòng là bạn cần phải xét nghiệm HPV để biết mình có bị nhiễm HPV hay chưa (đặc biệt là các type có trong vacxin phòng ngừa).

Cũng tương tự như các loại vắc xin khác, việc tiêm phòng HPV mặc dù là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh nhưng điều này không có nghĩa là có thể loại bỏ được 100% khả năng phơi nhiễm với vi-rút. Vì thế, để phát huy được tối đa hiệu lực ngăn ngừa ung thư cổ tử cung cùng các căn bệnh liên quan khác thì cần nên thực hiện tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Vi-rút HPV có đến hơn 100 tuýp khác nhau, tùy từng loại mà gây ra những bệnh lý khác nhau trên cơ thể người. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp sau khi đã quan hệ vẫn có thể phơi nhiễm với một hoặc vài chủng HPV. Việc tiêm ngừa HPV sau khi đã quan hệ sẽ giúp chị em ngăn ngừa khả năng mắc các tuýp gây bệnh khác. Đồng thời, nên thực hiện tiêm phòng HPV sau khi đã bị nhiễm còn có tác dụng khắc phục tình trạng tái nhiễm tuýp vi-rút chính vì điều này, hệ miễn dịch không thể làm được như vắc xin.    

wgnejadclo3fajzdcf1alxb 20behumhlad7f5rxr gtbpfwmppaaehtau6ndeis6m7vrysen2rfkp v1gseahv x2qvmem5vi0vkxiziir5jzt6lirqduaidemyqqcr8afgnffg8vwbdbjjwh6c5 uqmtov3lnqbotzcpncg8l9rwqlecdqfe1y1ntuw

Quan hệ tình dục rồi thì hoàn toàn vẫn có thể tiêm phòng HPV

Nếu tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không? 

Bên cạnh những thắc mắc đã quan hệ rồi có tiêm hpv được không thì còn có rất nhiều những vấn đề khác nhau mà hầu hết mọi người đều băn khoăn khi chích ngừa ung thư cổ tử cung. Một trong những điều mà cả nam và nữ đều quan tâm đó là tiêm HPV có phải kiêng quan hệ tình dục không hoặc chích ngừa sau bao lâu thì mới được quan hệ tình dục.

Thực tế cho thấy hiện nay chưa có khuyến cáo nào về việc phải kiêng quan hệ sau khi tiêm HPV. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn thì nên có biện pháp bảo vệ an toàn cho chính mình mỗi khi giao hợp với bạn tình. Vì nếu như bạn đang trong quá trình tiêm ngừa HPV thì đôi khi cơ thể chưa sản sinh ra các kháng thể để có thể chống lại vi-rút. Do đó nếu như không có biện pháp bảo vệ an toàn, thì bạn vẫn có khả năng phơi nhiễm mầm bệnh. 

rr8rd psrhvbcaojjy7soedmyc3stir08fllh9vak9ob1iyjt2l zzzbdkd5914gj2pp4nqhfur5uavdp2kuz6yloukbyxf0xlm cy2zovibjvms6mz4lgs6pclisqp zomlpisyoeufm4bzms51abq7s1c9kr3svpq8jeyu2w8x7wfhm mogsevzlg7ua

Cần có biện pháp bảo vệ an toàn khi đang trong quá trình tiêm phòng HPV 

Trong những trường hợp đang có ý định mang thai thì cần phải chú ý về kế hoạch có con và tốt nhất là từ sau 3 tháng kể từ khi hoàn thành mũi vắc xin HPV cuối cùng. 

Những lưu ý về vấn đề tiêm phòng vacxin HPV

Hiện nay Vacxin HPV có hai loại: 

  • Gardasil của Mỹ là vacxin ngăn ngừa vi-rút HPV tuýp 6, 11, 16, 18, phòng ngừa các bệnh bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục. 

  • Cervarix của Bỉ là vắc-xin ngăn ngừa vi-rút 16, 18 và chỉ có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. 

Những loại vắc-xin nói trên chỉ có những công dụng phòng bệnh nhất định. Do vậy, khi chích ngừa HPV, bạn cần phải lưu ý: 

  • Vắc-xin chỉ có tác dụng phòng 1 số bệnh lý do vi-rút HPV gây ra hay Cervarix chỉ ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Vì vậy tiêm phòng không có nghĩa sẽ loại bỏ được 100% khả năng phơi nhiễm với vi-rút và mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác. Do đó, bạn cần phải có biện pháp quan hệ tình dục an toàn để hạn chế khả năng lây nhiễm HPV và các bệnh xã hội nguy hiểm khác.

  • Bạn đã tiêm phòng HPV nhưng hàng năm định kỳ vẫn phải làm xét nghiệm PAP-SMear để tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung.

  • Hơn nữa, việc sử dụng các biện pháp tình dục an toàn còn giúp nữ giới ngăn ngừa khả năng mang thai khi đang trong quá trình tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Điều này đảm bảo hiệu quả của vắc-xin và bảo vệ an toàn sức khỏe cho các chị em phụ nữ. 

  • Bạn cần phải tiêm đủ 3 mũi và theo đúng lịch trình, thời gian đã quy định để phát huy tốt hiệu quả vắc-xin. Nếu bạn bỏ ngang quá trình tiêm khi chưa hoàn thành xong mũi cuối cùng thì việc tiêm phòng có thể tiến hành lại từ đầu nếu thời gian quá 2 năm. 

  • Trường hợp bạn đang mang thai trong quá trình tiêm phòng thì báo ngay với bác sĩ và hoãn lịch tiêm cho đến khi sinh xong. 

  • Sau khi tiêm xong, bạn thấy vị trí kim đâm có biểu hiện như sưng, đỏ và đau thì lưu ý không nên dùng khoai tây hoặc chườm nóng giống như những thuốc khác. 

  • Trường hợp sau khi tiêm xong bạn có các biểu hiện bất thường như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, nổi mẩn đỏ, mề đay, đau bụng,… thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. 

Các lưu ý khi tiêm phòng vắc-xin

Cho đến thời điểm hiện tại, việc tiêm phòng vắc xin HPV được đánh giá là khá an toàn và hiệu quả nhất để kiểm soát và phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Đối với những chia sẻ nói trên của bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Galant hy vọng đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho mọi người về vấn đề “đã quan hệ có tiêm HPV được không?”

Mọi thắc mắc có liên quan đến các vấn đề quan hệ tình dục khi tiêm phòng vắc xin HPV hoặc bất kỳ điều gì về chăm sóc sức khỏe, bạn có thể liên hệ với Phòng khám đa khoa Galant theo hotline bên dưới. Bất kể là khi nào và dù ở đâu, chỉ cần bạn cần sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế, chúng tôi sẽ luôn luôn hỗ trợ nhiệt tình và hết mình.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%